Nghệ thuật thiết kế áp phích của Jean Carlu

Năm 1924, một nghệ sĩ trẻ đã được ủy thác tạo ra nhãn hiệu cho hãng rượu vang nổi tiếng Château Mouton Rothschild.

Nam tước Philippe de Rothschild, một tay chơi nhạc Jazz ngông cuồng, với những suy nghĩ xoay quanh các cuộc đua xe, những nữ diễn viên xinh đẹp và các câu lạc bộ đêm. Giống hệt như những thành viên bảo thủ trong dòng tộc, ông rất quan tâm đến việc thúc đẩy thương hiệu “độc quyền” của riêng mình với loại rượu Mouton. Cảm thấy tiềm năng thương mại của người tiên phong, ông đã hình dung ra một nhãn hiệu hoàn toàn khác với những nhãn hiệu lâu đời trước đây, với thiết kế hiện đại, bắt kịp xu hướng và bắt mắt. Nghệ sĩ được chọn cho nhiệm vụ thiết kế này là Jean Carlu.

Cảm thấy tiềm năng thương mại của người tiên phong, ông đã hình dung ra một nhãn hiệu hoàn toàn khác với những nhãn hiệu lâu đời trước đây, với thiết kế hiện đại, bắt kịp xu hướng và bắt mắt.

Sinh ra ở Bonnières, Pháp, Jean Carlu (1900-1989) đến từ một gia đình kiến trúc sư và ông cũng đã được cho theo học để tiếp nối nghề của gia đình. Sau một tai nạn khi mới ở tuổi mười tám, ông bị mất cánh tay phả. Carlu quay sang ngành thiết kế đồ họa (Jacques Carlu, anh trai của Jean, tiếp nối truyền thống gia đình và trở thành nhà một kiến trúc sư và thiết kế nội thất nổi tiếng). Thực hiện tác phẩm đầu tiên đã cho ông nhận ra trong mình có một niềm đam mê với các hình thức góc cạnh và sắc thái không gian của chủ nghĩa lập thể.

Ông nhận ra trong mình có một niềm đam mê với các hình thức góc cạnh và sắc thái không gian của chủ nghĩa lập thể.
Không chỉ mang hình tượng chủ nghĩa lập thể, ông còn bị ảnh hưởng bởi thuyết Vị Lai của người Ý.

Không chỉ mang hình tượng chủ nghĩa lập thể, ông còn bị ảnh hưởng bởi thuyết Vị Lai của người Ý. Đồng thời, ông có thể thiết kế những tấm áp phích thể hiện hình ảnh hùng vĩ, oai nghiêm của các cơ quan chính phủ.

Với nhà hát Théâtre Pigalle do Rothschild tài trợ, Carlu được yêu cầu nhiều hơn là một tấm áp phích – ông chịu trách nhiệm thiết kế bìa cho cuốn sách của nhà hát này.
Và tấm áp phích cho Pépa Bonafé (1928) của ông cũng nổi tiếng như những tác phẩm nghệ thuật nói trên.

Điều quan trọng là, thành tích nổi bật của ông đã thành công đến nỗi ông đã sử dụng kỹ thuật tương tự trong những thiết kế áp phích sau này như tấm áp phích quảng cáo cho nhà máy bia Munich vào năm 1930.

Khi những tác phẩm của Carlu phát triển trong 2 thập kỷ tiếp theo nữa, nó vẫn tiếp tục thể hiện sự liên kết với dạng hình học của Chủ nghĩa Lập thể, nhưng được thể hiện theo những cách khác nhau. Carlu tìm cách tạo ra một ngôn ngữ mang tính biểu tượng trong đó màu sắc, dòng, và nội dung sẽ đại diện cho các giá trị cảm xúc. Vì vậy những tác phẩm của ông đều đặc biệt, hình dạng tổ chức phù hợp, ít khi kết hợp dạng tường thuật hoặc các yếu tố minh họa.

Vào năm 1993, ông trở thành chủ tịch chịu trách nhiệm mảng Graphic Publicity của Triển lãm Quốc tế Paris. Ông đến Hoa Kỳ để tổ chức triển lãm tại Hội chợ Thế giới New York, cho Sở thông tin của Pháp.

Ông đã dành nhiều năm để thực hiện việc thiết kế những tấm áp phích quan trọng cho nỗ lực của chính phủ trong chiến tranh Thế giới thứ 2 tại Hoa Kỳ. Đặc trưng về tính khoa học rõ ràng trong hình thức của những tác phẩm của mình, những thiết kế này hoàn toàn phù hợp trong công cuộc quảng bá năng suất từ công nghiệp hóa.

Chính vào thời gian ở Mỹ, ông đã thiết kế 1 trong những tấm áp phích nổi tiếng nhất của mình: “America’s Answer! Production” (Câu trả lời của Mỹ! Tăng gia sản xuất). Tấm áp phích này đã giành được huy chương của Giám đốc Nghệ thuật New York cũng như được bình chọn là tấm áp phích của năm. Ông cũng thiết kế những tác phẩm cho 2 công ty lớn là Container Corporation of America và hãng hàng không Pan American Airways.

Năm 1953, ông trở về Pháp và tiếp tục công việc của một nhà thiết kế áp phích quảng cáo và tư vấn cho nhiều công ty, bao gồm hãng hàng không Air France và Firestone France.

Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy những nét đặc trưng rất riêng trong thiết kế của Jean Carlu được phản ánh qua những thiết kế truyền thông của Mỹ và cả quốc tế.

Người dịch: Thanh Hảo
Nguồn: dieselpunks

Cùng tác giả

#Tag

Jean Carlu lịch sử thiết kế thiết kế áp phích

iDesign Must-try

Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
5 nghệ sĩ đặt nền móng cho phong trào Psychedelic
5 nghệ sĩ đặt nền móng cho phong trào Psychedelic
Psychedelic art đã bắt đầu như thế nào và ảnh hưởng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Sự thành công không ngờ của những poster phim thủ công tại Ghana
Sự thành công không ngờ của những poster phim thủ công tại Ghana
Vào cuối những năm 1980, các rạp chiếu phim di động đang phát triển mạnh ở Ghana, đưa các buổi chiếu phim đến các ngôi làng và vùng nông thôn…
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris vẫn được coi là cha đẻ của Arts & Crafts, trào lưu thiết kế quan trọng đầu tiên của thời kỳ Hiện đại. Bên cạnh di sản sản…
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Ngày nay, những cuốn sách bỏ túi đã trở nên thông dụng và nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một câu chuyện lịch sử.
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Tiếp nối phần đầu tiên của loạt bài về Gustav Klimt, ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của thành tựu cũng như tiểu sử của ông. Cụ thể,…