Tiếng nói chính trị thông qua thiết kế đồ họa

Poster và tranh cổ động trong thiết kế đồ họa đang thay đổi phương thức giao tiếp của con người.

Bài viết bởi Lindsay Baker.

Lúc mà poster ‘Hope’ Obama của tác giả Shepard Fairey trở nên nổi tiếng, đó cũng thời điểm khởi đầu cho một kỉ nguyên hoàn toàn mới trong ngôn ngữ hình ảnh chính trị. Vậy thì ảnh hưởng của đồ họa đến lối suy nghĩ cá nhân là như thế nào? Vai trò của đồ họa trong các sự kiện chính trị là gì? Một buổi triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Thiết kế Luân Đôn – Hope to Nope: Graphics and Politics 2008-18 – đã tìm ra câu trả lời, thông qua đó những tác phẩm đồ họa chính trị nổi bật nhất trong 10 năm trở lại đây sẽ được trưng bày.

Tấm poster ngay lập tức trở nên nổi tiếng sau sự kiện bầu cử nước Anh và phe ủng hộ Jeremy Corbyn, nhà lãnh đạo Đảng lao động xã hội Vương quốc Anh đăng tải nó lên mạng xã hội. Điều gì khiến cho tác phẩm này có tầm ảnh hưởng đến lĩnh vực chính trị nhiều như vậy? Margaret Cubage, quản lý tại Bảo tàng Thiết kế, chia sẻ với BBC Culture: “Tôi nghĩ rằng điều quan trọng chính là nó có khả năng thúc đẩy mọi người quan tâm nhiều hơn đến chính trị. Thiết kế truyền tải được thông điệp chân thật nhất và kết nối được với khán giả sẽ tạo ra được sự ảnh hưởng. Thiết kế đồ họa trong những cuộc biểu tình phải khơi gợi đam mê, niềm tin và sức mạnh tức thì.

Theo như Lucienne Roberts tại GraphicDesign&, đồng quản lý buổi triển lãm, thiết kế trong các cuộc biểu tình dần có xu hướng dân chủ hóa: “Đa số những thiết kế ‘có tầm ảnh hưởng’ được tạo ra bởi những tác giả nghiệp dư ẩn danh,” Roberts chia sẻ với BBC Culture. “Hoặc đó là những nhà thiết kế viết bài với bút danh khác để đảm bảo sự an toàn cho bản thân, và cũng gây được sức ảnh hưởng nhất định.

Phương tiện truyền thông và mạng internet đã tác động đến hứng thú và quan tâm của nghệ sĩ và người xem về chính trị, Roberts chia sẻ. “Giờ đây nhà thiết kế có không gian và hệ thống hỗ trợ giao tiếp thông qua đồ họa, trong đó tích hợp hình ảnh và kí tự để liên kết người xem tham gia vào quá trình giao tiếp 2 chiều thay vì 1 chiều như trước. Những bài đăng trên Facebook, Twitter, 4chan, Snapchat và Instagram là những không gian ảo nhưng ảnh hưởng của chúng là vô cùng to lớn đối với thế giới thực tại.”

Những thiết kế poster, biểu ngữ hoặc câu khẩu hiệu truyền thống vẫn chưa bị lỗi thời, Roberts chia sẻ: “Chúng vẫn còn nguyên giá trị và sức ảnh hưởng riêng. Chúng luôn tồn tại song song với những gì được chia sẻ trên mạng xã hội ở bất cứ nơi đâu. Điều này giúp chúng ta sẽ cảm thấy có sự kết nối và khả năng kiến tạo thay đổi thông qua những cuộc tranh luận hay biểu tình.”

Cũng có tranh luận cho rằng đây là một phần của quá trình tuyên truyền, và những giá trị đang dần biến mất: “Công nghệ đang dần thao túng những nhà hoạt động phong trào chính trị với mục đích khiến cho mọi người đấu đá lẫn nhau, thậm chí làm lung lay chế độ chính trị.

Một vài chiến chiến dịch chính trị được thành lập với mục đích quảng cáo cho doanh nghiệp với những câu khẩu hiệu quen thuộc. Margaret Cubbage có nói: “Mọi người đều có xu hướng tụ tập nhằm bảo vệ bản thân hoặc để lẫn vào đám đông, và hình ảnh có sức ảnh hưởng vô cùng to hưởng. Điều này thể hiện rất rõ ở Brazil với biểu tượng hình con vịt; hình ảnh cây dù được tìm thấy rất nhiều nơi ở Occupy Central và những cuộc biểu tình chống lại cuộc tấn công Charlie Hebdo đã sử dụng khẩu hiệu ‘Je Suis Charlie’.”

Những thiết kế nổi bật sẽ tự mình gây được sức ảnh hưởng cho dù là câu slogan trên chiếc áo thun, bảng cáo thị hay hình ảnh vì cách truyền đạt thông điệp khá nhanh chóng. Roberts nói: “Dù được sử dụng khá nhiều trong các cuộc biểu tình, dán lên tường hoặc xuất hiện trên điện thoại thì poster và biểu ngữ là những hình thái biểu hiện của hình ảnh. Chúng cần phải giao tiếp với người xem nhanh chóng, bắt mắt và khơi gợi trí tưởng tượng, đồng thời phải có mục đích rõ ràng.”

