Nguồn gốc của bảng chữ cái (Phần 2)

Lần tiếp theo bạn đặt bút lên giấy viết hay đặt tay lên bàn phím, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về nguồn gốc của những ký hiệu, các ký tự đơn giản nhưng mang lại một năng lực đáng kinh ngạc – năng lực mô tả tất cả mọi thứ.

Tiếp nối câu chuyện về thời đại hùng mạnh của đế chế La Mã đã đưa kiểu chữ của người Hy Lạp ra toàn thế giới, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những câu chuyện lịch sử thú vị – gắn liền với sự phát triển mang tính cải cách hơn, thay đổi rõ nét hơn của những con chữ để hình thành bảng chữ cái như ngày nay.

Rustic capitals – chữ viết Thư pháp thời La Mã cổ đại

Tiếp nối chữ viết hoa của thời La Mã (được bảo quản trên bệ của cột chiến thắng – Traianus (114 sau CN), các kí tự đã phát triển thành những chữ viết thư pháp tự do với những đường nét mỏng hơn – mang tên Rustic capital.

10.1 Chữ Rustic capitals , khoảng thế kỷ thứ IV

Kiểu chữ Uncial và Half-Uncial – sự hình thành kiểu chữ thường – “lowercase”

Hầu hết văn bản dĩ nhiên được viết trên giấy cói – papyrus và trên tường, không chú trọng hình thức và thực hiện nhanh chóng.

Chữ thảo – cursive là mẫu tự mà Martialis đã đọc to bài thơ của mình cho bạn bè vào ban đêm. Đây là  mẫu chữ có thể ghi lại nhanh chóng bằng một cây bút nhúng mực. Cách viết chữ ‘cũ’ khó đọc nhưng lại có nhiều thay đổi ‘mới’, đã phát triển từ thế kỷ thứ IV trở đi giống như là một kiểu chữ viết tay. Cách viết này đã sinh ra kiểu chữ nhỏ – Carolingian minuscule – là nguồn gốc sinh ra các loại chữ in ấn ngày nay.

Phát minh lớn thứ hai, codex – một loại sách chép tay, đã xuất hiện cùng lúc đó. Trong khi người Roma vẫn đang sử dụng cuộn giấy làm bằng lá cói, vào thế kỷ thứ IV người ta đã có ý tưởng cắt vải da thành từng miếng thuôn dài và may chúng lại với nhau – và ngẫu nhiên tạo ra sự tiếp cận đầu tiên về sách. Cùng với kiểu chữ có thể dễ dàng để đọc, đây hẳn là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

11.1 Chữ Ông-xi-an, Pháp, thế kỷ thứ 7

11.2 Trái: kiểu chữ Insular, Anh, thể kỷ thứ VIII; Phải: kiểu chữ Visigothic, ở Đức và Pháp, thế kỷ thứ IX

Ở Pháp, thời vương triều Mêrôvê (cai trị nước Pháp từ năm 500 đến năm 751), kiểu chữ Visigothic tại bán đảo Iberia (hình 11.2), kiểu chữ Beneventan (hình 11.3) ở niềm Nam nước Ý (kiểu chữ này thể hiện nét đặc trưng của kiểu chữ Half-Uncial và chữ thảo của người La Mã sau này, ở Anh và Ireland thì có kiểu chữ dạng Insular (hình 11.2)

11.3 Kiểu chữ Beneventan, khoảng năm 1100

Triều đại Carolingian với kiến trúc Gothic – Một vị Hoàng đế và người Yorkshire.

Tác giả ẩn danh của tập thơ Carmen de carolo Magno đề cập đến Charlemagne được biết đến như “vị lãnh đạo đáng kính của châu Âu” và “cha đẻ của châu Âu”. Mặc dù có chút cường điệu, tầm ảnh hưởng của vua Charlemagne rất đáng kể và lâu dài, ông cũng đã thành công trong việc thống nhất hầu hết các nước Tây Âu lần đầu tiên kể từ Đế chế La Mã.

Là một vị vua bị ám ảnh bởi việc mang lại trật tự cho quốc gia đang mở rộng của mình nên ông đã tìm cách cải cách đất nước trong mọi lĩnh vực. Trong câu chuyện chúng ta đang nói đến, thì đóng góp quan trọng nhất ở đây là nỗ lực của ông trong cải cách chữ viết. Dừơng như mọi nỗ lực đều được thực hiện, ông đã mời một người Yorkshire tên là Alcuin từ xứ York làm việc cho mình. Alcuin đã nỗ lực để tìm ra sự rõ ràng và thống nhất của chữ viết. Những nỗ lực này cùng với sự hậu thuẫn của vua Charlemagne và Giáo hội, đã làm ra đời kiểu chữ nhỏ Carolingian minuscule (hay kiểu chữ Carolingian). Một số nguồn (ví dụ như Lettering: A Reference Manual of Techniques, trang 14) cho rằng Alcuin đã phát triển kiểu chữ Carolingian. Điều này không đúng, thay vào đó, Alcuin đã chọn nó như một kiểu chữ mẫu cho đế quốc.

