Thuật ngữ dành cho bạn yêu typography (O-P)

Pangram:Một câu có chứa tất cả chữ cái trong bảng chữ cái. Các cụm từ thường thấy như "How razorback-jumping frogs can level six piqued gymnasts!" hoặc quen thuộc hơn "The quick brown fox jumps over the lazy dog".


A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

O

obeliskOpen type

Oblique

Ornament

octothorpOutline

ogonekOverdot

Old englishOver hang

Old Style figures

Old Style Typeface


Obelish

Xem Dagger

Oblique

Một kiểu chữ Roman nghiêng với những chữ từ chính những hình dạng Roman. Trục của nó có khuynh hướng ít nghiêng hơn với Italic, bởi vậy hay bị nhầm lẫn với italic.

Octothorp

Xem Number sign

Ogonek

Một dấu nằm ở dưới của các nguyên âm của ngôn ngữ Lithuanian, Navajo, Ba lan và nhiều kiểu khác. Nó nhìn như một cái móc mở về phía phải, phía dưới của chữ.

Thường thì nó gắn kết với phần chữ chính. Nó còn được gọi là Nasal hook.

Old English

Xem Textura

Old Style Figures

Một tên gọi kiểu cũ cho Text figures

Old Style Typeface

Mặt chữ được thiết kế từ từ thế kỉ 15-18. Với các đặc điểm của những kiểu chữ cổ; tương phản thấp, các nét nghiêng, chân đậm hoặc vuông và có những ảnh hưởng bởi chữ viết tay.

Kiểu Old style sớm nhất (Venetian hay Humanist) là vào khoản giữa thế kỷ 15-16 thường có tương phản rất ít và một trục nghiên tại chữ "e".

Kiểu Oldstyle phục hưng được thiết kế tại Ý và Pháp (xem Garaldes – thế kỷ 16), các kiểu nghiên tại thời điểm này được thiết kế độc lập và sử dụng hoàn toàn riêng biệt.

Sau này kiểu Old Style baroque (phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ thời phục hưng Ý) có sự tương phản nhiều hơn, với các trục đa dạng và italic nghiên nhiều hơn.

Chữ Old style English là những biến thể cuối cùng (18th), tuy nhiên một số học giả nghiên cứu cho rằng English Old style thuộc về Transitional (chuyển tiếp).

Opentype

Một định dạng phông kết hợp TrueType và Type 1, phát triển bởi Adobe và Microsoft.

Ornament

Hoa văn trang trí sử dụng trong nghệ thuật chữ, xem thêm Fleuron.

Outline

Công nghệ kỹ thuật số thể hiện một hình ảnh được tính toán bởi thuật toán cho phép người xem thấy các hình dạng vòng tròn, ellip, khối… sử dụng các đường viền khác nhau.

Outline có thể dễ dàng thay đổi kích thước, không như cách thể hiện bitmap.

Overdot

Một trong các dấu nằm ở trên chữ được sử dụng trong phụ âm của tiếng Balan và Maltese, với nguyên âm trong tiếng Lithuanian và Thổ Nhĩ Kỳ, và một số ngôn ngữ khác.

Over hang

Một phần của của chữ nằm dưới đường baseline. Được áp dụng với dạng tròn hoặc góc để điều chỉnh độ cao của chữ.

P

PangramPhonetic typesPitchProportion

Paragon

PhotosettingPixelProportional type
Paragraph markPiPointPunch
ParenthesesPicaPointsizePunchcutter
PearlPictogramPoluustavPunctuation mark
PeriodPictorialPostcript
PetitPilcrowPosture

Pangram

Một câu có chứa tất cả chữ cái trong bảng chữ cái. Rất hữu dụng để thể hiện toàn bộ các chữ cái. Các cụm từ thường thấy như "How razorback-jumping frogs can level six piqued gymnasts!" hoặc quen thuộc hơn "The quick brown fox jumps over the lazy dog".

Ít phổ biến như "The risque gown makes a very brazen exposure of juicy flesh", thậm trí là “The sex life of the woodchuck is a provocative question for most vertebrate zoology majors” and the even more rare “ .v.v

Paragon (great primer)

Một tên cũ cho các chữ kích thước 18 point (~6.33mm)

Paragraph mark

Còn được đặt tên pilcrow. Một dấu để sử dụng đánh dấu sự bắt đầu của đoạn văn bản hoặc một phần văn bản chính. Nó cũng được sử dụng như là dấu tham khảo.

Hình dáng của Paragraph mark rất đa dạng dựa trên các hình dạng của từng lợi chữ.

