Orville và Wilbur - bậc thầy của tư duy thiết kế

“Tốt hơn hết chúng ta nên tìm hiểu cách bay từ những con vật đã bay chuyên nghiệp“, Orville nói, “Học bí kíp bay từ loài chim là việc tuyệt vời, giống như học bí kíp ảo thuật từ một ảo thuật gia vậy“.

0 x4u6ezklbvzh q2a
Orville Wright (19/8/1871 – 30/1/1948) và Wilbur Wright (16/4/1867 – 30/5/1912)

Mọi người đều biết anh em nhà Wright đã làm được gì, nhưng không phải ai cũng biết họ đã làm điều đó như thế nào. Họ đã đặt ra một mục tiêu và chỉ một mục tiêu duy nhất để “mở khóa” bí ẩn của ngành hàng không. Cách tiếp cận tuy có chút không chính thống so với cách mọi người vẫn làm trước đó, nhưng chính họ lại là những người đầu tiên thực sự bay lên bầu trời. Thay vì chỉ ngồi tại bàn làm việc để cố gắng tìm ra cách bay, anh em nhà Wright đã vận dụng tư duy thiết kế và thực hiện một quy trình đúng đắn. Quy trình tư duy thiết kế bao gồm 5 bước: Empathy (Thấu hiểu), Define (Xác định), Ideate/Brainstorm (Suy nghĩ/Động não), Prototype (Nguyên mẫu), và cuối cùng là Test (Thử nghiệm).

Bước 1

  • Thấu hiểu – Đây là một trong những bước quan trọng nhất vì nó đòi hỏi bạn phải vận động, rời khỏi bàn làm việc và thực sự đặt mình vào hoàn cảnh bạn muốn giải quyết. Bằng cách này, bạn có thể quan sát trực tiếp vấn đề thay vì ngồi một chỗ đoán già đoán non.

Bước 2

  • Xác định – Tập hợp thông tin thu thập được từ bước 1 và xác định vấn đề cần giải quyết.

Bước 3

  • Suy nghĩ/Động não – Đây là lúc nảy ra nhiều ý tưởng. Cách tốt nhất để có được ý tưởng mới là cho đồng hồ đếm ngược trong 60 giây và viết ra thật nhanh những ý tưởng đầu tiên bạn nghĩ đến. Sau đó, khi hết 60 giây, hãy phân tích tất cả ý tưởng và tập trung chọn ra những ý tốt nhất. Phương pháp hẹn giờ 60 giây không phải là phương pháp duy nhất để động não, có rất nhiều cách hiệu quả và độc đáo khác, tất cả đều mang lại kết quả tuyệt vời.

Bước 4

  • Nguyên mẫu – trong bước này, hãy tạo ra bản mẫu tốt nhất nhưng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức nhất có thể.

Bước 5

  • Thử nghiệm – bước cuối cùng của quy trình tư duy thiết kế. Đây là lúc đánh giá trải nghiệm và tìm ra cách tốt nhất để cải thiện. Chỉnh sửa và thử lại cho đến khi giải quyết được vấn đề.

Đây là chi tiết về từng bước của quu trình tư duy thiết kế:

Anh em nhà Wright đã làm theo từng bước trong quy trình này để phát minh được chiếc máy bay đầu tiên của họ.

Anh em nhà Wright đã đạt được sự thấu hiểu theo hai góc nhìn khác nhau.

Đầu tiên, hai anh em viết thư cho Smithsonian (một học viện nghiên cứu và bảo tàng của chính phủ Hoa Kỳ) yêu cầu phía Smithsonian gửi cho họ mọi tài liệu đã thu thập được về hàng không. Sau đó, hai anh em dành rất nhiều thời gian cẩn thận phân tích dữ liệu để nắm được kiến ​​thức tổng quan về lĩnh vực này.

Đồng thời, họ đến Kitty Hawk, ngồi trên bãi biển hàng giờ để xem và phân tích tập quán bay của loài chim. “Tốt hơn hết, chúng ta nên tìm hiểu cách bay từ những con vật đã bay chuyên nghiệp”. Orville nói, “Học bí kíp bay từ loài chim là việc tuyệt vời, giống như học bí kíp ảo thuật từ một ảo thuật gia vậy”. Một người đàn ông tên John T. Daniels chứng kiến cảnh tượng ấy cho biết, “Họ đứng trên bãi biển nhiều giờ liền chỉ để nhìn những con mòng biển đang bay, bay vút”.

