Week 40 - Giữ lại những thứ quý giá: Ký ức của mình

Tuần này vị khác mời là Alan Colville, một nhà thiết kế UX và sáng lập tại Analog Coop. Theo dõi anh ấy tại http://alancolville.org

Brooklyn Beta là một trong những hội thảo về web đáng nhớ nhất. Nó có thể được thuật lại thông qua một số câu chuyện của vài người, giai thoại, hình ảnh và nhiều thứ khác, những thứ này rải rác khắp nơi trên web. Cho dù nó không hoàn toàn điển hình, chất lượng của dữ liệu được đưa ra trong sự kiện này chứng minh hiệu quả rõ ràng những gì chúng ta ghi nhớ lại những khoảng khắc xảy ra với mình.

Chúng ta không ghi nhớ quá nhiều bằng nhiều cách. Về lý thuyết, những sự thú vị khi khám phá lại sẽ phong phú hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, với sự phức tạp trong việc ghi nhớ, liệu những nơi lưu giữ như web, các thiết bị, định dạng mà chúng ta đang sử dụng liệu vẫn tồn tại nhiều năm tới? Những quyết định mà user tạo ra và các hành động mà nhà thiết kế thực hiện bây giờ có thể quyết định sẽ dễ dàng thế nào để hồi tưởng ký ức với sự phong phú mà ta ghi lại.

Sống trong hiện tại

Chúng ta trở nên tập trung cao độ vào thời khắc hiện tại. Một điểm duy nhất trong thời gian hay cập nhật tình hình của “lifestream” của mình. Chúng ta rất nhanh chóng cập nhật những dòng tweeting và ngay lập tức bộ nhớ chìm đắm trong lượng thông tin đó. Với sự tập trung ngay tại thời điểm này, có sự chấp nhật rằng khi chúng ta rời khỏi trang đó, những thứ ở bộ nhớ cũng sẽ mất theo. Không có sự ghi nhớ đó, chúng ta dựa vào kỷ niệm của chính mình. Như tôi đã lưu ý gần đây khi đưa ra một ý là, bộ nhớ của chúng ta không phục vụ tốt cho chúng ta. Trong thực tế chúng thường sai, như những lưu ý của Susan Weinschenk “100 Things you should know about memory – Your most vivid memories are wrong”.

Trí não của con người rất tốt trong việc lắp ráp những ký ức để tạo hình một hình ảnh hay một sự kiện. Web vẫn tiếp tục học cách để kết hợp theo cách này. Bộ não rất kém trong việc ghi nhớ chi tiết. Vậy nên những gì chúng ta không thể ghi nhớ thì bộ não đôi khi khởi động và lấp đầy chỗ trống. Web có thể hỗ trợ điểm yếu của con người bằng việc tạo ra một nơi để lưu trữ những chi tiết để nhắc nhở chính xác sau này. Để điều này xảy ra, chúng ta cần tìm kiếm những chi tiết kỷ niệm trong những năm tới khi chúng bắt đầu phai nhạt.

Đây là câu chuyện tuyệt với từ This American Life minh chứng cho khả năng sáng tạo mà bộ não chúng ta có thể thực hiện

Sự thú vị trong việc khám phá lại

Chúng ta thường xuyên đền bù cho sự kém hiệu quả của bộ nhớ của mình. Từ những bức tranh trên hang động hoặc những truyện kể tới các tấm hình mà chúng ta lưu lại để giúp chúng ta nhớ và chia sẻ. Điều đã thay đổi trong kỷ nguyên kỹ thuật số chính là chất lượng, số lượng của dữ liệu đã được ghi lại. Không như trước đây, chỉ những sự kiện quan trọng nhất mới được lưu giữ. Ví dụ về những bức tranh vẽ, luôn biểu hiện cho người giàu có. Giờ đây chúng ta ghi lại thậm chí những thứ trần tục một cách dễ dàng. Lưu lại một sự kiện xảy ra tại nhiều nơi, các định dạng và mọi cách thông qua web, không như trước đó chỉ có thể ghi lại 1 sự kiện tại một địa điểm. Chúng ta siêng năng chưa từng thấy. Blogging và khả năng tự xuất bản những thứ của chính mình và cả trên trang của của người khác. Một hệ thống dữ liệu phức tạp và thông minh nhanh chóng được thiết lập xung quanh một địa điểm, một ý kiến, một thời điểm hay một sự kiện.

