Quy trình làm UX và sự quan trọng của nó

Là 1 UX designer, tôi dám chắc rằng bạn đã từng bị hỏi nhiều lần câu “Quy trình UX design của bạn là gì? Nó có gì và nó gồm bao nhiêu bước?”. Có 1 lý do đơn giản là tại sao câu hỏi này quá phổ biến trong giới designers: Quy trình UX là nền tảng của UX design, là lĩnh vực quan trọng của UX design. Nếu không có quy trình UX design, người thiết kế hoàn toàn sẽ đi vào bế tắc. Một quy trình UX rõ ràng và ngắn gọn, mặt khác, sẽ có thể đưa ra bản nháp trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.

Trong nội dung bài này, chúng tôi sẽ định nghĩa 1 quy trình UX design tổng thể, cũng như tuần tự những giai đoạn UX cụ thể cần phải làm. Chúng ta cũng sẽ thấy ở mỗi giai đoạn, phương pháp nào có thể được sử dụng bởi UX designers.

Quy trình UX trông như thế nào?

Câu trả lời cho câu hỏi này là: Còn tùy. Một quy trình UX design không những là cái gì đó mà mọi người có trong ngành công nghiệp UX, mà còn là điều mà mọi người làm 1 cách khác biệt. Điều này xảy ra là vì quy trình UX phụ thuộc vào độ nặng của mỗi dự án. Những dự án khác nhau đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau: cách tiếp cận với website doanh nghiệp sẽ khác với cách mà chúng ta thiết kế 1 ứng dụng dành cho việc hẹn hò. Và trong khi đó có 1 vài UX designers thực tập phải bám theo mỗi dự án (như là việc thực thi nghiên cứu sản phẩm trước khi chuyển cho bên tạo mẫu), có những nguyên lý trong mỗi phần của quy trình mà đã thành quy ước khi thiết kế cho những dự án cụ thể.

Tổng quan quy trình UX

Mỗi quy trình UX phải gồm 5 giai đoạn chính sau:

1. Xác định sản phẩm

Một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong UX design là phải thật sự thống nhất về sản phẩm, thậm chí phải xong trước khi quy trình UX design bắt đầu. Trước khi bạn có thể xây dựng 1 sản phẩm, bạn cần hiểu ngữ cảnh cho sự tồn tại của sản phẩm đó. Giai đoạn xác định sản phẩm sẽ thiết lập bước đệm cho sự thành công của sản phẩm. Trong suốt giai đoạn này, UX designers động não về sản phẩm ở mức độ cao nhất (cơ bản vẫn dựa trên ý tưởng ban đầu của sản phẩm) với các bên có liên quan.

Giai đoạn này thường bao gồm:

Những cuộc phỏng vấn với các bên liên quan: việc làm này là để kết nối các hiểu biết có được lại, phục vụ cho những mục tiêu của họ. Việc xác định mục tiêu và giá trị của sản phẩm mà bạn sẽ xây dựng như là chìa khóa quan trọng để dẫn đến quy trình đạt hiệu quả cao.

Lập kế hoạch những công việc mang lại hiệu quả cao: sẽ giúp lập ra những lĩnh vực quan trọng của sản phẩm: nó là cái gì, nó được dành cho ai, và nó sẽ được sử dụng khi nào/ở đâu. Việc lập như thế sẽ giúp cho đội và các bên liên quan có được tiếng nói chung về những gì liên quan đến sản phẩm.

Phác thảo ý tưởng: tạo ra mockup về những gì mà đồng đội đang mong muốn thực hiện.

Những buổi họp về dự án: Những buổi họp như thế sẽ mang những nhân tố quan trọng trong team xích lại gần nhau để lập ra những kỳ vọng mà các bên liên quan mong muốn. Buổi họp khái quát chung về mục đích của sản phẩm ở cấp độ cao, người mà được tham gia vào thiết kế và phát triển sản phẩm, họ sẽ làm việc với nhau như thế nào, và những bên liên quan mong đợi gì (ví dụ như KPI và sự thành công của sản phẩm sẽ được đo lường như thế nào).

2. Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm

Khi ý tưởng về sản phẩm được xác định, thì việc nghiên cứu sản phẩm (bao gồm nghiên cứu người dùngthị trường) sẽ cung cấp một nửa cơ bản phần còn lại cho 1 thiết kế đẹp. Những bài nghiên cứu tốt sẽ giúp sản phẩm của bạn truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng cũng như giúp quá trình thiết kế tiết kiệm được thời gian và tiền bạc (mặc dù cũng sẽ có 1 vài điều chỉnh nhỏ trong suốt quá trình thiết kế).

Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm có lẽ là đa dạng nhất giữa những dự án – sự khác biệt của giai đoạn dựa trên độ phức tạp của sản phẩm, thời gian, những nguồn lực sẵn có và nhiều nhân tố khác. Giai đoạn này có thể bao gồm:

Những cuộc phỏng vấn kỹ từng cá nhân (hay IDI): Một trải nghiệm sản phẩm tuyệt bắt đầu với việc hiểu đúng đối tượng người dùng. UX designers không những muốn biết người dùng của họ là ai, mà còn muốn hiểu sâu, hiểu kỹ những nhu cầu, những nỗi sợ, những động lực, và hành vi của họ.

Những cuộc nghiên cứu đối thủ: Sự phân tích kỹ những sản phẩm của đối thủ sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nghiên cứu giúp cho UX designers hiểu được những tiêu chuẩn của ngành công nghiệp này và nhận thức được những cơ hội cho sản phẩm trong lĩnh vực mà mình hoạt động.

3. Giai đoạn phân tích sản phẩm

Mục đích của giai đoạn phân tích sản phẩm là vẽ ra được mong muốn của đối tượng từ dữ liệu thu thập được trong suốt quy trình nghiên cứu sản phẩm. Việc nắm bắt, tổ chức và suy luận từ việc người dùng muốn/nghĩ/cần “” có thể giúp cho UX designers bắt đầu hiểu là “tại sao” họ lại muốn/nghĩ/cần những thứ đó. Trong suốt giai đoạn này, người thiết kế xác nhận rằng những giả thuyết quan trọng nhất là trở nên có giá trị.

Giai đoạn này thường gồm:

Tạo ra hồ sơ người dùng ảo: Người dùng có những tính cách giả được tạo ra để đại diện những kiểu người dùng khác nhau, những người mà sử dụng sản phẩm theo cách giống nhau. Mục đích của việc tạo hồ sơ ảo này là để tạo dữ liệu đại diện cho nhóm khách hàng tiềm năng có thật và đáng tin cậy.

Tạo ra sơ đồ trải nghiệm: Một sơ đồ trải nghiệm là công cụ thiết kế quan trọng để hiểu được sự tương tác với sản phẩm/dịch vụ trên quan điểm của người dùng. Một sơ đồ trải nghiệm cơ bản là đại diện về mặt hình ảnh giúp hình dung rõ nét hơn về hành vi của người dùng đối với sản phẩm/dịch vụ đó. Một sơ đồ trải nghiệm cơ bản chỉ theo 1 đường (1 người dùng, 1 mục tiêu, 1 kịch bản) thậm chí ngay cả khi sản phẩm/dịch vụ cho phép nhiều luồng khác nhau.

4. Giai đoạn thiết kế

Khi những mong đợi của người dùng từ sản phẩm được thiết lập (như là mục tiêu của họ là gì và họ thích vận hành sản phẩm như thế nào), thì UX designers sẽ chuyển qua giai đoạn thiết kế. Một giai đoạn thiết kế hiệu quả là cần cả sự cộng tác cao (đòi hỏi sự tham gia từ toàn thể team vào việc phát triển sản phẩm) và tính lặp lại (nghĩa là chu kỳ lặp lại này để đánh giá lại ý kiến và các giả thuyết ban đầu).

Giai đoạn thiết kế thường gồm:

Phác thảo: Phác thảo là cách dễ nhất để hình dung hóa ý tưởng của chúng ta. Việc vẽ bằng tay cũng là cách nhanh nhất để hình dung hóa ý tưởng – nó cho phép người thiết kế mường tượng ra được những giải pháp thiết kế trên diện rộng trước khi quyết định chọn giải pháp nào.

Tạo wireframes: Wireframes là 1 dạng hướng dẫn bằng hình ảnh, đại diện cho cấu trúc trang (thể hiện rõ tính cấp bậc và các yếu tố chính). Việc vẽ Wireframe như là xương sống của sản phẩm – người thiết kế thường sử dụng chúng như là khung xương chính của mockups.

Tạo prototypes: Nếu wireframes thể hiện cấu trúc và tính cấp bậc (thị giác), thì prototypes thể hiện cho việc trải nghiệm tương tác (cả thị giác và xúc giác). Prototype là cách mô phỏng về sản phẩm, được dựng lên từ các wireframe và có thể click lên được.

Tạo ra những thông số kỹ thuật về thiết kế: Những thông số kỹ thuật về thiết kế gồm hành vi người dùng (user flow) và sơ đồ trạng thái nhiệm vụ (task flow diagrams), bao quát tất cả chức năng và những style mà sản phẩm yêu cầu. Thông số kỹ thuật về thiết kế miêu tả quá trình và các yếu tố đồ họa được thể hiện trong sản phẩm.

5. Giai đoạn đánh giá

– Sản phẩm được đánh giá bởi các bên có liên quan và người dùng cuối qua hàng loạt những buổi đánh giá từ người dùng.

– Giống với giai đoạn nghiên cứu sản phẩm, giai đoạn này cũng khác nhau giữa các dự án. Giai đoạn đánh giá có thể gồm:

“Hãy ăn thức ăn nhanh của chính bạn:” Khi đội thiết kế liên tục lặp lại việc đánh giá sản phẩm cùng với đội sản xuất là 1 kỹ thuật đánh giá có mức phí thấp nhất.

