Những yếu tố làm nên một key art đắt giá (Phần 2)

Tiếp tục với chủ đề về key art trong thiết kế poster phim, hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá những khía cạnh làm nên một key art đắt giá.

Những yếu tố làm nên một key art đắt giá

Điều gì sẽ làm nên sự khác biệt giữa key art tầm thường và key art đắt giá? Có quá nhiều nhân tố vây quanh tâm trí bạn, nhưng chỉ có những gì tinh túy và cô đọng nhất được lựa chọn. Sẽ có những câu hỏi trọng tâm dẫn dắt bạn đến với lựa chọn đúng đắn nhất, và bạn có đang tò mò về những câu hỏi ấy không?

1. Liệu thiết kế của bạn có đáng nhớ?

Năm 1991, Jodie Foster đóng vai chính trong hai bộ phim. Cả 2 tấm poster trong 2 bộ phim này đều mang hình ảnh của cô. Một poster trông giống như các bức ảnh chân dung điển hình trong một gia đình – điều mà bạn có thể tìm thấy ở các khung ảnh trong siêu thị Walmart. Tấm còn lại tập trung vào hình ảnh của một chú bướm đêm nổi bật trên khuôn mặt mờ ảo của nữ diễn viên.

Để tạo ra những hình ảnh ấn tượng không thể nào quên, bạn sẽ phải chinh phục sự tưởng tượng bên trong bạn, và luôn sẵn sàng bước theo những lối rẽ trái với mong đợi ban đầu, và còn cần thêm một chút may mắn.

Nhiều poster phim thường bị đóng khung trong những lối thiết kế rập khuôn, chỉ khác biệt về nhân vật và thêm thắt một vài yếu tố đặc trưng. Có rất nhiều bài viết chuyên môn dành cho các poster phim, nhưng trong số đó có không ít những bài viết chứa đựng nội dung đã quá mức quen thuộc và chẳng có gì mới mẻ. Bạn có thể tạo ra một hình ảnh mà không cần đi theo những chỉ dẫn quen thuộc. Dưới đây là vài ví dụ tiêu biểu về poster phim dành cho bạn.

  • Bạn có nhận thấy ám hiệu mà tấm poster của phim American Beauty (tạm dịch: vẻ đẹp Mỹ) đang ám chỉ? Hãy nhìn gần hơn nào… Bố cục trong poster phim American Beauty khiến người ta liên tưởng đến thị dâm – như thể bạn đang nhìn ngó thân xác của một người đàn bà khỏa thân, và đóa hồng thắm nổi bật. Đây là một hình ảnh chứa đựng đồng thời sự quyến rũ và vẻ đẹp ma mị.
  • Poster của bộ phim Jacob’s Ladder (tạm dịch: cái thang Jacob) làm mờ đi nhân vật chính và khơi gợi cảm giác về một sự cô lập – bằng màu đen đầy ám ảnh. Cách thức thể hiện có đôi chút kì lạ, tập trung vào đôi mắt và gợi cho công chúng sự liên tưởng về nỗi sợ hãi và những cơn ác mộng, dẫn dắt bạn không thể nào ngăn được tâm trí mình bị kích thích và tò mò về câu chuyện của bộ phim.
  • Full Metal Jacket (tạm dịch: áo giáp sắt) cho công chúng thấy sự chia cách của chiến tranh qua hình ảnh của chiếc mũ cối đơn độc; dòng chữ “Born to Kill” (tạm dịch: sinh ra để giết chóc) cùng những viên đạn đứng vững vàng trên chiếc mũ như một tín hiệu của hòa bình chấm dứt chiến tranh. Đó cũng là chi tiết thu hút sự chú ý xuyên suốt bộ phim – một kĩ xảo thực sự thông minh.

Một điểm đáng chú ý khác, đó là tất cả các thiết kế poster trong ví dụ trên (và cả những poster mang tính biểu tượng) đều chứa key art – được tạo ra dành riêng cho poster đó. Không có bất kì bức ảnh nào được chụp riêng lẻ, và chắc chắn cũng không phải là hình ảnh cắt ra từ bộ phim; một vài hình ảnh thậm chí còn không xuất hiện trong nội dung phim.

Hãy thử so sánh với những ví dụ dưới đây, bạn sẽ nhận thấy đây là những thiết kế đi theo xu hướng chọn lọc hình ảnh được cắt ra từ bộ phim, đặt thêm một vài dòng tựa đề và chúng ta đã có được một vài poster phim không mấy nổi bật.

