Week 33: Đi tìm con đường của bạn

Bạn có bao giờ từng rơi vào cảnh nhìn chòng chọc và một thứ có nghĩa vụ làm sáng tỏ, giúp bạn hiểu bạn đứng ở đâu và nơi nào bạn sẽ tới? Bạn đã bao giờ đứng chôn chân để cuối cùng nhận ra rằng bạn không thể lý giải cái thứ đầy những nét không hiểu nổi, những hình dáng và chữ trên một cái bản đồ mà không nhờ tới sự giúp đỡ của ai đó.

Điều đó thật bực mình, có gì đó xấu hổ, và trên hết, nó khiến bạn từ hỏi ai đã thiết kế cái quái này – có dùng nó để tìm đường cho chính họ hay không.

Cho dù bạn đang định vị một hệ thống vận tải công cộng, một trường học địa phương hoặc một của hàng online, quy trình của việc tìm đường cũng giống vậy. Định hướng, Quyết định đường đi, Theo dõi đường đi và Nhận diện điểm đến.

Hay nói một cách khác là “Tôi đang ở đâu?” – “Tôi đang đi tới đâu?”, “Tôi có đang đi đúng hướng không?” và “Phù, tôi đã tới nơi”. Là một nhà thiết kế, mục tiêu của chúng ta là cung cấp vừa đủ yếu tố để giúp người dùng dịch chuyển qua bốn kịch bản trên.

Định Hướng là việc cơ bản xác định nơi bạn đang đứng có sự gần gũi có liên quan điểm đến cuối cùng. Có thể đơn giản là như việc tìm thấy dấu hiệu chỉ ra “Bạn đang ở đây” trên bản đồ của cửa hàng hay khó như việc đang cố gắng giải mã cách thể hiện bất thường của một cấu trúc điều hướng trên một trang web.

Bạn có thể nâng cao khả năng định hướng bằng việc chỉ tên các cấp độ. Trong một bối cảnh online bạn có thể làm đậm thông tin liên quan và cung cấp những tín hiệu trực quan giúp người dùng nhanh chóng định vị chỗ đứng của họ.

Quyết Định Đường Đi là một quá trình của việc chọn lựa đường nào sẽ đi. Thông thường, người ta sẽ chọ con đường ngắn nhất – cho dù nó có thể rắc rối hơn thường lệ. Giảm đi những quyết định điều hướng, thêm vào những con đường được khuyên đi và sử dụng thông điệp đơn giản, rõ ràng sẽ giúp người dùng dễ dàng đi theo và nhìn thấy được chính xác.

Bản đồ là một cách tốt để tạo ra một thứ đơn giản, trực quan và giúp người dùng nhanh chóng nhận ra nơi họ thích, và giúp họ có khả năng tìm tới điểm đến. Với ứng dụng online, chúng ta thấy cách thể hiện này trên sitemap và gần đây là Menu Mega Dropdown và Footer lớn.

Theo Dõi Đường Đi là việc xác định rõ ràng nơi đang dẫn/ không dẫn người dùng tới đích của họ. Những biển báo trên đường cao tốc là cần thiết trong những quy trình kiểu này, những thành phố ít biết sẽ được để xa (nhỏ) hơn những thành phố lớn cho phù hợp với bối cảnh. Trên web thì những breadcrumb (thanh báo vị trí/cấp độ mỗi trang) được sử dụng theo cùng một cách để giúp nhận ra con đường người dùng đã đi và cho phép họ quay lại nếu cần.

Nhận Diện Điểm Đến liên quan đến tín hiệu điểm đến được xác định trước đó. Những biển tên đường, hoặc một toà nhà lớn dễ nhận ra là ví dụ đời thường. Với online, thì những điểm đến được nhận ra có vẻ khó hơn khi mà nhiều người dùng thậm chí còn bỏ qua nó khi sử dụng công cụ tìm kiếm, và chỉ khi lướt qua trang mà họ đã xác định thấy cần phải kiểm tra lại kết quả, hoặc xác nhận rằng trang này là trang họ cần tìm.

Càng ngày càng nhiều người sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm nội dung họ mong muốn, bởi vậy vô cùng quan trọng khi bạn chắc rằng bạn đã đặt “biển báo” đúng chỗ, rõ ràng.

Tìm đường là một quá trình của việc sử dụng thành công những thông tin rõ ràng để định vị những bối cảnh phức tạp. Trong các thành phố hay là online, chúng ta tìm kiếm những biểu hiện độc đáo, giúp chúng ta tính toán, biết được nơi chúng ta ở, và chúng ta sẽ tới, hoặc đã tới điểm cần thiết.

Bằng việc tập trung tới cách phân cấp thông tin, câu chữ, và các thể hiện điều hướng, bạn có thể nâng cao hiệu quả của việc tìm đường. Hy vọng rằng người dùng của bạn tìm ra thứ hó muộn và thích thú cách mà họ có mặt ở đó.

Phần mềm hữu ích

Một câu nói của người xưa là:

“Cho một người cá, bạn nuôi sống họ 1 ngày. Dạy một người câu cá bạn nuôi sống họ cả đời.”

Rất nhiều phần mềm của chúng ta đơn giản là cho người dùng cá thay vì dạy họ cách câu. Đó chính là vấn đề, hầu hết các phần mềm hành xử như một công cụ ngớ ngẩn… có thể làm những hành vi cụ thể nhưng không dạy họ cách làm việc hay.

Nhưng dạy dỗ là một phần tăng dần trong thoả thuận… nếu bạn đang tạo ra một phần mềm bạn có lẽ nên cân nhắc làm cách nào dạy người ta tốt hơn đối với việc software đó làm. Không chỉ cho họ một công cụ để đơn giản mọi thứ, mà còn thực sự chỉ họ cách làm điều đó tốt hơn.

Một số phần mềm sẽ giúp bạn tổ chức công cụ bằng việc cho bạn mộ cấu trúc cải tiến.

iTune – Lưu nhạc của bạn theo những cách hợp logic (nghệ sĩ, album, etc…)

Salesforce – Tổ chức quy trình kinh doanh bằng việc xác định điểm mạnh của bạn.

Và một số app thậm chí đi xa hơn, chúng còn dạ bạn cách tốt hơn để làm việc. Dưới đây là một ví dụ:

Mint – Dạy bạn cách tính phí công việc và cách tốt hơn để tiết kiệm tiền.

Campaign Monitor – Dạy bạn cách viết email marketing và thiết kế email.

Google Adwords – Dạy bạn cách khởi động một chiến dịch hiệu quả.

Phần mềm dễ dàng để có xây hoặc phá. Cũng dễ dàng để đưa chúng cho người khác và mong rằng họ nhận ra chúng, tham gia và sử dụng chúng đủ lâu. Nhưng những loại phần mềm đó sẽ sớm chết, thay thế bởi các phần mềm dạy bạn cách nào để tốt hơn với các hoạt động mà nó được thiết kế.

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức user experience

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
4 cách thấu hiểu người dùng với tư cách một người thiết kế sản phẩm
4 cách thấu hiểu người dùng với tư cách một người thiết kế sản phẩm
Tư duy thiết kế là yếu tố mở ra nhiều cơ hội mới để họ kết nối với hành vi của người tiêu dùng. Khi David Kelly, Bill Moggridge, và…