Một cuốn sách đẹp, dễ đọc; phần đầu chữ (Ascender) và đuôi chữ (Descender) dài, cho phép ánh sáng giữa các dòng, các chữ cái rõ ràng và tròn với vài chữ ghép và mẫu chữ khác. Chữ Carolingian ban đầu ảnh hưởng một vài đặc điểm của kiểu chữ Half-Uncial La Mã (hình dạng “đầu chữ có chân” ở phần đầu chữ như b, d, h, và l, vào thế kỷ 11 chúng được thay thế bởi các hình tam giác, tương tự như chúng ta vẫn thấy ở nhiều kiểu chữ La Mã của thời kỳ ban đầu (nửa sau của nửa thế kỷ 15). Phần đầu và tròn của chữ a đã bị bỏ giống như những gì tìm thấy ở chữ Uncial ban đầu của người La Mã. Trong những bản thảo được viết tay, không khó để thấy chữ r với phần đuôi chữ.

Với sự hậu thuẫn của vua Charlemagne và Giáo hội, nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Âu, và trở thành kiểu chữ của vô số vùng miền mà nó đi qua. Vào nửa cuối của thế kỷ thứ mười, chữ Carolingian du nhập đến Anh, thay thế mẫu chữ Insular cuối cùng; còn ở Tây Ban Nha nó đã thay thế cho kiểu chữ Visigothic.

Từ thế kỷ 12, chữ Carolingian với hình thức rõ ràng đã bị thay thế bởi chữ Gothic – đậm hơn, thu gọn hơn, góc cạnh, gạch nối bị loại bỏ và với hình thức khép kín. Như Delorez viết: “Đây là một trong số những bí ẩn của lịch sử”.

Nguyên nhân của việc thay thế chữ Carolingian bằng chữ Pregothic hay Gothicizing đã được thảo luận trong một thời gian dài và hầu như đã kết thúc mà không có bất kỳ lời giải thích nào được chấp nhận. – theo Derolez, trang 68. Có lẽ một phần đáp án có thể được tìm thấy trong kiến trúc thẩm mỹ mới Gothic – đã từng càn quét khắp châu Âu.

12.1 Bên trái: chữ Carolingian cũ, giữa năm 1033 và 1053, ở giữa: chữ Pregothic, giữa thế kỷ thứ 12, bên phải: chữ Gothic (Textualis Formata), giữa năm 1304 và 1321

Tất nhiên trong hình thức của cuốn sách chép tay chính thức là chữ Gothic, hay còn gọi là Textualis (chính xác hơn, Textualis Formata) mà sau này trở thành mẫu cho kiểu chữ được sử dụng để thiết lập 42 dòng Kinh Thánh của Gutenberg (khoảng năm 1455).

12.2 Bên trái: Tironian và chi tiết này từ bản thảo thế kỷ 14, được viết bằng chữ Textualis Formata. Ví dụ đầu tiên ở dòng đầu: Arbres et fleurs et ce que orne. Bên phải: chi tiết từ 42 dòng Kinh Thánh của Gutenberg (khoảng năm 1455). Chú ý tironian et trên dòng cuối cùng.

Từ đầu thế kỷ XII, ghi chú tironian viết tắt của “et” (vẫn còn được sử dụng ở Ailen cho đến ngày nay) bắt đầu thay thế ký hiệu e + t, hoặc “và”. Cách viết này vẫn không phổ biến cho đến khi chữ Humanist trở thành kiểu mẫu cho chữ La Mã đầu tiên.

La Mã – Khởi đầu của Typography

Công nghiệp in ấn và chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XV có sự liên quan chặt chẽ, và vì các nhà triết học và nhà nghiên cứu nhân văn người Mỹ (theo nghĩa đen là “những người đam mê từ ngữ”, họ yêu thích Latin cổ điển) đã mang tiếng Latin cổ điển thành ngôn ngữ chung cho các lớp học của họ, không có gì ngạc nhiên khi các chữ cái La Mã đầu tiên của các máy in sớm nhất chỉ sử dụng 23 chữ cái của thời đại cổ điển. Chữ J đã được thêm vào bảng chữ cái sau đó. Bản in đầu tiên của chữ J có thể đã được làm ở Ý, đầu thế kỷ 16; mẫu đơn đầu tiên được viết sử dụng lần đầu tiên vào thời Trung Cổ, ở Pháp và Hà Lan. Chữ W là chữ cái không được biết trong chữ Latin nhưng lại được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ bản địa của phương Tây. Vào thế kỷ 17 chữ W đã được thiết lập theo kiểu như 2 chữ V- VV, nhưng chúng ta cũng có thể thấy 2 chữ V đã được giảm cách viết và tạo thành chữ W.

