Design & Art: Sự khác biệt?

Hàng ngày bạn hay nghe tới Art và Design một cách thường xuyên và chúng có vẻ giống nhau như từ đồng nghĩa. Một số người dùng từ “Art” để thêm sự mỹ miều cho công việc thiết kế Design.

Trong hầu hết các buổi nói truyện, bàn công việc, tất cả đều có xu hướng lẫn lộn giữa Mỹ Thuật – ArtThiết kế – Design.  Chúng liệu có sự liên quan chặt chẽ hay những kỹ thuật tương tự để gợi lên tính thẩm mỹ? Hay chúng khác nhau nhiều điều?

Vâng, chắc chắn Thiết kế và Mỹ Thuật có sự khác nhau. Chúng được thực hiện khác nhau, đánh giá theo tiêu chí khác nhau và có người thưởng thức (audience) khác nhau.

Mục đích

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1974, Milton Glaser (sinh ngày 26 /6/1929, tại thành phố New York, là một nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng của Mỹ) lưu ý rằng:

Một thiết kế phải truyền tải được bản chất thông tin.

Còn các chức năng thiết yếu của nghệ thuật là để

Tăng cường nhận thức của con người về hiện tại.

Ông nói, đôi khi các chức năng này trùng hợp, như một chiếc cửa sổ kính màu người ta đã sử dụng hồi xưa, nhưng hiện nay người ta đã tách ra.

Thiết kế có tính tiện dụng theo cách của nó còn nghệ thuật thì không. Thiết kế là: Làm thế nào để sắp đặt các yếu tố, làm thế nào để phục vụ khách hàng, làm thế nào truyền đạt thông tin.

Nghệ thuật thì khác, nó có cách lựa chọn riêng. Nó không cần thiết thực, và hữu dụng theo cách của riêng mình, phục vụ lợi ích riêng mình. Nó không quan tâm tới việc mô tả, mong muốn mọi người thích nó như một xu hướng thời thượng, nó không theo thị hiếu, không theo số đông.

Chúng ta đã chấp nhận hình mẫu này trong cả hai định nghĩa. Trong thời Phục Hưng, nghệ sĩ có những khao khát về triết học. Và từ giữa những năm 1800, nhiều nghệ sĩ đã đứng ngoài cuộc sống để phê bình nó, họ thiết lập những cách sống riêng, để loại bỏ những điều thông thường, tạo dựng, thúc đẩy một lối sống khác.

Mặc dù rất nhiều nghệ sĩ đã để lại dấu ấn của mình với thế giới, các phương pháp của họ được thế giới chấp nhận và vận dụng khi thấy phù hợp thì điều này chắc chắn vẫn không phải là thiết kế, cái mà quan tâm tới nhu cầu cuộc sống và thực hiện cho mục tiêu đó.

Chúng được tạo ra thế nào

Điểm dừng của nghệ thuật và thiết kế khác nhau, vì thế ý nghĩa của nó xuất phát từ đó.

Phần lớn chúng ta nghĩ đúng, nghệ sĩ – Artist đứng trước một cái khung vẽ, suy ngẫm. Họ hình dung về tác phẩm rồi bắt đầu và kết thúc suy nghĩ cùng một lúc.

Họ thường kết thúc suy nghĩ bằng một cái gì đó trần tục như bức chân dung hoặc phong cảnh, hay lớn hơn là sự phẫn nộ trong bức Guernica của Picasso, sự bao la trong Running Fence của Chirsto. Nhưng thời điểm ban đầu, họ có rất nhiều lựa chọn và không hẳn là có cái nào được ưu tiên.

Tóm lại các họa sĩ thỏa thích sáng tạo, suy nghĩ, chọn lựa ngay cả lúc họ đang thực hiện tác phẩm.

Về phía các nhà thiết kế – Designer họ cũng bắt đầu với vùng làm việc trống, hoặc cục đất sét, bất cứ cái gì có thể thấy được. Nhiều người trong số họ đã định sẵn thứ có thể hình thành, văn bản hình ảnh, loại sản phẩm, màu sắc v.v. Nhà thiết kế tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng, người dùng, kích thước, quy mô và các yếu tố khác.

Vai trò của thiết kế là để hoàn thành một điều hữu hình và mang lại một cảm giác thẩm mỹ, hương vị, kỹ thuật trên mỗi sản phẩm. Nói một cách thẳng thắn, người thiết kế chủ yếu sắp xếp các yếu tố, thành phần.

