Mua ảnh từ Shutterstock, vẫn có nguy cơ vi phạm bản quyền

Shutterstock là một trong những trang cung cấp ảnh có bản quyền lớn và thông dụng nhất đối với giới creative Việt Nam. Đầu tiên cần khẳng định, biết mua ảnh trên Shutterstock đã là một tiến bộ đáng kể trong nhận thức về bản quyền tại nước mình.

Tuy nhiên, đang có một sự mặc định (hiểu lầm) lớn là với hành động mua về này, chúng ta có toàn quyền đối với bức ảnh. Trong hầu hết trường hợp, dân creative ít khi mua ảnh về để sử dụng một cách nguyên vẹn, mà thường chỉ coi đó là nguyên liệu thô để tạo ra sản phẩm mới, hoặc ít nhất cũng chỉnh sửa màu sắc, chèn chi tiết… phục vụ nhu cầu của bản thân và cho mục đích thương mại. Trên thực tế, các hành động này tiềm ẩn nguy cơ xung đột với các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến tính nguyên vẹn của tác phẩm và việc tạo ra tác phẩm phái sinh.

Do nhu cầu công việc, gần đây mình có trao đổi với Shutterstock và được chia sẻ một số thông tin khá hữu ích. Dưới đây là tóm tắt nội dung trao đổi xoay quanh 3 vấn đề thường gặp:

1. Quyền sử dụng bao gồm những gì? Tôi có quyền chỉnh sửa những bức ảnh mua về không?

Có, bạn được phép chỉnh sửa bức ảnh mua về.

2. Trong những trường hợp nào tôi phải chú thích nguồn & chú thích ra sao?

Bất kì hành vi sử dụng nào liên quan đến mục đích truyền thông xuất bản, thương mại hoặc các sản phẩm video đều phải chú thích rõ nguồn. Cụ thể:

  • Sử dụng trong sản phẩm truyền thông xuất bản (editorial context): Phải gắn credit dưới dạng [Tên tác giả/ Shutterstock.com]
  • Sử dụng trong sản phẩm thương mại hoặc sản xuất video: Trong giới hạn hợp lý, có thể sử dụng hình ảnh kèm theo chú thích dạng [Hình ảnh hoặc cảnh quay được sử dụng theo bản quyền cung cấp bởi Shutterstock.com]. Chú thích có thể ghi ở phần credit cuối video hoặc chân/đáy sản phẩm.
  • Khái niệm “editorial context”: “Editorial use” tức là sử dụng cho các tin bài có giá trị thông tin hoặc mang lại lợi ích cho cộng đồng, ví dụ tin tức, tài liệu, sách. Mọi visual content (nội dung trực quan) trên Shutterstock đều có thể được sử dụng cho editorial context, bất kể nó có chú thích rõ “Editorial Use Only” hay không. Tuy nhiên, nếu có chú thích “Editorial Use Only”, nghĩa là hình ảnh đó không được phép sử dụng cho mục đích thương mại.
  • Các mục đích sử dụng khác không cần phải chú thích nguồn, trừ trường hợp trong project có sử dụng những hình ảnh khác yêu cầu chú thích nguồn.
  • Chú thích phải có kích cỡ và màu sắc phù hợp để dễ dàng đọc được bằng mắt thường.

3. Nếu bức ảnh của tác giả được sử dụng như một nguyên liệu để tạo ra tác phẩm của tôi, thì bản quyền của thành phẩm cuối cùng có hoàn toàn thuộc sở hữu của tôi không?

Bạn không có quyền sở hữu hoàn toàn đối với thành phẩm cuối cùng, mà chỉ sở hữu những thành phần do bản thân tạo ra và những bản quyền liên quan.

(Chỗ này giải thích một chút: Ví dụ bạn mua hình ảnh một nhân vật A trên stock, sau đó tạo ra tác phẩm phái sinh là một bức tranh có nhân vật A ấy cùng một nhân vật B, bạn có quyền sử dụng – in ấn và bán bức tranh của mình; nhưng bị giới hạn quyền sở hữu, ví dụ không thể bán lại quyền edit bức tranh có kèm nhân vật A cho bên thứ ba, mà chỉ có thể bán quyền sở hữu/edit nhân vật B.)

Tóm lại, khi mua một bức ảnh từ Shutterstock:

– Check kĩ xem bức ảnh ấy có cho phép sử dụng với mục đích thương mại không.

– Chú thích nguồn rõ ràng, nhất là nếu dùng cho editorial context/ commercial, nếu không bạn có thể bị report ngay cả khi đã mua bản quyền sử dụng.

– Bạn không có toàn quyền sở hữu hình ảnh mua về, thận trọng khi mua bán chuyển nhượng.

Ngoài ra, hãy liên hệ Shutterstock nếu bạn cần giấy phép sử dụng (license) hoặc văn bản miễn trừ bản quyền (credit waiver) đối với các hình ảnh mình mua. Đừng coi thường, đây có thể là bằng chứng cứu fanpage 3 triệu like của bạn khi bị report và đe dọa xóa sổ vì vi phạm bản quyền.

Tác giả: Huyen Nguyen Duong

Cùng tác giả

#Tag

bản quyền designer shutterstock tác phẩm phái sinh

iDesign Must-try

Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Thỉnh thoảng bạn tự hỏi, liệu mình có đang tiến triển gì trong công việc? Cách rõ nhất để thấy được sự phát triển là đạt được thành tích, mục…
5 con đường khác nhau để trở thành designer
5 con đường khác nhau để trở thành designer
Khi nói đến việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, có vô số con đường khác nhau để người ta có thể đi theo. Trong bài viết này,…
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu…
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, sau đây là 9 dự án được thiết kế bởi những nhà sáng tạo tài năng nhất trên thế giới - tất…
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Được phát triển vào năm 1957, nó đã trở nên phổ biến và có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi
Cùng nhìn ngắm những ‘Sinh vật thần thoại khắp thế gian’ cùng dự án mới nhất của hoạ sĩ Tú Ngô
Cùng nhìn ngắm những ‘Sinh vật thần thoại khắp thế gian’ cùng dự án mới nhất của hoạ sĩ Tú Ngô
Mỗi câu truyện đều đính kèm thông tin về sinh vật như chủng loài, nơi sinh sống, các khả năng đặc biệt... cùng đánh giá mức độ nguy hiểm của…