Nguồn gốc của bảng chữ cái (Phần 1)

Chữ viết là kết tủa, dạng rắn của ngôn ngữ. Nhưng còn hơn thế, đằng sau nguồn gốc, sự tiến hóa thì cách thức mà những con chữ được thêu dệt thành sản phẩm của một nền văn minh là một câu chuyện thật tuyệt vời.

Đây là chuỗi bài viết cho bạn kiến thức về nguồn gốc của bảng chữ cái, từ sự hình thành những ký tự đầu tiên trên thế giới cho đến bảng chữ cái ngày nay mà chúng ta đang sử dụng. Phần đầu của câu chuyện, tôi sẽ đưa bạn đến với thế giới cổ xưa từ lúc bắt đầu của kiểu chữ tượng hình cho đến nền văn minh Etruscan.

Bảng chữ cái của chúng ta đến từ đâu?

Bạn có từng thắc mắc khi nhìn vào kí hiệu trên biển quảng cáo, bao bì, chữ viết trên sách vở, tạp chí; hay ngay lúc này đây khi bạn đang nhìn vào bài viết này – và tự hỏi – bảng chữ cái Latin này từ đâu mà có và từ đâu mà nó đã phát triển thành bảng chữ cái phong phú và phổ biến nhất thế giới? Typography – nghệ thuật và kỹ thuật sắp xếp con chữ- là một phát minh gần đây. Nhưng để thật sự khai thác hết nguồn gốc của con chữ, chúng ta cần quay về thật xa ở quá khứ, đến thời đại cùng với sự xuất hiện đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp.

Robert Bringhurst đã ví von: “Chữ viết là kết tủa, dạng rắn của ngôn ngữ. Nhưng còn hơn thế nữa, đằng sau nguồn gốc, sự tiến hóa thì cách thức mà những con chữ được thêu dệt thành sản phẩm của một nền văn minh là một câu chuyện thật tuyệt vời.”

Câu chuyện cách đây khoảng hơn 5,000 năm trước, vậy nên chúng ta sẽ phải đi thật xa về quá khứ để gặp một vị hoàng đế vô cùng anh minh – Yorkshire, nàng công chúa Jezebel xứ Phoenician và bộ tộc “người tím”, bạn sẽ phải băng qua sa mạc, gặp những đồng bằng phì nhiêu và đi thuyền xuyên qua đại dương, đi qua thời Trung Cổ và cả thời Phục Hưng, như vậy chúng ta sẽ đặt chân đến và khám phá nơi bảng chữ cái của chúng ta bắt đầu để giải đáp câu hỏi làm thế nào và tại sao nó lại phát triển được như ngày hôm nay, và cả những câu hỏi tại sao khác, ví dụ tại sao chữ A lại là A?

Bảng chữ cái của người Sumer _ Cuneiform (chữ hình nêm)

Người Sumer đã bắt đầu những thử nghiệm đầu tiên với chữ viết vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên (TCN) ở Lưỡng Hà – vùng đất giữa sông Tigris và Euphrates (gần Iran ngày nay). Giống như hầu hết các hệ thống chữ viết, Cuneiform ban đầu được viết bằng cách chạm khắc, sau đó là viết lên những cục đất sét mềm, bắt đầu dưới dạng một loạt các biểu tượng – những hình ảnh đại diện cho chữ viết. Ví dụ từ Chim đầu tiên xuất hiện là hình ảnh đơn giản của một con chim. Hình bên dưới thể hiện cho chúng ta thấy được quá trình của sự trừu tượng hóa hay hợp lý hóa này. Theo thời gian, từ tượng hình không chỉ mô tả sự vật mà còn thể hiện được âm thanh. Rõ ràng là những chữ tượng hình đại diện cho âm thanh đòi hỏi ít ký tự hơn là khi thể hiện một sự vật hay một ý tưởng. Chúng ta sử dụng 26 chữ cái (người La mã chỉ sử dụng 23 chữ cái để tạo ra những tài liệu xuất sắc nhất mà thể giới đã biết đến) trong khi Trung Quốc đã phải nghiên cứu hàng ngàn ký tự mới có thể làm được điều đó. Ngay cả chữ hình nêm (Cuneiform) ban đầu cũng gồm khoảng 1,500 biểu tượng. Kiểu chữ dùng hình ảnh hay đồ thị đại diện cho một sự vật hay ý mà mình nói đến cũng có lợi thể riêng đó là dù chúng ta có thể nói bất kỳ ngôn ngữ nào đi chăng nữa thì cách viết chúng ra vẫn giống nhau. Ví dụ như người Trung Quốc đến từ những tỉnh phía Nam có thể nói một phương ngữ khác hoàn toàn với người đến từ Bắc Kinh, khi không nghe hiểu ngôn ngữ của nhau họ vẫn có thể hiểu nhau thông qua chữ viết.

