Saul Bass

Saul Bass (1920 – 1996) không chỉ là một trong những nhà thiết kế đồ họa xuất sắc nhất khoảng giữa thế kỷ 20 mà còn được biết tới như là một bậc thầy về thiết kế tiêu đề phim (film title design).

Học vấn

Saul Bass sinh ngày 8 tháng 5 năm 1920 tại thành phố New York. Ông học trường Art Student’s League ở Manhattan cho đến khi chuyển qua học lớp của Gyorgy Kepes tại Brooklyn College. Sau đó Saul Bass làm việc như một nhà thiết kế đồ họa tự do hay là “commercial artist – nghệ sĩ thương mại” như thuật ngữ hồi đó.

Năm 1950, ông tự mở xưởng thiết kế của riêng mình ở Los Angeles và làm việc trong lĩnh vực quảng cáo cho đến khi ông cùng cộng tác với Otto Preminger và thiết kế áp phích phim Carmen Jones (1954) cho Otto.

Ấn tượng bởi tài năng của Saul Bass, Preminger đề nghị ông tạo ra một số loạt tiêu đề chuyển động (Title senquence), đòi hỏi sự mới lạ dành cho khán giả, cho họ thấy những ý tưởng của phim ngay từ lúc mở đầu. Bass ngay lập tức đáp ứng, và trở thành người đầu tiên nói lên những ý nghĩa của phim ngay từ lúc giới thiệu nhân vật, các thành viên đoàn phim.

Tiêu đề chuyển động của phim

Khi mà đồ họa bắt đầu xuất hiện trong điện ảnh, thì ngoài những poster cho phim, thì những thiết kế đồ họa chuyển động cho các tiêu đề giới thiệu phim (diễn viên, đạo diễn, đoàn làm phim…) cũng rất cần thiết.

Trong suốt 40 năm làm việc, Bass cộng tác với những nhà sản xuất phim lớn nhất Hollywood, trong đó gồm Alfred Hitchcock, Otto Preminger, Billy Wilder, Stanley Kubrick và Martin Scorsese.

Trong số đó là loạt Tiêu đề chuyển động (title sequences) được chuyển động theo kiểu cắt giấy cho phim của Preminger; The Man with the Golden Arm là nổi tiếng nhất.

Cho tới thời điểm đó tiêu đề phim, danh sách những diễn viên và thành viên đoàn làm phim được thể hiện khá “ngớ ngẩn” khi người điều khiển máy chiếu kéo tấm màn chứa thông tin để che màn hình đang chiếu.

Preminger muốn khán giả của The Man with the Golden Arm thấy tiêu đề phim như là một phần của bộ phim. Chủ đề của bộ phim là một cuộc đấu tranh anh hùng – một nghệ sĩ nhạc Jazz cố gắng vượt qua cơn nghiện Heroin của mình.

Đồ họa được thiết kế bởi Saul Bas, các tiêu đề cùng chuyển động với các hiệu ứng cắt giấy với một cánh tay của người nghiện làm trung tâm. Điều này được hiểu rằng, đối với mọi người, cánh tay là thể hiện mạnh mẽ nhất của một con nghiện. Saul Bass đã chọn cánh tay chứ không phải gương mặt diễn viên Frank Sinatra nổi tiếng để thể hiện các tiêu đề và áp phích quảng cáo cho phim.

Trong thập kỷ tiếp theo, ông tiếp tục mài dũa tay nghề của mình bằng cách tạo ra các chuyển động mini-movie cho phim Around the World in 80 Days của Mike Todd và những đôi mắt đẫm lệ cho Bonjour Tristesse của Preminger năm 1958.

 The Seven Year Itch

Marin Scorsense từng mô tả phương pháp tiếp cận của Saul Bass và các hình ảnh ông tạo ra là “một biểu tượng các hình ảnh được nhận ra lập tức và gắn liền với bộ phim.

Trong Vertingo năm 1958, những chuyển động tiêu đề đầu tiên cho Alfred Hitchcock, Bass chụp một gương mặt phụ nữ ở khoảng cách cực kỳ gần, và đôi mắt của cô ta sau đó bị xoay theo một vòng xoắn ốc như là máu thấm toàn bộ màn hình.

Trong suốt cuộc đời, Saul Bass đã sáng tạo hơn 50 loạt tiêu đề phim cho Preminger, Alfred Hitchcock và những người khác. Cho dù sau này, ông đã từng than phiền rằng những chuyển động trong “Man with the Golden Arm” là “một chút thất vọng, vì nó được bắt chước”.

Với công việc họa sĩ thương mại, ông tạo ra nhiều thiết kế biểu tượng cho United Airline, AT&T, Minolta, Bell Telphone System và Warner Communication. Ông cũng thiết kế áp phích cho Olympic năm 1984 tại Los Angerles.

Từ trái qua phải, trên xuống dưới: Bell 1969, AT&T 1984, Quaker Oats 1971, United Airlines 1973, Every National 1990, Dixie 1969.

Minolta 1978, Girl Scounts 1978, Warner Communications 1972 và Kleenex

Sau khi ông qua đời, tờ New York Times đã đăng cáo phó và dành cho Saul Bass những lời ca ngợi ông là “đạo diễn của trường phái tối giản, người đã làm chuyển động một cánh tay gai góc năm 1955 và tạo một thể loại phim… và nâng nó lên một tầm nghệ thuật.”

Một số tác phẩm của Saul Bass

Around the world in eighty days (1956)

Anatomy of a murder (1959)

Cùng tác giả

#Tag

Commercial Video hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Tập 5 PURE NOW Show: Covid-19 có thực sự là cơ hội để đồ họa chuyển động lên ngôi?
Tập 5 PURE NOW Show: Covid-19 có thực sự là cơ hội để đồ họa chuyển động lên ngôi?
Trong tập 5 PURE NOW Show, chúng ta sẽ trò chuyện cùng William Chan – Creative Director/Founder TMRRW và PHUNK studio để lắng nghe về hành trình chinh phục công việc đồ…
William Chan: Người đứng sau hàng loạt thiết kế chuyển động của các thương hiệu quốc tế
William Chan: Người đứng sau hàng loạt thiết kế chuyển động của các thương hiệu quốc tế
Sáng tạo và con đường chinh phục sáng tạo chưa bao giờ là dễ dàng. Và hơn hết, để được các thương hiệu nổi tiếng chọn mặt gửi vàng đối…
Chris Catchpole - cái tên được xướng danh là ‘Phù thủy trong ngành sáng tạo’
Chris Catchpole - cái tên được xướng danh là ‘Phù thủy trong ngành sáng tạo’
“Đừng cố nhồi nhét suy nghĩ rằng mình sẽ làm một ý tưởng gì đó thật hay, thật sáng tạo, bởi nó sẽ đè chết bộ não của bạn. Hãy…