Với bất cứ sự lưu giữ nào, có sự thú vị khi khám phá lại. Bộ nhớ của chúng ta càng giới hạn, giá trị của bản lưu ngày càng tăng. Vì tập trung vào những gì chúng ta đang có ngay lúc này nên chúng ta hiếm khi nhìn xa hơn. Một lợi ích phụ của tất cả những bản ghi là nó bù đắp giới hạn của con người. Chúng ta kém trong việc biết những sự kiện liệu có quan trọng khi nó xảy ra. Trước đây, rõ ràng một số sự kiện dường như nhỏ ở thời điểm đó lại vô cùng quan trọng về sau. Scott Berkun gọi điều này là “The Impact Ratio – Tỉ lệ tác động” Ông đã coi nó như mối quan hệ giữa nhận thức của bạn về sự quan trọng của thứ gì đó, và làm sao nó trở nên lớn hơn sau một năm hoặc mười năm.

Bỏ đi rào cản

Donal Norman viết trong cuốn “Emotion Design” đưa lên một thách thức thiết kế khi đối mặt với nhiếp ảnh trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thứ tiếp tục duy trì tới nay: “Thách thức của thiết kế là giữ lại bản chất mà phải bỏ đi rào cản; khiến nó dễ để lưu trữ, vận chuyển và chia sẻ. Khiến nó dễ thấy và được mong đợi trong vài năm trước khi bị bỏ xó”.

Những thay đổi công nghệ tạo ra nhiều hành vi và khả năng mới. Lưu trữ, gửi và chia sẻ chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Với những thay đổi đi kèm với vô vàn thách thức. Số lượng những thứ cần ghi nhớ trở nên vô cùng nhiều. Norman lưu ý rằng “cho dù chúng ta thích được nhìn những tấm ảnh, chúng ta không hoặc bỏ thời gian để lưu giữ nó để có thể xem bất cứ lúc nào”. Làm sao chúng ta cân bằng giữa việc ghi nhớ với thời gian cho việc đó. Xự xung đột ngày càng trầm trọng bởi sự gia tăng những bản lưu phức tạp, những trang web, các thiết bị, định dạng tới các tên và còn nhiều thứ khác.

Thiết kế tốt hơn

Một người thiết kế web và một người lập trình, có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm để tăng cường bộ nhớ của dữ liệu có ích cho tương lai. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc để con người điều khiển và tái sử dụng dữ liệu của họ. Những dữ liệu của mỗi người trên các trang và thật dễ dàng để lấy nó. Nền công nghiệp web tiếp tục tìm kiếm sự cân bằng giữa dữ liệu mở và đóng. Di chuyển các đối tượng hay ghi chúng lại từ 1 trang này tới trang khác trở nên phổ biến. Có những ví dụ như việc di chuyển bookmarks từ Delicious tới Pinboard. Dĩ nhiên là có nhiều ví dụ khác tốt hoặc xấu hơn.

Sự tập trung tiếp tục hướng vào tính riêng tư của web, phản ảnh những mối quan tâm của con người. Cho dù chúng còn phức tạp, những vấn đề về sự riêng tư được hiểu tốt hơn. Con người có thêm niềm tin.  Sự linh hoạt của dữ liệu của con người sẽ là thứ được quan tâm kế tiếp. Trong khi tập trung lưu lại dữ liệu ở thời điểm hiện tại, con người vẫn đang tiếp tục thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với tất cả những thứ họ đã tạo.

Một số trang cho phép họ mang những thứ đó theo mình. Số khác thì tạo cổng dữ liệu để họ có thể lấy những bản lưu. Một số trang như Facebook khiến người dùng khó có thể bỏ đi khi có nhiều ràng buộc về ký ức. Một số khác như Delicious áp dụng kiểu tiếp cận “mở” bằng cách cho phép bạn bỏ đi những gì thuộc về mình. Các công ty đang sử dụng cách tiếp cận mở này nhận ra rằng để người dùng dễ dàng rời bỏ một trang là một cách tiếp cận tốt cho kinh doanh. Sự tự tin cho phép họ đặt những vấn đề quan trọng của người dùng lên trên sự lo lắng về đối thủ dựa trên sự lớn mạnh của họ.