13.1 Bên trái: chữ La Mã cổ đại của Sweynheim & Pannartz, ở La Mã, năm 1469. Bên phải: kiểu chữ Jenson, ở Venice, năm 1472.

Chúng ta đang đứng ở thế kỷ thứ XVII, khoảng 5,000 năm sau khi người Sumer lần đầu đặt bút viết lên đất sét. Giờ đây ta đã có bảng chữ cái kép với 26 chữ cái, cả dạng chữ viết hoa và viết thường.

Khó có một đường thẳng để nhìn vào lịch sử của bảng chữ cái. Không có sự phát triển của học thuyết Darwin cũng không có sự chọn lọc tự nhiên “Sự sống sót thuộc về những người thích nghi tốt nhất” ở đây. Nhiều kiểu chữ được kể ở trên đây đã phát triển song song, một số biến mất và một số xuất hiện lại, một số có thể được chứng minh là sản phẩm từ trí óc con người như Alcuin ở xứ York. Và chúng ta không thể biết được là điều gì sẽ xảy ra nếu Hannibal hành quân thẳng tới La Mã sau khi chiến thắng trong trận Cannae thay vì la cà quanh quẩn.

Đặt các mảnh ghép lại với nhau

Các văn bản và bảng chữ cái phát triển vì nhiều lý do. Chúng ta có thể giải thích quá trình chuyển đổi từ chữ tượng hình sang các nét mảnh khảnh, hình thức trừu tượng hơn về mặt hợp lý hóa. Hơn nữa, những thay đổi về quốc gia và dân tộc phát triển, thành công của họ một phần là do các yếu tố chính trị và địa lý-chính trị: Kẻ xâm lược thắng trận sẽ mang theo văn hóa của nó và nước bị xâm chiếm, bao gồm ngôn ngữ, tiếng nói và cả chữ viết.

Bối cảnh cũng là một yếu tố quan trọng: Suy ngẫm về hành động của các bị hoàng đế từ văn bản khác so với những hình ảnh từ vết trầy xước trên những bức tường ở nhà chứa tại Pompeii. Bề mặt dùng để viết hay vật liệu viết, cho dù là đất sét, đá, viên sáp, gỗ, kim loại, giấy cói, giấy da dê hoặc da cừu, những vật liệu viết như cây sậy, cây đũa, cây bút chì, cây những cây bút chấm mực – tất cả đều ảnh hưởng đến hình dạng của bảng chữ cái.

Tốc độ của bàn tay cũng là một yếu tố trong số đó. Hãy thử viết ra bảng chữ cái in hoa như là một bài tập thú vị.

ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ

Viết các chữ cái chậm và thong thả – mang lại cảm giác an tâm trong đôi tay của bạn. Bây giờ hãy viết lại những con chữ với tốc độ gấp đôi thật nhiều lần, cuối cùng, hãy viết nhanh nhất có thể. Tay bạn đã sẽ quen với việc giảm lại các nét viết và ít nhấc bút lên hơn. Những kiểu chữ cái gọn gàng ban đầu giờ đây trở nên tự do hơn hơn. Sau đó phát triển kiểu chữ viết tay này, viết lại những cách viết nhanh nhất của từng chữ trong bảng chữ cái một cách hợp lý, điều chỉnh tỷ lệ các chữ, chỉnh lại những chữ bị mâu thuẫn và kết quả tạo ra một kiểu chữ mới.

14.1 Tóm tắt sự ra đời của chữ A

Tôi đã tập trung vào hệ thống chữ viết đã đóng góp vào sự phát triển sau này của chữ Latin, nhưng dĩ nhiên câu chuyện về chữ cái sâu và rộng hơn rất nhiều. Tôi vẫn chưa đề cập đến những hệ thống chữ cái phát triển độc lập (như chữ Trung Quốc hay chữ Nhật), và các những bảng chữ cái đã bị biến mất do chữ proto-Sinaitic và Phoenician như tiếng Hy Bá Lai hay Ả Rập. Sự phát triển của bảng chữ cái không thể đánh giá đầy đủ (thậm chí là thấu hiểu) một cách độc lập được. Câu chuyện của nó được thêu dệt sâu vào lịch sử qua những nền văn minh cổ xưa, con đường của nó còn bị dẫn dắt bởi chính trị, tôn giáo, kinh tế, và bởi vô số các nhân tố khác. Vì vậy, khi lần tiếp theo bạn đặt bút lên giấy viết hay đặt tay gõ trên bàn phím, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về nguồn gốc của những ký hiệu, các ký tự đơn giản nhưng mang lại một năng lực đáng kinh ngạc – năng lực mô tả tất cả mọi thứ – và công cụ giao tiếp tuyệt vời nhất nhân loại.

Tác giả: John Boardlay

Người dịch: Thuỵ

Nguôn: I love photography

Cùng tác giả

#Tag

bảng chữ cái Kiến thức lịch sử nghệ thuật

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…