Lắng nghe câu chuyện của Erik Carter: Hãy luôn cố gắng thoát khỏi vỏ hộp sáng tạo

“Tôi luôn có niềm tin rằng chìa khóa để được hạnh phúc là phải sống bên ngoài những chiếc hộp đã được thiết lập sẵn, và đó chính xác là điều mà tôi mong muốn trong cuộc đời mình.”

Đó là lời chia sẻ của chàng trai tài năng Erik Carter, được biết đến với nhiều vai trò: graphic designer, art director và GIF whizz cho các khách hàng nổi tiếng như tạp chí The New Yorker, the New York Times, Lucky Peach, và kênh truyền thông đình đám Buzzfeed.

Khi nhìn vào portfolio của chàng trai này, bạn không thể phát hiện bất kì bản sketch sơ sài hay những bảng màu lỗi thời nào đâu nhé. Thay vào đó, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những minh họa “chất ngất” đa thể loại: từ cắt dán, render 3D phức tạp đến hàng tá dải màu gradient thôi miên bạn ngay từ những phút đầu tiên.

Chàng trai Mỹ bị thu hút bởi tính thời đại

Thiết kế minh họa của anh cho trang bìa tờ New York Times là một ví dụ, sử dụng font chữ type – heavy, đan xen những tia sáng lập lòe và dòng chữ “Netflix Destroyed the Way We Watch TV” (tạm dịch: Netflix đã phá hủy cách mà chúng ta xem TV) hiện lên một cách đầy ám thị nhận được rất nhiều phản hồi tích cực trên mạng xã hội Twitter.

Trang bìa tạp chí The New York Times do Carter thiết kế
Poster phim The Lost Arcade
Cuốn sách “The Hideous Hidden” với trang bìa do Carter thiết kế

Từ đó đến nay, có lẽ phần lớn các thiết kế của Carter nằm trong giai đoạn anh còn cộng tác với kênh âm nhạc lừng danh MTV, với vai trò là Senior Designer và gặp được mentor đầy tâm huyết Richard Turley. Richard, chính ông là người đem đến cho Carter một nơi “đầy những người kì lạ” và khuyến khích anh trải nghiệm hết mình với kĩ thuật đồ họa animation, thứ đã định hình phong cách thiết kế của Carter ở thời điểm hiện tại. Có thể nói, MTV là cái nôi nuôi dưỡng sự trưởng thành trên con đường thiết kế của Erik Carter.

“Tôi rời khỏi MTV vì muốn bắt đầu những thử thách mới,” Carter đã chia sẻ như thế. Kết thúc khoảng thời gian làm việc tại MTV, Carter thành lập studio của riêng mình tại thành phố New York sôi động. “Tôi muốn phát triển bản thân bằng chính năng lực của mình, chứ không phải là trong một tổ chức với sự hỗ trợ của một cộng đồng người. Tôi luôn có niềm tin rằng chìa khóa để được hạnh phúc là phải sống bên ngoài những chiếc hộp đã được thiết lập sẵn, và đó chính xác là điều mà tôi mong muốn trong cuộc đời mình. Tuy vậy, dĩ nhiên là công việc thiết kế đồ họa không thể tồn tại nếu bạn hoàn toàn tách biệt với cộng đồng ngoài kia.” Anh tin rằng mỗi project mà anh đảm nhận, từ thiết kế bao bìa sách trừu tượng của cuốn tiểu thuyết của Roberto Bolano cho đến việc biên tập minh họa cho Lucky Peach đều phải xuất phát từ lợi ích của cả đôi bên.

Một câu nói của kiến trúc sư nổi tiếng – Robert Venturi đã truyền cảm hứng rất lớn đến Carter, về cách mà anh lựa chọn đam mê của mình.

“Chủ nghĩa hiện đại (Modernism) nói về khoảng cách. Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) nói về sự kết nối. Bạn hứng thú với điều gì? Vậy hãy bắt đầu với điều ấy.”

