Hé lộ những bí mật đằng sau cuốn tiểu thuyết Bố già (The GodFather)

Bố già (tựa gốc: The Godfather) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhà văn người Mỹ gốc Ý – Mario Puzo. 

Xuất bản năm 1969 với 11 triệu bản in được bán sạch, Bố già được xem là quyển tiểu thuyết hay nhất viết về thế giới đen tối của Mafia. Như một xu thế tất yếu, những quyển sách “best-seller” đều được dựng thành phim và “The Godfather” cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Bộ phim cùng tên đã được hãng Paramount dàn dựng với sự tham gia của tài tử lừng danh Marlon Brando, được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 3 năm 1972 tại New York để rồi sau đó, góp mặt trong danh sách những bộ phim hay nhất lịch sử điện ảnh.

Có thể nói, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mario Puzo đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của bộ phim, cũng như là người xây dựng nên những mô phỏng đầu tiên về thế giới tội phạm đen tối, bạo lực và đầy rẫy những quy tắc ngầm. Hôm nay hãy cùng điểm qua một vài bí mật thú vị trong cuốn tiểu thuyết nằm trong danh sách best-seller suốt 67 tuần trên New York Times nhé.

Cốt truyện phức tạp với nhiều tình tiết đan xen

Tác phẩm Bố già xoay quanh câu chuyện về gia tộc mafia Corleone quyền lực sống tại New York, Mỹ và được dẫn dắt bởi người đàn ông quyền lực gọi là “Bố già”- Vito Corleone. Các sự kiện chính của tiểu thuyết diễn ra trong khoảng từ năm 1945 đến năm 1955, ngoài ra còn đề cập đến thuở thơ ấu và quá trình trưởng thành của Ông trùm vào đầu thế kỉ 20.

Tựa đề “The Godfather” được nhà văn Puzo lấy cảm hứng từ những giai thoại mà ông nghe được về các tổ chức Mafia trong thời gian làm việc với báo giấy.

Các tuyến nhân vật ấn tượng và kịch tính

Mạch truyện căng thẳng đến nghẹt thở bởi những tình tiết liên quan đến hai nhân vật quyền lực giữa hai thế hệ gia tộc Corleone. Trước hết là nhân vật Vito Corleone tung hoành trong thế giới ngầm. Trong suốt cuốn truyện, ông đã ra tay giải quyết nhiều vấn đề nan giải một cách bất ngờ, được mệnh danh là Ông Trùm Mafia New York quyền lực và máu lạnh. Đối với bạn bè, Bố Già gần như là một “đấng toàn năng” cứu giúp họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chịu thua. Mario đã xây dựng nhân vật theo đúng hình mẫu của Mafia nguyên thủy: một nơi ẩn náu – cho chính ông và người thân của mình.

idesign nhung diem sang an tuong trong cuon tieu thuyet kinh dien bo gia the godfather 01

Nhân vật Bố già do tài tử Marlon Brando thể hiện (Nguồn: Zing)

Vợ của Bố già là phu nhân Carmella Corleone, một bà vợ điển hình với nghĩa vụ nuôi dạy con cái và đều đặn đến nhà thờ cầu nguyện. Bà sinh cho Ông trùm 4 người con ruột là 4 đại diện cho các nét tính cách khác nhau: cậu cả Sonny (Santino Corleone) gia trưởng và nóng tính, cậu trai thứ Fredo Corleone chỉ biết cơ hội và hèn nhát, cậu ba Mike (Michael Corleone) sống chân thật và luôn dửng dưng trước công việc của gia đình nhưng sau này đã trở thành Bố già đời thứ II, cuối cùng là cô con gái rượu Connie Corleone, làm đám cưới với gã hám tiền Carlo Rizzi – người sau này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cậu cả Sony. Ngoài ra Ông trùm còn nuôi nấng một đứa trẻ mưu mẹo là Tom Hagen – người sẽ trở thành “consigliere” (nhà cố vấn) cho gia tộc Corleone; và nhận làm cha đỡ đầu cho ca sĩ và diễn viên Hollywood nổi tiếng – Johnny Fontane.

idesign nhung diem sang an tuong trong cuon tieu thuyet kinh dien bo gia the godfather 02

Các thành viên của gia tộc Corleone trong bộ phim Bố già (Nguồn: Single Black Male)

Sức hút của nhân vật đến từ những câu chuyện thật 

Tác giả Mario đã ghi chú thế này trong cuốn tiểu thuyết: “Tất cả nhân vật trong truyện đều là hư cấu, và bất kỳ sự trùng hợp nào nếu có… đều là ngẫu nhiên”. Tuy nhiên, tiểu thuyết của ông quả thực đã dựa trên những chi tiết thật về những con người có thực.

