Giám đốc nghệ thuật - Art Director

Giám đốc nghệ thuật – Art Director (AD) là một vị trí là bất cứ một nhà thiết kế nào cũng mơ ước. Tuy nhiên ở một khái niệm đầy đủ về AD ở Việt Nam vẫn khá mơ hồ.

Có nhiều người cho rằng AD cũng giống giống với trưởng nhóm thiết kế (Design Teamleader), và cũng vì lý do này một số trưởng nhóm thiết kế tự cho mình là Giám đốc nghệ thuật.

Thực tế Giám đốc nghệ thuật làm nhiều hơn công việc của một người trưởng nhóm thiết kế, ngoài việc tham gia chuyên môn vào các dự án theo mỗi lĩnh vực: Phim ảnh, Tạp chí, Kỹ thuật số, Truyền hình… họ cần thông thạo một số kỹ năng khác để có thể trở thành một Giám đốc nghệ thuật đúng nghĩa.

Vậy công việc của AD là những gì?

Có nhiều lĩnh vực cần một Giám đốc nghệ thuật, và tại một số nơi công việc của họ không giống nhau. AD tại một tạp chí khác với AD tại công ty quảng cáo truyền hình, và cũng khác với AD tại một công ty kỹ thuật số.

Tuy vậy họ vẫn phải có những kỹ năng giống nhau về cơ bản;

Những AD phải biết quản lý dự án.

Tất nhiên, AD sẽ dựa trên ý tưởng đã có, đưa ra những giải pháp để hoàn thành ý tưởng, chi phí hoàn thành, thời gian thực hiện, những bộ phận nào cần tham gia… sau đó ghép tất cả vào một cách hợp lý, hoàn hảo để hài lòng khác hàng.

Điều này đòi hỏi AD phải kinh qua những dự án để có thể hiễu rõ những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, và đưa ra những giải pháp để có được sản phẩm tốt và đúng thời hạn.

AD biết thuyết phục khách hàng

Sau khi cùng những bộ phận khác nhau để đưa ra 1 sản phẩm, AD sẽ là người trực tiếp (và có thể cùng một số người ở bộ phận liên quan) đi thuyết phục khách hàng rằng đây là một sản phẩm hoàn toàn phù hợp với mong muốn của họ.

Nếu không có kỹ năng thuyết phục khách hàng thì những thành quả của một tập thể sẽ bị khách hàng gạt bỏ một cách không thương tiếc. Cùng làm ra nó và làm thế nào để khách hàng chấp nhận nó là một phần công việc của AD.

AD là những người được đào tạo bài bản

Mặc dù ở Việt Nam không có trường lớp nào dậy để trở thành một AD, nhưng những Giám đốc nghệ thuật PHẢI là những người được đào tạo tại các trường đại học với chuyên ngành mà họ tham gia.

Điều này là không phải bàn cãi, các trường đại học (trong hay ngoài nước) mới có thể đào tạo nên những người có nền tảng chính thống. Họ sẽ được nạp những kỹ năng, kiến thức cơ bản về mỹ thuật, cái mà có thể phát triển và áp dụng trong công việc mà họ sẽ làm.

Với kiến thức cơ bản cộng với kỹ năng có được theo thời gian, những AD có thể tham gia chỉ đạo gián tiếp hoặc trực tiếp vào những công việc chuyên môn trong dự án, để đảm bảo dự án có chất lượng tốt nhất.

AD phải là người cập nhật hoặc tiên phong các kỹ thuật, xu hướng mới.

Một số cho rằng Giám đốc nghệ thuật thường ẩn mình và ít khi xuất hiện hay lên tiếng. Điều này có thể đúng, nhưng chắc chắn AD là những người đầu tiên cập nhật, hoặc nghiên cứu những kỹ thuật mới nhất, xu hướng mới nhất để áp dụng cho lĩnh vực của mình.

Quảng cáo là một lĩnh vực khắc nghiệt, nơi khách hàng luôn có đặt câu hỏi: Làm sao để tôi có một ý tưởng mới nhất, đầu tiên, chưa ai làm, khác biệt, không trùng lặp, đẹp nhất, thu hút nhất… Nếu AD không cập nhật, nghiên cứu, học hỏi, tiên phong thì không thể trở thành một AD giỏi được.

AD phải là người hòa đồng.