1.1 Hình ảnh nguồn gốc của chữ Cuneiform

Hình 1.2 là một ví dụ của chữ tượng hình Cuneiform, một trong những ví dụ sớm nhất của chữ viết mà chúng ta đã biết. Hình dạng của chữ Cuneiform là sự tồn tại giữa dạng thuần túy nhất của chữ tượng hình nhưng hình thức lại trừu tượng hơn. Hơn thế nữa, vì không có những hướng dẫn chuẩn hay dạng cố định nên những ký hiệu này thường được xoay để phù hợp với hướng người viết – một con chim sẽ vẫn là một con chim dù bị xoay 360 độ.

1.2 Chữ tượng hình Cuneiform. Chủ đề: khẩu phần rượu.

Trong khi ngôn ngữ của người Sumer dường như biến mất sau năm 2000 (TCN) nhưng ảnh hưởng từ hình thức chữ viết của họ (Cuneiform) vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ngôn ngữ của người Sumer hầu hết đã được thay thế bằng ngôn ngữ của những người đã chinh phục Akkadia, tuy nhiên vẫn thông qua chữ viết Cuneiform của người Sumer. Mẫu chữ viết này đã được sử dụng cho đến tận thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên (sau CN). Hình 1.3 cho thấy cổ vật Cylus Cylinder với những dòng chữ được viết bởi Achaemenid vị vua của triều đại Cyrus, kể lại sự sụp đổ của Babylon năm 539 TCN (Daniel 5 trong Cựu Ước) của người Ba Tư do vua Cyrus dẫn đầu.

1.3 Hình trụ Cyrus (hình nêm Akkadian) thế kỷ 6 TCN. Phòng trưng bày: Phòng 55, Bảo tàng Anh quốc. © Ủy viên Bảo tàng Anh

Chữ Hy lạp – Chữ viết của Chúa trời

Người Ai Cập đã phát triển một hệ thống chữ tượng hình tương tự, một số hình ảnh trong chúng rất quen thuộc. Các bản khắc chữ Hieroglyphic (chữ khắc thiêng liêng), giống như chữ Cuneiform, chữ tượng hình của họ cũng bắt đầu bằng hình ảnh đơn giản, và sau đó dùng hình ảnh trừu tượng hơn để thể hiện âm thanh. Khi nhìn vào những hình dạng khác nhau của chữ tượng hình Ai Cập chúng ta có thể hiểu rõ hơn từ ngữ mà những hình ảnh trừu tượng muốn đề cập đến. Trong khi bạn có thể thấy quen thuộc với chữ tượng hình mà người Ai Cập khắc (nghệ thuật điêu khắc trên đá) tuy nhiên còn chúng còn có rất nhiều hình thức và kiểu dáng khác nữa – tất cả đều chịu ảnh hưởng từ môi trường chúng được viết ra, mục đích và đối tượng mà người viết hướng tới.

2.1 Chữ tượng hình Ai cập

Các biểu tượng của người Ai cập đã phát triển thành một kiểu chữ được gọi là hieratic (chữ thầy tu), loại chữ viết tự do hơn, được viết nhanh hơn và có nhiều chữ hoa hơn.

2.2 Chữ Hieratic nguyên bản ở triều đại thứ 12

Một kiểu chữ phát triển sau đó là demotic (ký tự cổ của người Ai cập), đại diện cho hình thức trừu tượng nhất của chữ tượng hình Ai Cập. Mặc dù chỉ được viết chủ yếu bằng mực lên giấy cói, ví dụ nổi bật nhất được tìm thấy trên một loại đá granite tên Rosetta. Đá Rosetta (196 TCN) được tìm thấy bởi các học giả khi họ du lịch đến Ai Cập cùng với Napoleon vào năm 1799, phát hiện này vô cùng quan trọng vì nó chính là chìa khóa để giải mã các chữ tượng hình Ai Cập cổ đại. Được viết bằng hai ngôn ngữ và ba kiểu chữ khác nhau: hai kiểu chữ chữ Ai Cập (Hieroglyphic và demotic) và với một bản dịch tiếng Hy Lạp.