Những buổi người dùng đánh giá: đa phần là đánh giá về thiết kế, dựa trên những bài đánh giá với người dùng thật. Những buổi ấy có rất nhiều hình thức đánh giá, một vài hình thức phổ biến nhất là usability testing, focus groups, beta testing, A/B testing, và thực hiện những cuộc khảo sát.

Tạo ra nhật ký người dùng: Nhật ký người dùng thì rất tốt cho việc nắm bắt thông tin từ thế giới thật. Bằng việc sử dụng Google Docs, người UX designers có thể tạo nên những template đơn giản và sau đó gồm những câu hỏi đóng-mở như sau:

Bạn đã ở đâu khi sử dụng sản phẩm?

Bạn đã hy vọng sẽ đạt được nhiệm vụ gì?

Có điều gì đó làm bạn thất vọng không?

Phân tích các đơn vị đo: Những con số được cung cấp bởi công cụ phân tích về việc người dùng tương tác với sản phẩm như thế nào, gồm: lượng click, thời gian điều hướng (navigation time), lượng tìm kiếm (search queries)… Các đơn vị đo cũng có thể “không bao quát hết những điều không mong đợi”, những hành vi bên ngoài không phản ánh đúng việc đánh giá người dùng.

Làm việc với những phản hồi từ người dùng: dữ liệu phản hồi (như những phiếu hỗ trợ, những bài báo cáo lỗi, và những bài phân tích khác) sẽ giúp sản phẩm trau chuốt hơn.

Làm sao cải thiện quy trình UX Design

Bây giờ bạn đã thấy mỗi giai đoạn được gắn kết với nhau như thế nào, hãy xem xét 1 vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp ích cho việc cải thiện quy trình UX Design:

XEM XÉT VIỆC CHỒNG CHÉO GIỮA CÁC GIAI ĐOẠN VÀ VIỆC LẶP LẠI CÁC QUY TRÌNH

Điều quan trọng phải hiểu rằng quy trình UX design không bao giờ rập khuôn,quy trình của dự án này sẽ khác với quy trình của dự án kia. Các giai đoạn của quy trình UX thường chồng chéo và giữa các giai đoạn thường bổ trợ qua lại. Vì UX designer phải học nhiều về xử lý vấn đề, người dùng và những chi tiết về dự án (đặc biệt là những khó khăn), nên sẽ cần thiết khi tham khảo lại một vài nghiên cứu đã làm trước đây hay cố gắng thử những ý tưởng thiết kế mới.

SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIAO TIẾP

Giao tiếp là kỹ năng quan trong trong UX design. Việc làm thiết kế đẹp là 1 chuyện,nhưng giao tiếp trong thiết kế cũng quan trọng không kém, thậm chí những ý tưởng hay nhất sẽ thất bại nếu chúng không được chấp nhận bởi team và các bên có liên quan. Đó là lý do tại sao những UX designer giỏi là những nhà giao tiếp giỏi.

QUY TRÌNH CÓ TÍNH LINH HOẠT CHO TỪNG DỰ ÁN

Những UX designer phải linh động với mỗi dự án – quá trình làm việc phải thỏa những yêu cầu của từng dự án cụ thể, cả về khía cạnh doanh nghiệp và tính năng của sản phẩm. Một quy trình thành công là phải đáp ứng được các chủ doanh nghiệp và được chứng nhận hiệu quả từ khách hàng.

KẾT LUẬN

Khi đến với quy trình UX design, không có quy trình nào là thỏa mãn hết tất cả. Nhưng bất kể quy trình UX của bạn có ít giai đoạn hay là bị lấp đầy bởi các hoạt động, thì mục tiêu của mỗi quy trình UX design là như nhau – tạo ra 1 sản phẩm tốt cho người dùng. Vì vậy, hãy sử dụng những gì tốt nhất cho dự án của bạn, không được nghỉ ngơi, và liên tục cải thiện quy trình UX của bạn như là việc cải thiện sản phẩm.

(Sưu tầm – UX_Process_What_It_Is_What_It_Looks_Like_Why_It_Importance)

Cùng tác giả

#Tag

hướng dẫn Hướng dẫn prototype ux web/app design wireframe

iDesign Must-try

Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hoạt động cắt dán thúc đẩy phá vỡ các quy tắc và kết hợp những yếu tố khác nhau theo nhiều cách bất ngờ. Hãy cùng iDesign khám phá một…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
11 Bí mật về công việc thiết kế web sẽ không ai nói với bạn
11 Bí mật về công việc thiết kế web sẽ không ai nói với bạn
Là một nhà thiết kế web, chắc hẳn, bạn sẽ có nhiều điều để suy nghĩ trong thị trường đầy cạnh tranh này. Bạn có các kỹ năng, sự tinh tế,…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…