Week 49: Làm thế nào để xác định được vấn đề trong thiết kế của bạn?

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của UX là giải quyết các vấn đề hiện có hoặc những vấn đề gây ra khó khăn cho người dùng. So với việc tạo ra một cái gì đó mới, thì có vẻ công việc này khá là nhàm chán, tuy nhiên nó lại mang tính thực tiễn khá cao: nó giúp bạn nhận ra những vấn đề tồn đọng trọng thiết kế hiện tại và giúp cho việc trải nghiệm của người dùng trở nên tốt hơn.

Nếu bạn đang giải quyết một vấn đề trong thiết kế của bạn, bạn không cần phải quan tâm tới việc chứng minh giá trị trong thiết kế của mình với khách hàng, bạn chỉ đang đơn thuần là gia tăng và củng cố những giá trị trong thiết kế cho khách hàng của mình.

Thật không may, những vấn đề trong thiết kế thường tồn đọng khá nhiều. Vậy làm thế nào bạn nhận ra được liệu vấn đề mình đang giải quyết có đáng thời gian và công sức mà bạn bỏ ra hay không? Liệu vấn đề bạn đang cố gắng để giải quyết có đáng “đồng tiền bát gạo”? Bạn có chắc rằng vấn đề bạn đang giải quyết là vấn đề cấp thiết nhất?

Dưới đây là một vài điều ắt hẳn sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi trên:

1. Liu người dùng có đang khó chu?

Giả sử nếu bạn hỏi người dùng xem họ đang gặp những vấn đề gì, ắt hẳn bạn sẽ nhận được một danh sách dài dằng dặc. Vấn đề thì thực sự có rất nhiều, nhưng mấu chốt ở đây là: vấn đề nào gây cho người dùng sự khó chịu. Sự khó chịu chính là điểm cần chú ý khi xem xét mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu người dùng cảm thấy khó chịu với điều gì đó trong thiết kế của bạn, vậy đó chính là vấn đề đáng quan tâm. Sự thất vọng có thể được diễn đạt thông qua nhiều hình thức:

Họ phàn nàn về điều đó. (cách thông dụng nhất để giải tỏa khó chịu)

Họ miễn cưỡng chấp nhận điều đó.

Vấn đề này nằm trong danh sách những điều cần làm.

Họ phải đi hỏi ý kiến và lời khuyên của người khác về nó.

Nếu người dùng không cảm thấy khó chịu, vậy đó chưa phải là một vấn đề thực sự hoặc họ không nhận ra đó là một vấn đề. Đừng cố gắng thuyết phục người khác rằng họ gặp vấn đề – hãy tìm kiếm sự khó chịu của người dùng và giải quyết nó.

Đôi khi người dùng cảm thấy khó chịu với thiết kế của bạn nhưng không biết lý do chính xác tại sao. Quả thật vậy, nếu họ biết nguyên do của cái vấn đề thì cái vấn đề đó chắc được sửa từ đời tám hoánh nào rồi. Vì vậy, hãy thực hiện nghiên cứu khách hàng bằng cách phỏng vấn người dùng, sử dụng phương pháp 5 chữ W (Who – Ai, What – Cái Gì, Where – Ở Đâu, When – Khi nào, Why – Tại sao ), hoặc nếu không, hãy tìm hiểu xem vấn đề thực sự là gì. Một khi bạn đã tìm ra được vấn đế cốt lõi, giải pháp tự khắc sẽ hiện diện.

2. Có phi mi người đang c gng đ gii quyết nó?

Sự khó chịu chính là manh mối quan trong để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng bạn biết đấy, chúng ta rất dễ cảm thấy khó chịu bởi rất nhiều thứ, và thường thì chúng ta cũng chẳng buồn để tâm làm gì. Cho nên có một số vấn đề cứ tồn tại âm ỉ nghỉ này qua tháng nọ mà chẳng được ai để tâm tới. Vì vậy, bạn có thể đợi cho tới khi mọi người tìm cách để giải quyết vấn đề theo một cách nào đó. Điều này có nghĩa là họ đã bắt đầu chú ý và ưu tiên giải quyết vấn đề đang được nhắc tới.

Hãy để ý hành vi của người dùng xem họ có đang cố gắng giải quyết một vấn đề gì đó không. Liệu họ có đang cố gắng tìm kiếm giải pháp từ các tài liệu sẵn có? Liệu họ có đang bắt đầu một dự án để giải quyết vấn đề này? Họ có đang tạo ra một thư viện thông tin về vấn đề này không? Họ có đang thử nghiệm các phần mềm liên quan tới vấn đề này không?

Thời gian thì có hạn, trong khi vấn đề thì lại không như vậy. Vậy nên hãy là một nhà thiết kế thông minh và tập trung vào những vấn đề đang được mọi người quan tâm.

3. Liu người dùng đã bt đu s dng tin chưa?

Khi người sử dụng đã bắt đầu tiêu tiền, có thể nói đó chính là dấu hiệu rõ ràng nhất biểu hiện rằng họ đang gặp một vấn đề thực sự và họ đang thật sự cần giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề của họ.

Dưới đây là một số cách chi tiền của khách hàng khi họ gặp vấn đề:

Trả phí mua phần mềm – một khi khách hàng đã bỏ tiền ra mua phần mềm hiện tại, điều này đồng nghĩa với việc vấn đề họ đang gặp phải ắt hẳn là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu họ cảm thấy khó chịu với phần mềm đã mua, điều này chứng tỏ rằng vấn đề họ đang gặp phải cần phải được giải quyết ngay lập tức.

Thuê tư vấn viên – khách hàng không biết làm thế nào để giải quyết vấn đề… họ muốn có một chuyên gia giúp họ làm việc đó. Nhiều người đã cố gắng để giải quyết một vấn đề quá lâu, điều này khiến họ không có một cái nhìn khách quan về vấn đề đang gặp phải. Những gì khách hàng đang cần đó chính là một người có cái nhìn khách quan và có khả năng giải quyết vấn đề đó.

Khách hàng tự xây dựng thiết kế của chính họ – điều này có nghĩa là các công cụ hiện tại vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề. Điều này dẫn đến việc khách hàng tự đầu tư để giải quyết vấn đề đó. Khi khách hàng đầu tư tiền để tự giải quyết vấn đề, thì đây chính là lúc bạn nên ưu tiên vấn đề này lên đầu danh sách của mình.

Hãy luôn ưu tiên nhng vn đ quan trng nht.

Sự ưu tiên chính là điều cốt lõi khi thiết kế UX. Chúng ta phải luôn ưu tiên khách hàng, các tính năng trên trang, các yếu tố trên một trang, cũng như ưu tiên xem vấn đề nào chúng ta cần giải quyết trước. Nhưng việc lựa chọn ưu tiên vấn đề nào cần giải quyết trước là một việc không hề dễ dàng … Việc cải tiến, nâng cao chất lượng của những gì đang có trong cuộc sống là một yêu cầu hiển nhiên. Và những điều chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự giải quyết các vấn đề dựa vào hành vi thực tế của khách hàng. Hy vọng, nhờ vào bài viết này, những nhà thiết kế UX có thể hoàn toàn chắc chắn rằng mình đang giải quyết những đề mà người dùng và khách hàng quan tâm nhất.

Nguồn: 52weeksofux.com

Dịch bởi: Hà Đình Nhân

BBT iDesign

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…