2.3 Nguyên bản của kiểu chữ Demotic, thể kỷ III TCN

Bảng chữ cái đầu tiên -Wadi el-Hol

Cho đến khi phát hiện ra hai chữ khắc (graffiti – chữ khắc trên tường) ở Wadi el-Hol, Ai Cập vào năm 1999, người ta vẫn thường cho rằng sự bắt đầu của bảng chữ cái có thể được bắt nguồn từ khoảng 1600 đến 1500 TCN thuộc về người Phoenician, một tộc người thương nhân sống ở bờ biển Lebanon và Israel ngày nay. Tuy nhiên, phát hiện năm 1999 cho thấy, thay vì bảng chữ cái Semitic đầu tiên xuất hiện ở Syria-Palestine, nó đã được phát triển trước đó bởi những người nói tiếng Do Thái sống ở Ai Cập. Điều này tăng cường thêm vào giả thuyết có mối quan hệ chặt chẽ giữa chữ viết của Ai Cập và ảnh hưởng của chúng đối với bảng chữ cái Semitic hay bảng chữ cái proto-Sinaitic. Hơn nữa, nó đưa  nguồn gốc của bảng chữ cái trở lại vào giữa năm 1900 đến 1800 TCN.

Trong bức ảnh điêu khắc từ Wadi el-Hol bên dưới, dấu hiệu được đánh dấu bằng màu cam là ký hiệu một đầu bò (thuộc giống đực) – nguồn gốc của chữ A Latin, và một lá thư có lịch sử lâu dài – chữ tượng hình Cuneiform của người Sumer ban đầu cũng sử dụng đầu bò như một dấu hiệu.

3.1 Hình điêu khắc 1 từ Wadi el-Hol.

Vào khoảng năm 1600 TCN, tại khu vực của hai hệ thống chữ viết đang thống trị thời đó, Cuneifform (chữ hình nêm của người Sumer) và chữ tượng hình Ai Cập, chúng ta lại thấy sự xuất hiện của bảng chữ cái có hệ thống khác như bảng chữ cái ugaritic (thế kỷ 14TCN) mà đã phát triển đến ngày nay tại Syria. Chữ ugaritic sử dụng 30 ký hiệu chữ hình nêm đơn giản. Và do đó, bắt đầu câu chuyện của bảng chữ cái.

3.2 Mẫu tự Abecedary từ Ugarit

Proto Sinaitic

Đồng thời khi chữ ugaritic tồn tại ngắn ngủi đang được phát triển (một bảng chữ cái được chỉnh sửa từ chữ hình nêm), hệ thống bảng chữ cái khác bị ảnh hưởng bởi chữ tượng hình Ai Cập đã xuất hiện. Bảng chữ cái nguyên âm proto-Sinaitic này là chữ tượng hình, tuy nhiên mỗi hình ảnh lại tượng trưng cho âm thanh chứ không phải sự vật hay ý tưởng. Bảng chữ cái proto-Sinaitic thực sự là một điểm xuất phát, gốc rễ của bảng chữ cái hiện đại ngày nay, từ tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái cho đến tiếng Hy Lạp và cả Latin.

4.1 Chữ proto-Sinaitic, năm 1500 TCN

Lưu ý sự khác biệt giữa các dấu hiệu của bảng điêu khắc 1 tại Wadi el-Hol (hình 3.1), và các chữ viết  proto-Sinaitic nguyên thủy (hình 4.1). Chữ thứ hai chỉ trừu tượng hơn một chút. Đặc biệt là A (đầu bò), có một đường đơn giản (ít nét hơn). Lưu ý con số thanh đơn giản liên tưởng đến một người cầu nguyện. Cắt thân và đầu, xoay phần còn lại, và bạn sẽ thấy nó là nguồn gốc của chữ Latin E:

4.2 Sự tiến hóa của chữ E

Nhưng làm thế nào và tại sao bảng chữ cái này lại phát triển thành một loạt các biểu tượng ngày nay? Mark-Alai Ouaknin, trong Mầu nhiệm của bảng chữ cái đã gợi ý rằng câu trả lời sẽ được tìm thấy trong quá trình chuyển đổi từ thuyết đa thần sang thuyết độc thần.