Khi hòa mình vào thế giới loài chim, hai anh em học được nhiều hơn những gì họ tưởng tượng. Không một ai trước đó đã làm theo cách anh em nhà Wright đã làm, họ có những tư duy tiến bộ, độc đáo và đó là tài sản lớn nhất họ sở hữu.

0 3efktr187yrdpm8a
Máy bay lượn đầu tiên của anh em nhà Wright.

Sau khi có sự thấu hiểu nhất định, anh em nhà Wright bắt đầu bước thứ hai của quy trình tư duy thiết kế và xác định vấn đề mà họ muốn giải quyết. Khi phân tích dữ liệu từ Smithsonian ở bước 1, họ kết luận phải giải quyết vấn đề của sự cân bằng. Một trong hai anh em thậm chí đã viết trong một bức thư rằng ông hy vọng sẽ học được gì đó từ phương pháp của những người thử nghiệm đi trước. Một vấn đề khác mà hai anh em trăn trở: “Liệu loài chim đã dùng sức gió như thế nào, và làm thế nào chỉ dùng sức gió gió để bay?”. Việc xác định rõ vấn đề mở ra cánh cửa cho những gì cần phải quyết tâm đạt được sau đó.

Việc tiếp theo là suy nghĩ về cách giải quyết các vấn đề đã xác định. Hai anh em đi đến kết luận sẽ thử nghiệm bay, nhưng họ cần địa điểm hoàn hảo, một nơi nào đó tách biệt khỏi đám đông và họ không bị làm phiền; một nơi không có mưa hoặc thời tiết khắc nghiệt; một nơi họ có thể đo được sức gió ít nhất 15 dặm/giờ; và cuối cùng, phải có đồi cát để đáp cánh nhẹ nhàng. Wilbur gửi những câu hỏi này đến Văn phòng Thời tiết Hoa Kỳ ở Washington và nhận được câu trả lời, rằng nơi hội tụ đủ những điều kiện này nằm cách xa ngoại ô North Carolina, gọi là Kitty Hawk. Vâng, sân khấu của Orville và Wilbur đây rồi!

Khái niệm của một nguyên mẫu, như đã nói ở trên, là việc tạo ra bản mẫu tốt nhất nhưng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức nhất có thể. Anh em nhà Wright đã thực hiện chính xác điều này, tổng chi phí họ dùng để làm chiếc máy bay thử nghiệm đầu tiên – bao gồm cả khung sườn, dây, vải để che đôi cánh – chỉ trong khoảng 15 đô la. Đây là ví dụ hoàn hảo cho một nguyên mẫu: giá rẻ, không mất nhiều thời gian để thực hiện, và họ đã học được rất nhiều trong khi sử dụng nó.

Bước cuối cùng, thử nghiệm.

Orville và Wilbur đã trải qua hàng giờ đồng hồ bay thử bằng máy bay lượn họ làm ra. Mỗi lần bay thử, họ lại ghi nhận những điểm còn sai sót và liêc tục điều chỉnh. Lặp đi lặp lại quá trình thử nghiệm cho đến khi bay thử thành công, nhưng đừng bị lừa, họ không học cách bay qua việc ngồi trên máy bay. Họ học cách bay bằng cách vận dụng quy trình tư duy thiết kế.

Đó chính xác là những gì anh em nhà Wright trải qua trong suốt hành trình đạt được mục tiêu của họ.

Hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ bài viết này, và cho dù vấn đề của bạn có ra sao, quy trình tư duy thiết kế sẽ giúp bạn như cách nó đã làm cho anh em nhà Wright. Vâng, bạn sẽ thất bại, rất nhiều lần, nhưng Orville và Wilbur cũng vậy. Chỉ cần đừng bỏ cuộc, kiên trì học hỏi kinh nghiệm từ chính thất bại của mình, rồi bạn sẽ ổn thôi!

Tác giả: Jayson Demild
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn bài viết: medium

Cùng tác giả

#Tag

design design thinking Kiến thức thiết kế tư duy thiết kế Wright Brothers

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…