Mặc khác, ý nghĩa từ những thiết kế này cũng đa dạng khôn lường. “Những người tham gia biểu tình sử dụng bất kì những nguyên liệu mà họ có để thể hiện nỗi hận thù, niềm vui hoặc sự sợ hãi,” Margeret Cubbage của bảo tàng Thiết kế cho biết. Điều này thể hiện khá rõ trong cuộc biểu tình của phái nữ ngày nay. “Họ thể hiện sự linh hoạt bằng cách vận ứng những gì họ có để thể hiện quan điểm chính trị hoặc có thể pha chút dí dỏm thông qua thông điệp đầy màu sắc nhằm lan rộng thông điệp.

Thiết kế nổi tiếng nhất trong những năm gần đây là về tổng thống Donald Trump, Margaret Cubbage chia sẻ. “Bất kể có quan tâm đến chính trị hay không thì bạn vẫn sẽ nhận ra ông ấy với tố chất của một người lãnh đạo.” Tác phẩm ấn tượng của nhà minh họa người Cuba đã gây được tiếng vang, Lucienne Roberts nói thêm. “Ông đến nước Mỹ sinh sống lúc còn nhỏ và điều này được thể hiện trong tác phẩm của mình. Với tài năng của mình, ông đã tạo ra vô số tác phẩm về tổng thống Trump bao gồm các trang bìa cho TIME, The New Yorker và Der Spiegel.

Tác phẩm ‘I’m in’ trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội là minh chứng cho ảnh hưởng của công nghệ đối với ngành thiết kế đồ họa. “Mối tương quan giữa thiết kế đồ họa và chính trị đã chịu ảnh hưởng của công nghệ từ năm 2008,” Roberts nói. “Công nghệ số đã mở ra một kỉ nguyên mới trong việc kết nối cá nhân và tập thể, thu thập và sàng lọc dữ liệu, xác định và dự đoán xu hướng cũng như định hình được chiến lược chính trị. Nó đã thay đổi nhận thức của cộng đồng về chính trị, tác động đến quá trình sản xuất và truyền tải thông điệp chính trị. Công nghệ cũng dân chủ hóa lĩnh vực thiết kế đồ họa. Bất kì ai sở hữu máy tính hoặc điện thoại đều có thể ‘thiết kế’ tác phẩm cho riêng mình bằng cách sử dụng kí tự và hình ảnh, sau đó chia sẻ với mọi người một cách dễ dàng qua mạng xã hội.

Buổi diễu hành của chị em phụ nữ được tổ chức vào ngày nhậm chức của tổng thống Trump, và 1 năm sau đó nó được mọi người biết đến vì ứng dụng khá nhiều các cáo thị, biểu ngữ và poster. Roberts nhận xét: “Năm 2017, gần 4.5 ngàn người trong tổng số 914 cuộc diễu hành phản đối thái độ của Trump đến quyền lợi của phụ nữ và nhóm thiểu số. Họ mang theo những thiết kế tự làm với sự phẫn nộ và một chút hài hước hoặc đội những chiếc nón có hình ‘bộ phận sinh dục nữ’ màu hồng. Những tác phẩm này được thiết kế với sự hỗ trợ của mạng xã hội, đôi khi họ lại sử dụng tiếng Anh để thông điệp được lan rộng trong đất nước của họ.”

Những thông điệp bất kể chính thống hay phụ trợ đều được thể hiện thông qua các tác phẩm đồ họa suốt thập kỉ vừa qua. Lucienne Roberts cho rằng điều này sẽ là nhân tố tích cực cho xã hội: “Chữ cái và hình ảnh được kết hợp để tạo ra thông điệp về chính trị trên khắp thế giới. So với những phương thức truyền thống như hashtag hay memes thì rõ ràng thiết kế đồ họa là một công cụ hữu hiệu trong lĩnh vực chính trị.”

Nhà thiết kế đồ họa Milton Glaser cho rằng “Thiết kế cần làm cho tác giả hài lòng và truyền tải được thông điệp của họ mà không thay đổi ý nghĩ của người khác.” Margaret Cubbage cũng đồng tình với quan điểm này. “Công nghệ đã giúp cho ngành thiết kế đồ họa được ứng dụng rộng rãi trong các phong trào, đồng thời cũng là phương tiện truyền tải. Tuy nhiên, những tác phẩm trên đây đóng vai trò then chốt, qua đó thể hiện rằng thiết kế đồ họa không chỉ có thể thay đổi phong trào nhân quyền mà còn thách thức và điều khiển được chúng.

Tác giả: Lindsay Baker
Người dịch: Đáo
Nguồn: BBC

Cùng tác giả

#Tag

banners chính trị graphic design politics poster thiết kế đồ hoạ

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Noah Baker chia sẻ về thiết kế áp phích và cách anh ấy tránh bị ‘mắc kẹt trong những cái hố thẩm mỹ’
Noah Baker chia sẻ về thiết kế áp phích và cách anh ấy tránh bị ‘mắc kẹt trong những cái hố thẩm mỹ’
Đối với nhà thiết kế có trụ sở tại New York, áp phích (posters) là một phương tiện hấp dẫn vì chúng phải truyền đạt thông tin: “Cốt lõi chúng…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…