Điều thứ hai trong Mười điều giáo lệnh: “Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống như những vật trên trời cao kia, hoặc ở lòng đất hay sâu trong làn nước”. Điều cấm này đã buộc người Semites, người vẫn viết ngôn ngữ của họ bằng chữ tượng hình phải thoát ra khỏi chính hình ảnh đó.

Không thật sự thuyết phục. Khi mà cả hai chữ tượng hình Cuniform của người Sumer và chữ tượng hình của người Ai Cập đã phát triển từ các biểu tượng thành những dấu hiệu trừu tượng hơn. Cả hai nền văn minh vẫn đa thần trong suốt những triều đại chuyển tiếp đó. Do vậy, tôi nghĩ chủ nghĩa độc thần và việc cấm dùng các hình ảnh chạm khắc là không thể chịu trách nhiệm về sự phát triển của bảng chữ cái tượng hình proto-Sinaitic trở thành proto-hebraic và proto-Phoenician (hoặc proto-Canaanite). Có lẽ, trên thực tế, điều ngược lại mới đúng: Sử dụng những chữ cái trừu tượng đã gợi ra quan niệm về một Đức Chúa Trời trừu tượng đã ngăn cấm việc chạm khắc những hình ảnh – nhưng cho phép sử việc sử dụng các dấu hiệu trừu tượng thay thể.

Người Phoenicia – Bộ tộc người Tím

6.1 Chữ của người Phoenicia – cuối Thế kỷ 11 TCN

Bảng chữ cái của người Phoenicia có thể đã được phát triển nhanh chóng và dễ dàng để đọc những ghi chép của thương gia sẽ thực hiện chuyến đi của mình dọc theo các cảng Địa Trung Hải. Người Phoenicia giờ đây được biết đến với thần Baal khủng khiếp nhất, đã dùng trẻ em làm vật hiến tế trong lò đúc gang khổng lồ. Nhưng câu chuyện này là một phát minh vào thế kỷ 19, giống như hình ảnh gợi cảm của người Phoenicia trong tiểu thuyết lịch sử Salammbô của Flaubert. Người Phoenicia là những thương gia đã tạo nên một đế chế lỏng lẻo của các thành phố – bang dọc theo những bờ biển mà họ đã ghé thăm: Châu Phi, Tây Ban Nha và Sicily. Carthage có lẽ là thuộc địa nổi tiếng nhất của Phoenician. Điều này có được nhờ sự tăng lên của những con ốc sên mà ngày nay vẫn có thể tìm thấy trên bờ biển Li Băng, để dưới anh nắng mặt trời, có thể sử dụng để tạo ra màu tím – do đó người Hy Lạp đã gọi người Phoenician với tên khác là người Tím, và từ phoiniki có nghĩa là tím hay đỏ tía.

Trong lúc việc sáng tạo ra chữ viết riêng không thể tiến triển khi không có một nhà nước vững vàng và thậm chí độc đoán để lưu nó lại thì sự ra đời của bảng chữ cái hiện đại lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong chữ Cuneiform chúng ta có những chuyến phiêu lưu tuyệt vời của vua Gilgamesh và người bạn đồng hành Enkidu của mình, nhưng hầu hết các lưu khắc trên đất sét từ các thành phố nông nghiệp chỉ ra nhiều giá trị hơn thế, bao gồm: danh sách, thuế và các giao dịch thương mại.

Sự đơn giản và khéo léo của phụ âm trong bảng chữ cái hiện đại từ những dấu vết cuối cùng còn sót lại trên những biểu tượng đã bị xóa bỏ thực sự là một công cụ cho các thương gia thời xa xưa vì chúng dễ học, viết và thích ứng.

