Tại sao thiết kế web ở Nhật Bản lại quá… khác biệt.

Trong con mắt nhiều người thì Nhật Bản là vùng đất của những khu vườn yên bình, những cung điện tĩnh lặng và những buổi tiệc trà tinh tế. Cả văn hoá truyền thống và kiến trúc hiện đại, sách và tạp chí đều có những thành tự đáng ghen tị với giới thiết kế toàn cầu.

Tuy nhiên vì lý do thực tế nào đó, sự chuyên nghiệp này lại không hề có mặt trên các sản phẩm kỹ thuật số, đặc biệt là các trang web, hầu hết chúng chẳng khác gì so với những năm 1998.

rakuten-ichiba-1024x654

Hãy mở trình duyệt và thử một vài trang web nổi tiếng tại Nhật như:Goo, Rakuten, Yomiuri, NicoNico, OKWave, @cosme,..

  • Chữ hiển thị dày đặc trong các khối
  • Hình ảnh nhỏ với chất lượng tối thiểu
  • Bạn không thể đếm có bao nhiêu cột
  • Màu tươi sáng, tương phản đi cùng các biểu ngữ nhấp náy
  • Công nghệ lỗi thời – ví dụ như Flash.
  • Những trang web tối giản hầu như không xuất hiện.

Các trang như wabi-sabi rất hiếm. Nhiều giả thuyết được đưa ra và tôi cũng cố gắng giải thích dựa trên những gì phổ biến dưới đây.

Khác biệt về ngôn ngữ

8449708258_407e9616cb_b

Quen thuộc với ký tự: Dấu hiệu tốc ký – dựa trên ngôn ngữ có thể có rất nhiều ý nghĩa chỉ trên một vài ký tự. Trong khi những ký tự (kiểu chữ tượng hình) này có thể gây khó chịu và nhầm lẫn cho những người quen thuộc với bản chữ cái latin, thì chúng thực sự giúp người Nhật dễ dàng nói nhiều thông tin trong thời gian ngắn (tương tự như tiếng Trung)

Thiếu nhấn mạnh – Người Nhậtkhông có chữ nghiêng hay chữ hoa những thứ khiến cho bản chữ cái latin cần thêm hiển thị. Điều này khiến chúng khó tạo ra độ tương phản hình học giúp cho việc sắp xếpchữ nhưlàm typography.

Rào cản ngôn ngữ – Web và những ngôn ngữ lập trình đều dựa trên ngôn ngữ tiếng Anh hoặc Châu Âu nói chung và đó là lý do những tài liệu và giáo án đều trong ngôn ngữ này. Việc phải chuyển ngữ có thể khiến công nghệ mới diễn ra chậm hơn.

Văn hoá khác biệt

P1080873

Tránh rủi ro – Văn hoá Nhật nói chung không khuyến khích việc tạo ra rủi ro hay việc đứng riêng khỏi số đông. Một khi tiền lệ đã được đưa ra về giao diện hoặc một hành vi đang tồn tại, nó sẽ được mọi người làm theo, nó luôn được chấp nhận cho dù có thể có giải pháp tốt hơn. Ngay cả thời trang của họ cũng có quy tắc của riêng mình.

Hành vi tiêu dùng-Con người yêu cầu mức độ an toàn cao, thông qua ý nghĩa của những đoạn mô tả dài và những thông số kỹ thuật, trước khi thực hiện hành vi mua bán – họ không dễ dàng ảnh hưởng bởi một tiêu đề bắt mắt hay một hình ảnh thu hút. Nguyên tắc "Càng ít càng nhiều" không được áp dụng ở đây.

Quảng cáo –Hơn cả việc được coi như là một công cụ để thu hút mọi người, các công ty Nhật thường xem web chỉ đơn giản như những hình thức quảng cáo khác nhằm đưa thông điệp của họ một cách nổi bật nhất có thể.

Các trang web được sử dụng tối đa để truyền đạt thông tin trong những không gian nhỏ nhất giống như một cuốn sổ tay hơn là một công cụ tương tác.

Đặc điểm đô thị –Đi một vòng xung quanh các trung tâm chính của Tokio như Shibuya, bạn có thể "nổ mắt" vì các quảng cáo bằng đèn neon sặc sỡ khắp nơi, xung quang là những người đàn ông trong trang phục công sở hay những đứa trẻ đang đi học.

Khung cảnh nhưng vậy giống như bạn đang thấy trên các trang web của Nhật bây giờ. Thêm nữa, không gian vật lý trở nên xa xỉ ở Nhật, chừa không gian là sự lãng phí cũng tương tự như khoảng trắng/không gian âm trên web vậy.

Vị trí tuyển dụng –Nhìn vào bất cứ trang web tuyển dụng nào tại Nhật bạn sẽ vẫn thấy những quảng cáo cho những vị trí như "web master" và "web admin" – giống như thời kỳ các công ty phải cần một anh chàng IT đơn độc để duy trì trang web của họ – điều này vẫn có ở Nhật.

Mặt khác của vấn đề, những người sáng tạo không cảm thấy những xu hướng mới trong thiết kế được áp dụng tại Nhật vì vậy họ cũng không mặn mà làm việc ở đây.

Khác biệt kỹ thuật

Nền tảng điện thoại – Nhật bản sử dụng công nghệ của họ cho mobile web từ trước khi cả iPhone ra đời và nó thậm chí còn nhiều hơn những máy tính cá nhân. Vì thế nội dung phải nằm vừa vặn trong một không gian nhỏ và vẫn tiếp tục ảnh hưởng theo những gì chúng ta đang thấy.

Web Fonts – Sự thiếu hụt của phông chữ không phải latin cho web (tiếng Nhật, Trung, Hàn…). Và mỗi phông chữ đòi hỏi hàng ngàn chữ cái được thiết kế dẫn đến thời gian tải về khá lâu.Vì lý do này, các nhà thiết kế có xu hướng sử dụng hình ảnh thay vì những đoạn chữ để thể hiện những mặt chữ không phổ biến.

Windows XP & IE6 – Cho dù số lượng người dùng Microsoft đang giảm đi nhanh chóng thì số còn lại vẫn rất lớn, đặc biệt trong môi trường văn phòng.

japan-back-to-the-future-1024x1377

Dạo quanh Tokio, tôi thường có hồi tưởng lại hình ảnh những năm 1980 – rất mâu thuẫn với mặt bằng thiết kế tại Nhật. Bên cạnh những tập đoàn tự động khổng lồ bạn vẫn thấy những thợ thủ công bậc thầy đang làm ra những sản phẩm đáng kinh ngạc và tiện dụng.

Một điều đáng chú ý tích cực, là những xưởng thiết kế nhỏ và các công ty như UNIQLO, MUJI, COOKPAD và KINOKUNIYA đang tạo ra những trang web đầy tính thẩm mỹ đi liền với chức năng tại Nhật. Chúng ta hy vọng phần còn lại sẽ sớm thay đổi tương tự.

Update 1: Nhiều người cũng đưa ra các ví dụ của các trang web của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài loan.

Mainland China: Sina, 163, 51job, SouFun, Eastday

South Korea: Naver, Daum, Tistory, Nate, Chosun

Taiwan: Eyny, Yam, PChome, HiNet, Ruten

Update 2: Chủ đề này thực sự được quan tâm ở nhiều diễn đàn thiết kế và tạo ra những tranh luận thú vị.

Dịch từ Randomwire

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.