2. Liệu poster phim có khơi gợi được cảm xúc của công chúng?

Đây cũng là đích đến sau cùng của nghệ thuật – theo một cách chủ quan. Và điều này khiến chúng ta một lần nữa phải đề cập đến key art. Nỗi sợ hãi, lo âu, cảm xúc hạnh phúc, tự hào, tâm trạng phấn khích, ma mãnh, sự giận dữ – ai cũng đều muốn mang về cho mình một xúc cảm nào đó. Và key art chính là chìa khóa giúp công chúng cảm nhận điều này. Đó cũng chính là lúc mà bộ phim của bạn bước lên một tầm cao mới.

Chạm đến cảm xúc trong tiềm thức của mỗi cá nhân chỉ với một hình ảnh đơn nhất không phải là chuyện dễ dàng.

Có thể việc gây ấn tượng với người xem bằng sự sợ hãi hoặc một cú shock có thể dễ dàng hơn đôi chút, bởi vì cảm xúc của con người thường bị chi phối bởi bạo lực, tình dục và những câu chuyện kinh dị; nhưng đó không phải là những xúc cảm duy nhất bạn có thể truyền tải.

Bạn có tin rằng hạnh phúc có thể truyền tải qua poster? Hãy theo dõi ví dụ dưới đây.

3. Poster phim có truyền tải một thông điệp?

Hình ảnh của một diễn viên có thể chỉ đơn thuần – là hình ảnh của cá nhân đó.

Nếu bản brief marketing của bạn muốn đặc tả về diễn viên, bạn có thể có 2 cách tiếp cận rất khác nhau. Cách thứ nhất là đơn thuần sử dụng hình ảnh của diễn viên như một công cụ giúp tăng doanh thu bộ phim, nhưng đó không hẳn là sự lựa chọn khôn ngoan về lâu dài.

Phương án thứ 2 – là kể một câu chuyện qua hình ảnh diễn viên. Poster của bộ phim Nightcrawler (tạm dịch: kẻ săn tin đen) hàm chứa nhiều ẩn ý hơn những gì bạn có thể cảm nhận. Một người đàn ông mang cặp kính gọng tròn, phản chiếu hoàng hôn đang dần buông xuống – khiến chúng ta có đôi chút nghi ngờ; phải chăng anh ta đang cố che giấu điều gì đó? Cái nhíu mày kia mang ý nghĩa gì? Bối cảnh là thành phố Los Angeles (được thể hiện qua hình ảnh phản chiếu qua cặp kính), và tấm poster trông giống như một tờ bìa làm từ bột giấy với những đường vân hoa hồng (rosette pattern) và tựa đề của bộ phim được làm nổi bật lên – gợi cho bạn cảm nhận về tone màu xuyên suốt bộ phim – như chứa đựng một tội ác. Khóe môi của nhân vật tiết lộ cho bạn rằng đó là Jake Gyllenhaal , nhưng có gì đó khiến anh ta trông khác biệt so với hình ảnh mà công chúng thường thấy về anh. Và bố cục của bức ảnh, gần như zoom cận cảnh vào chân dung của một người đàn ông – phải chăng câu chuyện của bộ phim sẽ được dẫn dắt bởi chính nhân vật này?

So sánh giữa hai poster, cả hai phong cách đặc trưng mà chúng ta có thể nhận thấy rõ, đó là gần như sử dụng hình ảnh của nhân vật chính. Nhưng một trong số đó thực sự được thiết kế rất “art” và tấm còn lại dường như chỉ là một tấm ảnh thông thường kèm theo một dòng tiêu đề đắp vào khoảng trống.

Câu hỏi này thực sự rất quan trọng và giúp bạn định hình được những cảm xúc đọng lại trong lòng công chúng.

4. Liệu thiết kế có mời gọi những ý tưởng?

Một mảnh ghép nghệ thuật đậm chất “art” sẽ mời gọi công chúng đưa ra những góp ý. Bức họa nàng Mona Lisa không hẳn là bức chân dung quá hoàn hảo – nếu bạn tìm kiếm trên Google, chỉ vỏn vẹn một cú click chuột có thể mang đến hàng tá bức chân dung chân thực và ấn tượng hơn. Vậy điều gì đã làm cho bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci trở nên đặc biệt đến vậy? Chính là bởi nụ cười bí ẩn của nàng – chi tiết mà những bức chân dung khác không có được. Một nụ cười có thể mang nhiều ẩn ý, tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

Một vài poster phim và thiết kế bìa thành công nhất là khi mang đến không gian riêng cho công chúng, NƠI họ đắm chìm vào suy nghĩ và ý tưởng; và rồi lấp đầy những khoảng trống bằng sự tưởng tượng của mình.