“Tôi luôn cố gắng chinh phục được cả hai nguyên tắc trên trong các thiết kế của mình. Trước hết là không ngừng tìm kiếm những định nghĩa mới mẻ về cái đẹpcố gắng để kết nối với ý nghĩa của sự vật, hiện tượng. Sự trừu tượng trở thành một trong những công cụ để tôi bổ sung cho triết lý của bậc thầy Robert Venturi. Thỉnh thoảng, tôi cố gắng thêm vào các lớp nghĩa với một ít trừu tượng trong đó; lời khuyên dành cho bạn là đừng quá rõ ràng mọi thứ trong thiết kế, vì như thế người xem sẽ không phải tư duy khi quan sát tác phẩm của bạn, vậy thì chẳng hay ho chút nào. Phong cách thiết kế chủ đạo của Carter luôn là: sự mới lạ về cả màu sắc, hình ảnh và không ngừng kích thích thị giác của người xem. Các thiết kế của anh giao tiếp bằng những ý niệm đơn giản, nhưng còn bao gồm nhiều tầng lớp nghĩa ẩn dụ được phóng tác bằng sự tài hoa của người nghệ sĩ.

Minh họa của Carter cho tờ New York Times

Trang bìa cho quyển sách của tác giả Reiner Stach “Is That Kafka?” là sự dung hợp kì lạ giữa phong cách tối giản và những đường nét rắn rỏi đậm tính thẩm mỹ, khiến bạn choáng ngợp ngay từ trang bìa của cuốn sách và ắt hẳn bạn sẽ tin rằng, có cả một thế giới kì bí đang giấu mình bên trong cuốn sách này.

Cuốn sách “Is That Kafka?” với bìa sách do Carter thiết kế

Công việc thiết kế của anh đơn giản chỉ là những vòng lặp của suy nghĩ: phải cố gắng để “thiết kế chăm chỉ hơn”. Điều này có nghĩa là không bao giờ dừng lại tại ý tưởng đầu tiên, luôn luôn đẩy suy nghĩ của chính mình đi xa hơn, và xa hơn nữa. “Có rất nhiều thiết kế đồ họa được đánh giá là tồi tệ. Đôi khi kết quả trả về cho designer không như ý muốn sẽ bắt đầu từ những bản vẽ nguệch ngoạc, sơ sài hoặc những ý tưởng sáng tạo bị trói buộc. Cách duy nhất để đánh bại được cuộc khủng hoảng tồi tệ này, là đừng sợ hãi!”.

“Hãy chăm chỉ, hãy thiết kế một cách điên cuồng, và chăm chỉ hơn nữa.”

Nguồn: Eye on Design

Biên tập: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

art director Buzzfeed Erik Carter Eye on Design gradient graphic design graphic designer Is That Kafka? Lucky Peach modernism netflix Netflix Destroyed the Way We Watch TV postmondernism the new york times The New Yorker

iDesign Must-try

An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
Multidisciplinary Design là một thuật ngữ “vừa mới, vừa lạ” tại Việt Nam. Mình đã có dịp đọc một bài viết sáng tạo liên quan và tìm hiểu về nó:…
Netflix phát hành bộ toolkit mới, do koto studio thực hiện
Netflix phát hành bộ toolkit mới, do koto studio thực hiện
Nền tảng phát trực tuyến đã phát hành một hệ thống thương hiệu và sản phẩm được sửa đổi lấy cảm hứng từ thế giới điện ảnh để tạo ra…
Tìm hiểu về cha đẻ nguyên tác Gia đình Addams, những nhân vật gây bão màn ảnh năm qua
Tìm hiểu về cha đẻ nguyên tác Gia đình Addams, những nhân vật gây bão màn ảnh năm qua
Gia đình Addams, những hình tượng nhân vật vốn quen thuộc của văn hoá đại chúng Mỹ đang nhận được nhiều quan tâm, sau khi serie ngoại truyện Wednesday về…
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới…
Nghệ thuật kể chuyện không lời trong thế giới minh họa của Vincent Mahé
Nghệ thuật kể chuyện không lời trong thế giới minh họa của Vincent Mahé
Là một người hâm mộ Edward Hopper nhiệt thành, Vincent thích vẽ “những người cô đơn ở các thành phố lớn”. Cùng với bảng màu và chi tiết được tiết…