Carlo Gambino – nguyên mẫu của Bố già Vito Corleone

Tác giả Mario Puzo dựa trên nhiều nguyên mẫu ngoài đời để xây dựng nên các nhân vật trong Bố già nhưng có một ông trùm thật sự là nguồn cảm hứng chủ đạo xây dựng nên nhân vật Vito Corleone, đó là Carlo Gambino – một ông trùm xảo quyệt mà mọi người thường gọi là gã cáo già. Người ta nói về Carlo Gambino như một kiện tướng trong việc tạo ra và tận dụng những đòn thế chết người, có khả năng nhìn thấy trước đối thủ cả mấy nước đi và điều đó giúp hắn ta có thể vượt hơn đối thủ mà vẫn tạo cho họ cảm giác là thông minh hơn hắn.

idesign nhung diem sang an tuong trong cuon tieu thuyet kinh dien bo gia the godfather 03

Chân dung Ông trùm mafia khét tiếng Carlo Gambino (Nguồn: Mafia Wiki)

Qua những cuộc thanh trừng tàn bạo cũng như liên kết quyền lực với những ông trùm khác, Carlo Gambino, gã lùn cáo già, đã lặng lẽ thâu tóm quyền lực tối thượng, trở thành ông trùm hùng mạnh bậc nhất trong toàn bộ thế giới tội ác Hoa Kỳ.

Danh ca Sinatra và nhân vật Johnny Fontane

Thật khó để phủ nhận những tình tiết hết sức tương đồng giữa nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết của Puzo với đời thực của một trong những ca sĩ danh tiếng nhất nước Mỹ – Frank Sinatra.

idesign nhung diem sang an tuong trong cuon tieu thuyet kinh dien bo gia the godfather 04

Danh ca Frank Sinatra được cho là nguyên mẫu của nhân vật Fontage (Nguồn: danviet)

Giống như Sinatra, Fontane là một danh ca nổi tiếng tại Hollywood hoa lệ, với những bản tình ca không thể ngọt ngào hơn. Fontane tìm kiếm sự giúp đỡ của bố già nhằm giành một vai diễn trong bộ phim sắp quay có thể cứu vãn sự nghiệp của anh ta. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng khi xây dựng tình tiết này trong cuốn tiểu thuyết, Puzo dựa trên một sự thật là Sinatra đã cố gắng giành được vai Maggio trong bộ phim Từ nơi này đến vĩnh cửu (tựa gốc: From Here to Eternity) trong thời điểm mà sự nghiệp của ông đang sa sút.

Trong tác phẩm Hồ sơ bố già và những lời thú nhận khác, nhà văn Mario Puzo đã mô tả một đôi lần tiếp xúc không mấy dễ chịu của mình với danh ca Frank Sinatra vì đã sáng tạo ra nhân vật Johnny Fontane trong cuốn tiểu thuyết Bố già.

Được phát hành tại Việt Nam từ những năm 70

Xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1970, nhật báo Chính Luận đã đăng The Godfather dưới dạng tiểu thuyết nhiều kỳ. Tựa đề lúc đó chưa phải là Bố già mà là “Cha Đỡ Đầu”, do nhà văn Trọng Tấu dịch từ bản tiếng Pháp. Bản dịch của Trọng Tấu chỉ xuất hiện trên Chính Luận trong vài tháng rồi ngưng nửa chừng. Đến năm 1972, tựa đề Bố Già do dịch giả Ngọc Thứ Lang dịch từ The Godfather mới bắt đầu thu hút sự chú ý của người đọc.

idesign nhung diem sang an tuong trong cuon tieu thuyet kinh dien bo gia the godfather 05

Một cảnh xuất hiện trong bộ phim cùng tên (Nguồn: Innov8tiv)

New York Times đã nhận xét: “Chính sự lãng mạn hoá các Ông Trùm Mafia và giới giang hồ đã khiến cho Bố già trở thành một hiện tượng được xã hội chấp nhận và giúp nó phát triển”. Ngoài những chuyện giang hồ Mafia rùng rợn, Bố Già là cả một kho xử thế hiệu nghiệm mà ai cũng có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Xin chúc bạn tìm được nhiều nguồn cảm hứng từ “The godfather” và chiêm nghiệm được nhiều bài học đắt giá.

Biên tập: Thụy

Nguồn tham khảo: Wiki, Tuổi trẻ

bài viết của Tác giả Nguyen Chinh

Cùng tác giả

#Tag

Bố già Cà Phê - Trà Đá Mario Puzo Marlon Brando Paramount The Godfather Vito Corleone

iDesign Must-try

gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
"Sống theo cái mà mình cảm nhận là hạnh phúc, khi cảm nhận được thì mình sẽ tôn trọng nó."
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 1)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 1)
"Người làm về văn hóa muốn tồn tại thì cần có thời gian, niềm tin, tính kiên nhẫn và quan trọng là sự ủng hộ từ cộng đồng thiết kế."
Bộ tham mưu của Pixar và tầm quan trọng của văn hóa sáng tạo
Bộ tham mưu của Pixar và tầm quan trọng của văn hóa sáng tạo
Để tạo nên một thứ vĩ đại, bạn phải hòa mình vào chính nó, trong cả cuộc sống và nhịp thở. Mục tiêu của Bộ tham mưu là mở rộng…
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.
Những điều tôi học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.1)
Những điều tôi học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.1)
Dưới đây là một danh sách dài những bài học trong chuyến hành trình "nhà thiết kế Google" của tôi.
Người thiết kế giỏi vs người thiết kế dở
Người thiết kế giỏi vs người thiết kế dở
"Người thiết kế giỏi "sống chết" cùng với vấn đề của khách hàng. Người thiết kế dở "sống chết" với vấn đề của anh ta."