Những tác phẩm vượt thời đại của sinh viên Bauhaus đã ảnh hưởng thế nào đến tư tưởng thiết kế trong kiến trúc?

Bài viết bởi giám đốc điều hành tại www.architectweekly.com.

Bauhaus, hay gọi đầy đủ là Staatliches Bauhaus, là tên của một ngôi trường thiết kế chuyên giảng dạy về các phong cách thiết kế và kiến trúc đặc biệt. Ban đầu, ngôi trường tọa lạc tại Cộng hòa Weimar năm 1925, sau đó chuyển đến Dessau năm 1932 và cuối cùng là ở Berlin, thủ đô nước Đức vào những tháng cuối cùng của phong trào.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 01
Hình ảnh trường Bauhaus ở Dessau, Đức.

Mặc dù phong cách thiết kế của trường được tìm thấy rõ ràng thông qua các mô hình kiến trúc, song ngôi trường này lại không có khoa nào chuyên về kiến trúc cả. Thay vào đó, họ tìm hiểu những yếu tố cơ bản của nghệ thuật thông qua tranh vẽ.

Ngôi trường chủ trương sử dụng những gam màu chủ đạo như đỏ, xanh lam và vàng cho hầu hết các tác phẩm của họ. Những màu này kết hợp với khối hình học cơ bản đã tạo nên vẻ đẹp rất riêng của Bauhaus.

Mục đích của Bauhaus là mở rộng phạm vi ảnh hưởng của thiết kế thông qua việc thiết kế những vật dụng trong nhà như đồng hồ, đồ làm bếp và nội thất. Những món đồ ấy được thiết kế sao cho việc sản xuất đại trà dễ dàng hơn và đạt được sự tối giản trong hình dáng. Đây là một thay đổi đáng kể đối với những món đồ cùng loại trong thị trường thời đó, những thứ lúc nào cũng là vật để trang trí và thường rất đắt tiền.

Bauhaus hướng đến việc tạo ra một ‘Phong cách quốc tế’ thông qua việc sử dụng những hình dáng, màu sắc dễ sao chép mà tránh đụng chạm đến những tôn giáo hay văn hóa khác.

Những người trụ cột

Suốt quá trình hoạt động, những vị giáo sư trong trường đều nhận được sự kính trọng và nể phục trong lĩnh vực của họ như kiến trúc, nghệ thuật và thiết kế. Mỗi người đều có lí lịch khác nhau và do đó phong cách giảng dạy cũng đa dạng, điều này khiến cho những khóa học trở nên hoàn chỉnh và dễ hiểu.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 02

1. Walter Gropius

  • Kiến trúc sư và nhà sáng lập/giám đốc của trường thiết kế Bauhaus.
  • Tư tưởng của Walter về kiến trúc đã giúp ông tạo ra những môn học đầu tiên và rộng hơn là triết lý cốt lõi của phong trào Bauhaus.

2. Johannes Itten

  • Itten bị thu hút bởi ứng dụng của màu sắc trong nghệ thuật và kiến trúc, ông cũng là người chịu trách nhiệm giảng dạy về việc sử dụng những màu sắc cơ bản như trắng và đen.
  • Itten dạy những môn ‘cơ bản’ tại trường thiết kế Bauhaus, đây là môn học tiên quyết mà tất cả học sinh phải học qua để tiếp tục những môn khác.

3.Laszlo Moholy-Nagy

  • Chịu trách nhiệm giảng dạy khóa học ‘cơ bản’ nền tảng năm 1932 sau khi Johannes Itten rời trường.

Sản phẩm của Bauhaus

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 03
Ấm trà bằng bạc – Thiết kế bởi Marianne Brandy năm 1924. Bản quyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 04
Bộ đựng kem và đường – Thiết kế bởi Marianne Brandt năm 1928. Bản quyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 05
Cốc đựng trứng – Thiết kế bởi Marianne Brandy năm 1926. Bản quyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 06
Bộ cờ – Sản phẩm từ năm 1924. Bảnquyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 07
Đèn bàn – Thiết kế năm 1923/1924. Bảnquyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 08
Máy pha Espresso 9090 – Thiết kế bởi Richard Sapper năm 1979. Bản quyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 09
Bản quyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 10
Đồng hồ đeo tay – Thiết kế bởi Max Bill năm 1972. Bản quyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 11
Đồng hồ để bàn/treo tường – Thiết kế bởi Matthias Bohner. Bản quyền hình ảnh ©bauhaus-archiv.

Mối tương quan với lĩnh vực kiến trúc

Điều gì khiến cho Bauhaus trở nên quan trọng đối với kiến trúc hiện đại? Câu trả lời vô cùng đơn giản: mỗi mô hình kiến trúc hiện đại đều có 2 đặc điểm riêng biệt mà người kiến trúc sư có thể chọn để thiết kế bản vẽ.

Bạn có thể chọn phương án an toàn, áp dụng những kiểu thiết kế đại trà thường thấy khắp nơi trong những thành phố như London và New York; hoặc bạn có thể áp dụng những nguyên lý cơ bản của Bauhaus để tạo ra những tòa nhà tuyệt đẹp chỉ với những khối hình học cơ bản cùng góc nhìn mới lạ. Tòa kiến trúc dưới đây được thiết theo cách trên, và đâu đó phảng phất phong cách Bauhaus kết hợp với nét hiện đại.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 12
Mô hình kiến trúc hiện đại với những yếu tố mang phong cách Bauhaus.

idesign tamquantrongcuaphongtraobauhausdoivoikientruchiendai 13
Mô hình kiến trúc hiện đại với những yếu tố mang phong cách Bauhaus.

Những tòa nhà trên đây đều được thiết kế từ những khối hình học đơn giản lúc ban đầu và những chi tiết phức tạp được thêm vào sau đó.

Mô hình kiến trúc cuối cùng là cái mà chúng tôi cảm thấy thích thú bởi hình dáng và các đường vân gỗ xuyên qua tấm kính chạy thẳng vào trong ngôi nhà. Nếu họ sơn màu trắng cho bức tường thì chúng ta sẽ không thấy được hiệu ứng kì diệu này.

Tác giả:
Người dịch: Đáo
Ảnh: designlab
Nguồn: Architectweekly

 

Cùng tác giả

#Tag

Bauhaus movement Bauhaus school bauhaus style kiến trúc bauhaus lịch sử thiết kế phong trào Bauhaus

iDesign Must-try

Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris vẫn được coi là cha đẻ của Arts & Crafts, trào lưu thiết kế quan trọng đầu tiên của thời kỳ Hiện đại. Bên cạnh di sản sản…
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Ngày nay, những cuốn sách bỏ túi đã trở nên thông dụng và nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một câu chuyện lịch sử.
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Tiếp nối phần đầu tiên của loạt bài về Gustav Klimt, ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của thành tựu cũng như tiểu sử của ông. Cụ thể,…
Gustav Klimt (Phần 1) - Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
Gustav Klimt (Phần 1) - Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
Để hiểu rõ về các trào lưu nghệ thuật hay thiết kế thì ta cần tìm hiểu những nghệ sĩ xuất sắc thực hành những trào lưu ấy. Các loạt…
Art Nouveau (Phần 3): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Art Nouveau (Phần 3): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trong phần 3 cũng là phần cuối cùng của loạt bài Art Nouveau, chúng ta tìm hiểu những tác phẩm quan trọng của trào lưu, cũng như tác giả của…