Các nghệ sĩ – Artist nói chung đã giả định rằng công việc là một sản phẩm tối cao của tâm trí và tinh thần họ, xếp thứ hai mới là việc phục vụ mục đích xã hội nào đấy (để gây dựng, kích thích, thỏa mãn, trang trí …).

Một ví dụ là tác phẩm điêu khắc The Burghers of Calais mà Godin đã thực hiện. Khi ông công bố nó, những người dân thành phố thấy đấy là một sự xúc phạm đến quan niệm của họ về 1 tượng đài tưởng niệm công dân anh hùng.

The Burghers of Calais

Đánh giá

Trong năm 1920 Keats (nhà thơ người Anh,  31/10/1975 – 23/2/1821) đã viết “Sự thật là cái đẹp, vẻ đẹp thật sự” “Beauty is truth, true beauty”. Đó là tất cả chúng ta cần biết. Cũ hơn là câu nói “Ars longa, vita brevis” – “Nghệ thuật thì lâu dài, cuộc sống thì ngắn ngủi”. Nghệ thuật luôn phấn đấu đạt tới cái đẹp, cái đẹp của sự thật, đó là một điều cao quý lâu dài hơn là cuộc sống. Ít nhất nó là đường lối tiên quyết.

Nghệ thuật hàng thế kỷ đã nhấn mạnh mục đích đạo đức, tính trung thực, tầm nhìn xa trộng rộng, sự hướng nội hoàn toàn. Nghệ thuật là vẻ đẹp và sự thật, của những cái nhìn sâu sắc của các sự tiên tri.

Nó không được đánh giá như văn bản, cấu trúc xã hội, tiện ích hay không. Việc thực hiện thành công cũng không phải là dấu hiệu của nghệ thuật, Van Gogh là một ví dụ (Van Gogh thường tự hủy những bức tranh của chính mình sau những thay đổi phong cách)

Thiết kế lại được đánh giá bằng cách khác “Đẹp như chính nó” “Beauty is as Beauty does” Nếu không được đẹp, thiết kế không được coi là tốt, không thành công. Các thiết kế có phục vụ cho sản phẩm? Liệu nó có hoàn thành nhiệm vụ của mình? thuyết phục ai đó, giải trí, doanh số v.v.

Cuối cùng tất cả thành công của một thiết kế là nó phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, bao bì đóng gói, các sản phẩm với các hình minh họa đẹp mắt v.v. được nhiều người chấp nhận.

Khán giả

Các khản giả của nghệ thuật và thiết kế mong đợi những điều khác nhau.

Khán giả của nghệ thuật muốn xem một tác phẩm nghệ thuật (artworks) – để chiêm ngưỡng và suy nghĩ, nó có lẽ được mang tới bằng kinh nghiệm thẩm mỹ, kinh nghiệm sống.

Trong khi đó khán giả của thiết kế đơn giản như muốn kiếm một thông tin trên biển báo để đi tới trạm xe bus.

Thiết kế cũng có thể có sự chú ý và lôi cuốn được cảm xúc của người xem, nhưng tại một số điểm, như Beatrice Warde cho biết, các thiết kế cần trong suốt/ẩn đi để người đọc tự thu nhập thông tin thay vì được truyền tải bằng những sự sắp đặt sẵn có.

Vật liệu

Nghệ thuật và thiết kế khác biệt đáng kể về vật liệu sử dụng.

Thông thường vật liệu của thiết kế liên quan tới người sử dụng nó, giấy, bìa sách, sản phẩm kỹ thuật số .v.v.

Ngược lại, một tác phẩm nghệ thuật được hình thành dựa trên ý nghĩa của vật liệu, nó thể là bất thứ cái gì người nghệ sĩ có thể cảm thấy phù hợp với ý tưởng của mình. Sơn dầu, kim loại, hay băng đĩa hỏng v.v.

Sự khác biệt của nghệ thuật và thiết kế chính là cách chúng ta nhìn nhận nó. Thiết kế được nhìn từ xa và nghệ thuật được xem xét phía trong, phía sau. Thiết kế giúp cho cuộc sống có cách trình bày thẩm mỹ, những lợi ích, tính năng. Nghệ thuật đại diện cho những sự suy ngẫm và cảm nhận.

Nghệ thuât và thiết kế có liên quan chặt chẽ nhưng dù sao vẫn có những khái niệm riêng biệt. Nó là một điều tốt để chúng tiếp tục tiến lên phía trước.

Dịch từ UNC

Cùng tác giả

#Tag

design Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
 Vaporwave là phong trào nghệ thuật kỹ thuật số đang khuấy động nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, thời trang, video và hơn thế nữa. Trong bài viết…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…