Là những người tiếp cận thường xuyên, chúng ta không nên bỏ qua cơ hội giúp dữ liệu của người dùng dễ tìm kiếm và sử dụng trong tương lai. Đó là điều đúng đắn để thực hiện và đây là một số gợi ý có ích:

  • Hỗ trợ xác nhận người dùng tạo những hồ sơ cá nhân mà họ có sẵn hơn là bắt họ tạo mới.
  • Nghĩ về sự linh hoạt của dữ liệu ngay từ khi bắt đầu
  • Giúp dữ liệu của họ có thể trích xuất
  • Thật thông minh với cách mà dữ liệu đựơc sử dụng lại, ví dụ như cung cấp vị trí địa lý của dữ liệu với các thứ như hình ảnh.
  • Hãy để người dùng import dữ liệu từ những trang khác mà họ dùng.
  • Cho phép người dùng backup những thứ của họ
  • Nhắc người sử dụng trang những gì họ có thể làm với dữ liệu. Tính linh hoạt của dữ liệu chưa phải là một sự kỳ vọng.

Cuối cùng, hãy để người dùng dễ dàng đóng tài khoản của họ và mang theo những gì thuộc về mình. Bạn không bao giờ biết họ sẽ quay lại khi nào. Tạo ra sự khó khăn khi họ muốn rời trang chỉ khiến họ không muốn quay lại. Về việc tạo ra các cổng dữ liệu, hãy xem Data Portability

Kinh doanh tốt hơn

Có rất nhiều chiến lược kinh doanh cũ, những thứ thiếu đi những gì trang web áp dụng. Web đã chạm tới 2 tỉ người dùng, những ý tưởng như kiểu trang web “kín cổng cao tường” và những chiến lược bảo vệ cần được thay thế bằng các phương pháp thích hợp. Các quyết định kinh doanh, những thứ vô hình với người dùng, là nền tảng với những gì xảy ra với dữ liệu mà chúng ta dành sự tin tưởng với các trang. Thật tốt khi những chiến lược cũ kỹ đã đổi thay. Nhiều trang đang cho phép người dùng biết họ có thể làm gì với những thứ họ tạo khi rời đi. Tất cả các trang đã từng bỏ qua điều quan trọng này trong vòng đời của người dùng, họ chỉ tập trung vào sự thu nhận và duy trì. Trang web cần nhiều hơn những trang web có chiến lược kinh doanh cụ thể và đầy ý tưởng. Ví dụ như .. liệu tôi có phải là người duy nhất trả tiền cho cho dịch vụ bảo vệ dữ liệu riêng tư cao cấp.

Kỷ niệm còn mãi

Tôi không thể hình dung con gái của mình sẽ sử dụng web thế nào khi nó lớn. Tôi muốn sống lại các khoảng khắc cùng với chúng bằng những gì tôi lưu lại online. Tôi hy vọng rằng những kỉ niệm này sẽ còn đó và dễ thấy và dễ chia sẻ trong tương lai.

Để điều này xảy ra, chúng ta cần cân nhắc các dữ liệu của người dùng trong suốt quá trình thiết kế và phát triển trang. Trang web cần mạnh dạn bỏ đi những thứ cũ kỹ và khuyến khích các chiến lược mới. Hầu hết chúng ta cần các trang web có thêm càng nhiều ý tưởng sáng tạo.

Tôi sẵn sàng bắt đầu và tiếp tục với tinh thần này – với sự cởi mở và chân thành. Trong tinh thần này, những thứ chúng ta giữ trước đó – các kỷ niệm – sẽ sống mãi.

Một số liên kết sẽ có ích cho bạn:

Online backup
Ways to archive your online accounts.
Facebook – https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/13993/
Tumblr – http://www.downloadsquad.com/2010/03/28/backup-tool-for-tumblr-blogs-available-in-beta-for-mac-users/

Lifehacker:
Free tools to backup your online accounts.
http://lifehacker.com/5335553/free-tools-to-back-up-your-online-accounts

Data portability
The data Portability Project works to advance data portability.
http://dataportability.org/

Passwords
Never forget a password again with 1Password.
http://agilewebsolutions.com/onepassword

Local backup
Automatically save everything that’s important on your computer.
http://www.apple.com/timecapsule/backup.html

iPhone back up
If you want to manually create an iPhone backup.
http://osxdaily.com/2010/06/22/how-to-backup-your-iphone/

Online backup guides
Online backup resource with reviews for online backup.
http://www.onlinebackupreviews.com/Article-mainpage.html

Screenshot a page
Take an image of a webpage.
http://skitch.com/

Save an entire site
Coming soon. A novel way to grab the entire contents of a site and saves it in one place.
https://gimmebar.com/

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…