Điều này đặc biệt quan trọng với những thiết kế bìa sách. Một quy luật mà nhiều người gần như nằm lòng, đó là không bao giờ đặt khuôn mặt của nhân vật chính tác phẩm lên trang bìa. Lý do thật ra rất đơn giản – sự định hình nhân vật của bạn có thể khác với độc giả, nhưng điều quan trọng hơn là, nguyên tắc này gợi ra những liên tưởng cho độc giả.

So sánh những trang bìa khác nhau cho cùng một quyển sách; một trong số đó mang khuôn mặt của một cô gái và những thiết kế còn lại thì không. Vậy thì thiết kế nào được coi là mạnh nhất? Bạn sẽ hứng thú với cái nào nhất? Và bìa sách nào sẽ thôi thúc bạn lật giở từng trang sách nhiều nhất?

Các poster phim về một loài sinh vật nào đó, cũng có thể áp dụng nguyên tắc tương tự. Poster phim nguyên bản về người ngoài hành tinh (Alien) không phải là một con quái vật Xenomorph – mà thay vào đó là hình ảnh về một quả trứng ếch đang tách vỏ, với một bản thể màu xanh lá đang dần lộ diện. Công chúng sẽ bắt đầu “điền vào chỗ trống” với những liên tưởng của mình về điều bí ẩn xuất hiện đằng sau lớp vỏ. Ý tưởng này thật sự đã nâng tầm cho bộ phim; khiến khán gỉa – những người từng theo dõi nguyên tác về phim người ngoài hành tinh không cảm thấy nhàm chán, và tiếp tục theo đuổi sự tò mò của mình về bộ phim này.

Điều này không có nghĩa là mỗi yếu tố của key art không có sự hiện diện của diễn viên hoặc nhân vật trong phim – hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất ở đây là thiết kế phải truyền tải thông điệp của bộ phim và thôi thúc người xem phải bỏ tiền vào tác phẩm đó.

Những poster này đều sử dụng hình ảnh nhân vật hoặc diễn viên, mà vẫn khơi gợi được sự hứng thú và được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau cho bạn đưa những ý tưởng của mình vào trong dự án và đắm mình vào thế giới của bạn.

Tổng kết

Tạo ra key art là một trong những thử thách của ngành thiết kế đồ họa – nhưng đây cũng chính là một phần niềm vui trong công việc. Bạn sẽ trở thành một artist thật sự. Các thành tố, màu sắc, typography và tất cả những yếu tố khác đều cần được xem xét nhưng bài viết này đưa đến bạn một chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng – là key art – có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến tác phẩm của bạn.

Và nếu điều này thật sự đáng giá, hãy thực hiện bằng tất cả khả năng bạn có.

Tác giả: 

Bài dịch: Thụy

Nguồn: ZevenDesign

Cùng tác giả

#Tag

ảnh đẹp Cà Phê - Trà Đá cảm hứng cảm hứng phim keyart thiết kế poster

iDesign Must-try

Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…
Chức năng của Nghệ thuật
Chức năng của Nghệ thuật
Nghệ thuật có tác dụng gì? Câu hỏi về chức năng của nghệ thuật trở nên nổi bật trong đề tài tranh luận này. Liệu nghệ thuật có thể được…
Nghệ thuật có cần đẹp không?
Nghệ thuật có cần đẹp không?
Bài viết này sẽ đào sâu vào khía cạnh triết học của nghệ thuật để khai mở mối quan hệ của nó với cái đẹp. Trong bài viết, chúng ta…
Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
Giờ đây người ta kéo nhau đến bảo tàng nhiều hơn bao giờ hết, nên hẳn phải có lý do nào đó, nhưng khi nhắc tại Nghệ thuật, thật lạ…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới khiến ngành điện ảnh đứng trước sự chững lại trong gần hai năm nay. Trong khi chờ đợi được trở…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám thêm 4 tựa phim…