Đầu tiên, Moloch, vị vua kinh hoàng đẫm máu

Trong sự hy sinh của những đứa trẻ, và những giọt nước mắt của cha mẹ;

Mặc dù tiếng ồn ào của trống và  Tiếng khóc của con cái của họ

xuyên qua màng lửa Tới với thần linh đáng sợ của ông. – từ Thiên đường đã mất của Milton

6.2 Bảng chữ cái Phoenician

Hy Lạp – khởi nguồn của nguyên âm

Mặc dù các chữ khắc Hy Lạp còn sót lại tồn tại từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên – những môn thể thao Olympic đầu tiên được tổ chức vào năm 776 TCN – nhiều học giả cho rằng người Hy Lạp đã áp dụng chữ Do thái của người phương Tây (bảng chữ cái phụ âm của người Phoenicia) trước đó ba thế kỷ. Trong một thời gian dài (ít nhất là cho đến khi nhận được sự chấp nhận rộng rãi chữ Ionia vào thế kỷ thứ tư TCN), chữ Hy Lạp đã không đi theo phương thức cố định nào, được viết từ trái sang phải, phải sang trái hay ngang theo cả hai chiều.

Boustrophedon từ tiếng Hy Lạp βουστροφηδόν “ox-turning” , là một loại văn bản hai chiều. Thay vì đi từ trái sang phải như trong tiếng Anh, hoặc sang trái như trong tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập, thì chữ được viết theo dòng luân phiên và ta phải đọc theo các hướng ngược lại.

7.1 Giấy papyrus từ cây chỉ thảo (Artemisia) của người Hy Lạp, thế kỷ thứ 3 TCN, xem sách của Thompson, trang 119

Trong các văn tự Hy Lạp, chúng ta chứng kiến việc vứt bỏ các hình thức biểu trưng để ủng hộ các hình thức trừu tượng, tuyến tính. Dựa trên sự so sánh các bảng chữ cái của người Phoenician cuối cùng và các văn tự Hy Lạp cổ đại (và truyền thống Hy Lạp, ví dụ như Herodotus), người Hy Lạp đã chấp nhận hầu hết các dấu hiệu của chữ Phoenicia nhưng thêm vào các nguyên âm mà người Phoenicia đã loại bỏ.

7.2 Chữ Hy Lạp được phục hồi, thế kỷ 8 TCN

Văn minh Etruscan

Người Etruscan đến Ý từ Tây Ít Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại). Từ khoảng năm 750 TCN, người Hy Lạp đến tận phía bắc của Naples, Ý. Finley viết về sự chìm đắm trong đam mê với mọi thứ của Hy Lạp – ngoại trừ sự ảm đạm về thế giới bên kia và thế giới ngầm đáng sợ.

Người Etruscans không chỉ chấp nhận và áp dụng theo phần lớn nghệ thuật và lễ nghi tôn giáo của người Hy Lạp, quan trọng nhất trong câu chuyện này chính là việc họ đã thừa nhận bảng chữ cái Hy Lạp. La Mã ngày nay có thể không có đến một thị trấn là người Etruscan nhưng các vị vua La Mã từng là những người Etruscan. Sau cuộc tấn công thảm khốc trên thuộc địa của Hy Lạp cổ xưa nhất Cumae (địa danh xinh đẹp nằm trên một ngọn đồi cao trên bờ biển, mười dặm về phía bắc của Napoli) năm 524 trước Công nguyên, và việc trục xuất sau đó của nhà vua Etruscan đế quốc La Mã và nền văn minh đang suy yếu của họ, Tarquinius Superbus. Trong vòng vài thế kỷ đất nước Cộng hòa La Mã đã làm chủ nước Ý và thu hút toàn bộ người Etruscan.

8.1 Mẫu tự Abecedary từ Marsiliana, Etruria, khoảng năm 700 TCN

Tuy nhiên, bảng chữ cái của họ tồn tại và thịnh vượng là nhờ vào sự lan tỏa của nó trên khắp thế giới cùng với việc mở rộng tìm kiếm thuộc địa trên toàn thể giới của đế chế La Mã hùng mạnh.

(còn tiếp)

Tác giả: John Boardlay

Người dịch: thuy

Nguôn: I love photography

Cùng tác giả

#Tag

bài dài kì bảng chữ cái đầu tiên Carolingian minuscule chữ La Mã chữ tượng hình Cuneiform Hieratic script Kiến thức nguồn gốc của bảng chữ cái Phoenician Pregothic Proto Sinaitic Proto-Cuneiform Rustic capitals typography Unical and half-Uncial

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…