Parentheses – Dấu ngoặc đơn

Hai ký hiệu vòng, dùng trong ngữ pháp và toàn học.

Pearl

Một tên cũ cho kích thước chứ 5 point (~176mm)

Period – Dấu chấm

Một dấu dành cho đoạn kết thúc của một câu. Còn gọi là Full Stop. Nó được sử dụng đầu tiên trong các chữ thời La Mã. Ban đầu nó nằm ở khoảng giữa, sau đó được dính xuống đường baseline.

Petit (Brevier)

Một tên cữ cho các chữ 8 points.

Phonetic types

Một bộ các ký hiệu âm thanh để mô tả âm thanh của tiếng nói. Thiết lập ngữ âm chủ yếu được biết đến là IPA (hiệp hội ngữ âm quốc tế). Nó bao gồm các ký hiệu ngữ âm, dấu và tonemark.

Photosetting

Xem filmsetting

pi

Xem dingbats

Pica

Một đơn vị đo tương đương với 12 points, hoặc 1.6 incch.

Pictogram

Một dấu hiệu tượng trưng cho một người hoặc một vật thể.

Pictorial

Xem Pi

Pilcrow

Xem Paragraph mark.

Pitch

Số đo của kích thước chữ theo chiều ngang. Ap dụng cho các chữ monosapce (bề ngang cố định).

Pixel

Một điểm mà cùng với nhiều điểm khác nó tạo lên hình ảnh.

Point

Một đơn vị đo tương đương với .01383 inch.

Point size

Chiều cao của phần thân chữ, thể hiện bằng poing. Hệ thống đo lường chữ cơ bản được phát triển bởi nhà thiết kế người Paris, Piere Fournier Le Jeune năm 1737.

Trong thời của chữ kim loại, kích thước điểm là tổng số của điểm trên chiều cao của chữ kim loại gồm ascent và descent, và kể cả phần kim loại quanh chữ (leading, kerning…)

Poluustav

Xem Half-Ustav

Postscript

Ngôn ngữ máy in được phát triển bởi Adobe Systems, và được sử dụng trong in ấn chuyên nghiệp. Nói rộng ra, nó hoạt động bằng cách mô tả các đầu ra như một loạt các dạng hình học, chứ không phải là cách hạt truyền thống, giúp nó dễ dàng để làm việc với độ phân giải cao hơn.

Phông Type 1 sử dụng ngôn ngữ PostScript.

Posture

Một trong những tính năng mô tả kiểu chữ – góc của các chữ dựa trên đường baseline. Mặt chữ có thể được mô tả bởi các tư thế như, nghiêng phải, Oblique(slanted) và Italic. Trong kiểu chữ Latin, Hy lạp và Cyrillic, mặt chữ với hướng nghiêng từ trái qua phải là phổ biến.

Proportion

Tỉ lệ chữ là mối liên quan giữ chiều rộng và chiều cao của chữ. Tỉ lệ có thể đa dạng, từ các kiểu rất hẹp (very condensed) tới các kiểu mở rộng (extended). Những tỉ lệ cơ bản được biết nhiều là; ultra condensed, extra condensed, condensed, normal, expanded, extra expanded, và untra expanded.

Tỉ lệ Condensed (hẹp) đôi khi được hiểu là compressed (nén), elongated (kéo dài) hoặc narrow, và kiểu expanded (mở rộng) có thể là wide, extended hay stratched (giãn).

Proportional type

Những bộ chữ có các chữ với nhiều bề rộng khác nhau tùy theo tính năng của văn bản (trái ngược với Monospaced)

Punch

Một công cụ kim loại làm khuôn cho khối kim loại. Khi "punch – đấm) khối này vào một miếng kim loại nóng, chúng ta có bản khắc nổi của chữ.

Punchcutter

Người tạo những những miếng Punch.

Punctuation marks – Các dấu chấm câu

Các dấu chấm câu là biểu tượng của hệ thống chữ Alphabetic. Chúng dùng để điều chỉnh nhịp độ đọc bằng cách đánh dấu để tạm dừng hợp lý, đồng thời phân chia giữa các từ và các câu.

Một số trong đó dùng để kết thúc của câu (dấu hỏi, chấm than, chấm lửng), một số khác dùng ở giữa của câu (phẩy, gạch ngang, chấm lửng). Ngoài ra còn có các dấu ngoặc kép để nhấn mjanh các cụm bừ.

Mỗi ngôn ngữ đều có những quy tắc dấu để sử dụng.

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…