Ôi! Khách Hàng

“Khách hàng” – Những người thiết kế đã nói quá đủ về họ, nào là “giết chết sáng tạo”, “Củ chuối”, “nhảm”…tôi có thể sưu tầm nhiều hơn thế.

Chúng ta sẽ dành tất cả những lời nói đó trong lúc bực dọc, ức chế, những thời điểm các sản phẩm bị gạt đi một cách không thương tiếc, những sản phẩm bị thay đổi so với ý tưởng ban đầu, hoặc quay ngoặt 180 độ so với yêu cầu ban đầu.

Tất cả khiến nhiều người thiết kế nhắc tới Khách hàng với một nỗi chán chường thất vọng.Tuy nhiên hãy bình tĩnh lại và nhìn nhận ở khía cạch khác.

Ôi! Khách Hàng – Người bạn tốt

Chúng ta đang làm những công việc đòi hỏi kiến thức. Tất nhiên là thế, bạn cần học về màu sắc, sắp xếp bố cục, xử lý hình ảnh, typography, lưới… Và phần lớn thời gian thiết kế bạn phải quay cuồng trong việc sắp xếp mọi thứ, giúp cho chúng làm việc tốt với nhau.

Bạn thiết kế sản phẩm này qua sản phẩm khác, và như một khái niệm về sự chuyên nghiệp hóa, bạn tạo nên những thói quen sử dụng, bạn có những công thức cho mỗi sản phẩm nhằm tối ưu thời gian hoàn thành một thiết kế.

Trong công việc, chẳng có cái gọi là “Đợi chờ cảm hứng”, “Thời gian sáng tạo tốt nhất”… mọi thứ chỉ là mơ tưởng khi Sếp nói với bạn: Chiều nay phải xong đấy nhé, đang gấp! – Bạn chưa kịp sản phẩm cho “chiều nay xong” lại có sản phẩm cần gấp trong…sáng mai!!?

Trong tất cả vòng quay đó, khách hàng chính là ngươì bạn của chúng ta. Họ định hướng bạn, giúp bạn tạo ra những điểm riêng biệt của sản phẩm. Họ đem khả năng của bạn để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.

Trong quy trình tạo ra một thiết kế, khách hàng không chỉ là người trả tiền, mà luôn là người biết rõ họ cần gì, những người sử dụng thiết kế của bạn cần gì?

Bạn sẽ thấy sai lầm nếu đem một thiết kế phong cách tối giản vào thiết kế bao bì ở Việt Nam, khi mà người tiêu dùng, các bà nội trợ luôn muốn thấy hình ảnh sản phẩm ở ngay phía trước.

Bạn không thể dùng một màu sắc đang là xu hướng hàng đầu thế giới, để thiết kế một sản phẩm mà thị trường là vùng nông thôn, những người quá quen vơí việc màu đỏ là sang trọng, hay sạch sẽ, đầy màu sắc là tiêu chí để họ lựa chọn.

Và còn rất nhiều thứ, mà một người thiết kế (hoặc bất cứ ai) cũng không thể nắm hết được. Đó là những thứ cần va chạm, trải nghiệm, hoặc khoa học hơn là những thống kê, những nghiên cứu từ các tổ chức độc lập.

Là một nhà thiết kế tốt, bạn luôn làm việc với khách hàng, họ sẽ là người đánh giá tài năng của bạn, chỉ ra điểm yếu, điểm mạnh của bạn thông qua mức độ thành công của mỗi sản phẩm.

Sáng tạo, và sự hoàn hảo không sinh ra trong một môi trường dễ dãi. Bạn tốt là những người khó tính, tỉ mỉ, khen chê công tâm. Bạn xấu là những người hay gật đầu, ba phải. Bạn muốn thành công, bạn cần làm việc với những người khó tính.

Những người chỉ một cái lắc đầu, hất đổ tất cả những sáng tạo, thời gian làm việc chăm chỉ của bạn… Nhưng đi sai đối tượng mục tiêu. Những người kiểm tra sản phẩm của bạn, phát hiện những lỗi mà bạn mải mê làm việc (hoặc vì không tập trung) bỏ qua nó. Những người luôn đặt các câu hỏi khiến bạn phải căng óc giải đáp một cách hợp lý, dễ hiểu.

Những người đòi hỏi bạn luôn có …3 mẫu thiết kế để họ dễ dàng lựa chọn. Họ luôn thích “sống thử”, và cũng chẳng quan tâm đến với mỗi lần yêu cầu “sống thử” đó, bạn phải hy sinh thế nào, và dù sự hy sinh của bạn tới đâu, họ vẫn yêu cầu bạn “thử” thêm lần nữa.

Tất cả đó là Khách Hàng.

Họ trả tiền để bạn thành công, để bạn luôn luôn phải vượt ngưỡng chịu đựng, vượt ngưỡng suy nghĩ. Họ nâng các bài tập, khối lượng công việc, những kỹ năng, trải nghiệm mới cho bạn.

Nếu bạn đi học thì bạn phải trả tiền cho những bài học đó, còn đối với Khách hàng, họ lại trả tiền cho những gì bạn được học.

Vậy có phải Khách hàng – Người bạn tốt?

Kết luận

Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc làm hiệc với khách hàng, tôi cũng đã không biết bao nhiêu lần “khóc thầm” với họ, tôi cũng không biết bao lần mỉa mai óc thẩm mỹ của Khách hàng.

Nhưng đến lúc này, nếu ai đó nói tôi thiết kế tốt, thì người tôi phải cám ơn chính là những khách hàng của tôi. Họ đã nuôi tôi, chỉ bảo cho tôi. Họ chính là thước đo cho thành công của tôi.

Nếu phần lớn khách hàng than phiền về chất lượng của thiết kế của tôi, bất luận họ là ai thì tôi cũng là một người thiết kế kém cỏi.

Mời bạn để lại bình luận để trao đổi cùng Bachi.

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá

iDesign Must-try

gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
"Sống theo cái mà mình cảm nhận là hạnh phúc, khi cảm nhận được thì mình sẽ tôn trọng nó."
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 1)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 1)
"Người làm về văn hóa muốn tồn tại thì cần có thời gian, niềm tin, tính kiên nhẫn và quan trọng là sự ủng hộ từ cộng đồng thiết kế."
Bộ tham mưu của Pixar và tầm quan trọng của văn hóa sáng tạo
Bộ tham mưu của Pixar và tầm quan trọng của văn hóa sáng tạo
Để tạo nên một thứ vĩ đại, bạn phải hòa mình vào chính nó, trong cả cuộc sống và nhịp thở. Mục tiêu của Bộ tham mưu là mở rộng…
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.
Những điều tôi học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.1)
Những điều tôi học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.1)
Dưới đây là một danh sách dài những bài học trong chuyến hành trình "nhà thiết kế Google" của tôi.
Người thiết kế giỏi vs người thiết kế dở
Người thiết kế giỏi vs người thiết kế dở
"Người thiết kế giỏi "sống chết" cùng với vấn đề của khách hàng. Người thiết kế dở "sống chết" với vấn đề của anh ta."