Từ Giám đốc nghệ thuật là sự pha trộn giữa giám đốc, quản lý và những kỹ năng của một người làm nghệ thuật. Tuy vậy trong lĩnh vực quảng cáo, khách hàng là người quyết định cuối cùng – bạn cần lưu ý điều này.

Thiết kế và Nghệ thuật có khác biệt ở người sử dụng. Làm nghệ thuật có thể chỉ phục vụ bản thân, nhưng làm thiết kế thì phải phục vụ khách hàng.

Vì vậy AD là người đứng ra thay mặt người làm chuyên môn thuần túy như, họa sĩ minh họa, bộ phận kỹ xảo, lập trình (trong lĩnh vực digital), copywriting, nhiếp ảnh gia… để thuyết phục khách hàng.

Họ vừa phải chiều lòng những nhà chuyên môn luôn phàn nàn “khách hàng không biết gì cả” đồng thời khuyến khích họ sáng tạo, cống hiến. Nhưng cũng đồng thời đối mặt với khách hàng, những người sẽ sử dụng sản phẩm và là người biết rõ nhất một sản phẩm cần gì để thu hút người dùng.

AD khác với CD – Creative director và không làm Copywriting.

Trong một quy trình làm việc đầy đủ, Giám đốc nghệ thuật sẽ nhận ý tưởng từ Giám đốc sáng tạo (Creative director), hoặc những người Copywriting, sau đó dựa trên ý tưởng đã có AD sẽ tìm một cách thể hiện hoặc chỉ đạo để cho ra một sẩn phẩm sao cho đẹp mắt, thu hút, sáng tạo (không nằm ngoài ý tưởng gốc ban đầu).

Bởi vậy nếu bạn có một cái đầu sáng tạo, nhưng chuyên môn thiết kế không tốt bạn có thể vươn lên vị trí CD, nhưng nhớ dành đất cho AD làm việc.

AD là một người có tầm ảnh hưởng

Như các vị trí quản lý khác, những người làm Giám đốc nghệ thuật cần phải có tiếng nói của riêng mình, họ cần có quan điểm và có thể thuyết phục được các vị trí khác đồng ý với quan điểm của họ.

Để có được điều này, không gì khác ngoài việc AD phải có những dự án, sản phẩm, kết quả ấn tượng để có thể khiến người khác nghe theo. Càng cần thiết hơn khi mà AD làm việc với những nhà chuyên môn, những họa sĩ, nhiếp ảnh, nhân viên kỹ thuật… những người bản thân cái tôi của họ cũng là một rào cản cần vượt qua.

Ngoài những kỹ năng trên thì AD cần thông thạo ngoại ngữ để giao lưu, học hỏi những xu hướng, kỹ thuật mới. Họ cũng cần đi du lịch thường xuyên để có các trải nghiệm về văn hóa vùng miền nhằm đem tới những sản phẩm gần gũi và thuyết phục.

Kết luận

AD là một công việc thú vị, nhưng rõ ràng nó đòi hỏi bạn nhiều hơn kỹ năng của một nhà thiết kế đơn thuần. Ngoài việc biết thiết kế, bạn cần biết vẽ kha khá (đẹp thì quá tốt), biết chút chụp hình, kỹ xảo, kể cả là lập trình nếu bạn làm trong lĩnh vực Digital… Hơn nữa bạn vừa phải là một nhà hùng biện, nhà tâm lý, nhà nghiên cứu, nhà quản lý …

Theo tôi AD không nên là mục tiêu của các nhà thiết kế, vì rõ ràng để trở thành một AD bạn phải hy sinh nhiều thứ cho nó (trong một số trường hợp là không thể).

Khi bạn phải chia sẻ thời gian nâng cao kỹ năng thiết kế với việc nâng cao các kỹ năng khác, thì công việc chuyên môn của bạn sẽ không được chuyên sâu. Còn xã hội cần nhiều những người thiết kế thuần túy hơn là nhiều người Giám đốc nghệ thuật.

Vấn đề là xã hội Việt Nam đang đánh giá thấp những người làm chuyên môn thuần túy, những người trực tiếp làm ra của cải cho xã hội… mà đó là một câu chuyện dài.

Nếu bạn có ý kiến gì về nghề AD tại Việt Nam thì xin để lại bình luận.

Bachi

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.