Week 31: Những biểu đồ loè loẹt không tệ như bạn nghĩ

Tuần này vị khách đặc biệt của chúng ta là Brian Suda, một chuyên gia về cấu trúc thông tin tại Reykjavik, Iceland người mới viết cuốn A Practical Guide to Designing with Data.

Hàng ngày chúng ta chìm ngập trong các thiết kế đồ hoạ loè loẹt, từ những bản tin trên TV tới những thông tin được thiết kế sơ sài trên các tạp chí, những kiểu kết hợp “nhuần nhuyễn” giữa biểu đồ của Excel và Powerpoint, những thứ khó khăn để nhận biết.

Vấn đề chính với những minh hoạ đó là nó quá nhiều thứ để theo dõi: Chúng bao gồm những thông tin mà chúng ta không muốn nhìn và khiến ta phân tâm. Đó là những biểu đồ loè loẹt (chart junk) .

Edward Tufte nêu tên thuật ngữ “chart junk” trong cuốn sách năm 1983 The Visual Display of Quantitative Information. Những biểu đồ hoa lá này là những thứ đồ hoạ vô vị được được thêm vào một biểu đồ hay sơ đồ, chúng không thêm bất cứ giá trị nào, hoàn toàn khiến người dùng mất tập trung khỏi thông tin, và không có chút liên kết nào với nội dung đó.

Những biểu đồ bỏ đi này xảy ra khi việc thiết kế và làm nổi bật biểu đồ cần quan trọng hơn những thông tin mà biểu đồ đó truyền tải.

Giống như khi bạn tạo ra các biểu đồ cùng với câu chữ, bạn đang kể một câu chuyện. Bạn thể hiện nó với cách nghĩ và góc nhìn của bạn với tư cách của thiết kế với dữ liệu. Nó sẽ tốt nếu như bạn tiến hành độc lập, để dữ liệu tự toả sáng, nhưng điều này thường không thể thực hiện.

Ngay cả những người từng viết về những chủ đề của việc thiết kế biểu đồ cũng có thể rơi vào cái bẫy “chart junk”. Nigel Holmes tác giả của cuốn Designer’s Guide to Creating Charts and Diagrams cũng khiến tôi ngã ngửa với thiết kế bìa của nó.

Nhưng có lẽ có một khía cạnh khác của câu chuyện này. Một bài viết mới được xuất bản với tiêu đề “Những biểu đồ Junk có lợi? Ảnh hưởng của những chi tiết trực quan trên việc lĩnh hội và ghi nhớ của những Biểu đồ” – bài viết cho rằng, những biểu đồ loạn xì ngầu đó không tệ như bề ngoài của nó.

Nếu bạn đang cố gắng tối đa việc gợi lại những xu hướng chung, thì việc có những biểu đồ loè loẹt có vẻ như tạo ra sự tổ chức tốt hơn và giúp người xem nhớ tốt hơn sau đó.

Một trong những ví dụ được sử dụng trong các báo cáo là một biểu đồ về giá của kim cương trong cuối thập kỷ 70 và đầu năm những năm 80. Thay vì việc chỉ sử dụng những nét, người thiết kế đã bỏ vào đó một hình cái chân của người phụ nữ hợp với đường lên xuống của nét.

Nói theo khía cạnh tiêu cực thì hình vẽ này thừa thãi và mất tập trung. Nhưng sau đó thì những người được hỏi sau đó vài tuần lại có thể nhớ tốt nội dung của thông tin đồ hoạ với hình ảnh được sử dụng. Những người này đã liên kết hình ảnh với biểu đồ để nhớ dễ hơn.

chart_junk

Kết quả cho thấy rằng những thông tin được thêm vào không phải lúc nào cũng tệ. Bạn không cần phải lúc nào cũng chỉ ra dữ liệu và chỉ có dữ liệu khi trình bày. Trong một số trường hợp những tấm hình có thể giúp bộ nhớ gợi lại sự kiện.

Trong trường hợp khác, ví như việc bạn thể hiện lại chính xác những sự so sánh, thì việc tiết kiệm mực và bỏ đi những chi tiết thừa thãi là cách phù hợp nhất.

Bạn cần thường xuyên ghi nhớ mục tiêu của mình, mục tiêu của người đọc và những dữ liệu không phải lúc nào cũng dùng cách thể hiện giống nhau, cần sử dụng cách nào để thông tin được ghi nhớ phù hợp nhất.

Quá tải thông tin không phải là vấn đề

Đây là một điều cần ghi nhớ từ Edward Tufte

“Không cái gì là quá tải thông tin, nó chỉ là thiết kế tồi. Nếu một số thứ bị làm lộn xộn và / hoặc gây bối rối, hãy chỉnh thiết kế của bạn.”

Đây là một tuyên bố tưởng như mạnh mẽ. Nó có vẻ như cho rằng chúng ta không được đổ lỗi thông tin quá nhiều và phải đổ lỗi cho thiết kế.

Tuy nhiên ở mức độ cao hơn, Tufte đề nghị người thiết kế cần gánh vác trách nhiệm về việc này. Thông tin quá nhiều, một trang quá loạn, một yếu tố đồ hoạ không được rõ ràng, chỉ đơn thuần một sự việc mà người thiết kế đã thất bại trong việc giải quết. Theo cách này thì Tufte đang đặt trọng tâm của việc người thiết kế là: Giải quyết vấn đề thật cụ thể.

Nếu như, thay vì phớt lờ những vấn đề và hy vọng nó sẽ biến mất, chúng ta những ngươi thiết kế UX thừa nhận “Vâng, đó là vấn đề của chúng tôi” thì chúng ta đã chiến thắng một nửa cuộc chiến. Vì vậy hãy lấy chút mẹo của Tufte và quên đi việc thông tin bị quá tải… cố gắng thừa nhận và bắt tay ngay vào sửa chữa thiết kế.

Theo 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.