‘Dân chủ hóa’ nghệ thuật online: Có phải Instagram là nơi duy nhất để nghệ sĩ vẫy vùng?

Mạng xã hội hay platform nghệ thuật là nơi mà bạn có thể thỏa sức sáng tạo tựa như một nghệ sĩ thực thụ, và Instagram không phải là nơi duy nhất.

Bài viết bởi Emily Gosling, senior editor tại Eye on Design, nhà báo nghệ thuật và văn hóa.


Thật tình mà nói, có quá nhiều giải thưởng nghệ thuật. Tuy nhiên, một giải thưởng mới toanh đã thu hút được sự chú ý của tôi. Thể lệ cuộc thi là tất cả đơn nộp phải thông qua một phần mềm. Nghe có vẻ hấp dẫn, và thật sự là vậy khi tôi tận mắt thấy được các tác phẩm được chọn: đa số đều có ý tưởng tốt và có trang web cụ thể. Không có cái nào trong số đó mang dáng dấp khuôn khổ của ứng dụng Instagram. Bốn tác phẩm được chọn đều có ý tưởng chủ đề và độ phức tạp ổn định, khiến bạn sẽ phải kinh ngạc nếu như nhìn thấy chúng thông qua những phần mềm.

Góc nhìn được sắp đặt của giải ArteVue tại Delfina Foundation

Cuộc thi được nhắc đến là giải thưởng ArteVue được quảng bá trên phần mềm cùng tên – “platform trên mạng xã hội đầu tiên dành cho nghệ thuật” – ra mắt vào mùa hè năm 2017 và vừa tung ra phiên bản dành cho hệ điều hành Android.

Bản gốc của phần mềm là một platform phi lợi nhuận dành cho các nhà sưu tập, phòng trưng bày và nghệ sĩ để tương tác với nhau, đồng thời là nơi trao đổi và mua sắm các tác phẩm nghệ thuật. Thuật toán được thiết kế dựa theo xu hướng hứng thú của khách hàng để trình bày phần nội dung sẽ xuất hiện trên trang “khám phá”.

ArteVue  – “platform trên mạng xã hội đầu tiên dành cho nghệ thuật”

“Mục đích khi tạo ra phần mềm và giải thưởng là để dân chủ hóa nghệ thuật,” người sáng lập ArteVue và gây quỹ viên Shohidul Ahad-Choudhury chia sẻ. Quá trình khởi đầu vô cùng đơn giản và không cần đến nhiều chi tiết hay sơ đồ phức tạp: người nghệ sĩ chỉ cần tải hình ảnh, phần mô tả brief cho tác phẩm dưới định dạng PDF, và nếu muốn, họ có thể sử dụng hashtag #arteprize.

Sự khác biệt giữa ArteVue và platform Artsy – một trong những trang web chứa dữ liệu về phòng trưng bày nghệ thuật online thành công nhất – là ArteVue sẽ không được mặc định sẵn bất kì điều gì, tất cả là do người dùng điều khiển. Nghệ sĩ có thể đăng tải tác phẩm của mình cho mục đích buôn bán mà không có cản trở gì. 80% đơn hàng buôn bán tác phẩm nghệ thuật trị giá dưới 2000 đô la.

Ahad-Choudhury không phải là người đầu tiên ứng dụng cụm từ “dân chủ hóa nghệ thuật” để mô tả một trang web hoặc platform trên điện thoại dành cho lĩnh vực nghệ thuật. Có rất nhiều sản phẩm tương tự xuất hiện như ArtvisorCuratious, và Mangus, được mô tả như là “tinh thần nghệ thuật bất diệt”. Sau đó, ‘kẻ làm loạn’ tính nghệ thuật thuần túy – Instagram – khi phải nhắc đến nơi này bằng một cụm từ kinh khủng, dù cho đó không phải là mục đích ban đầu của phần mềm.

Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa một người nghệ sĩ sử dụng những loại platform này để kết nối với những nơi trưng bày, cộng đồng hâm mộ, nhà sưu tập và cách mà họ đang sử dụng Instagram trong thời gian gần đây?

Theo Ahad-Choudhury, Instagram chỉ tuân theo một kiểu duy nhất khi trình bày các hình ảnh và video – điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn đăng tải một bức hình cái bánh lên (hoặc có thể là một chú chó, đôi giày, hình ảnh đám bạn say nhèm và vv…).

Image result for instagram

Đối với ArteVue thì khác, nghệ sĩ có thể tự mình thiết kế trang trưng bày, chỉnh sửa tác phẩm và viết về chúng mà những platform hiện tại chưa hỗ trợ được. “Instagram có nửa tỉ người dùng với 20 tỉ bài đăng, và chưa đến 1% trong số đó là về chủ đề nghệ thuật,” Ahad-Choudhury phân tích. “Chúng tôi muốn tiến xa hơn nữa. Nếu bạn thích thì tại sao lại không xem thêm 20 tác phẩm liên quan khác nữa? Đây là lý do khiến mọi người chú tâm hơn đến nghệ thuật, đồng thời là phương tiện để thoát ly khỏi thực tại và bay bổng đâu đó.”

Image result for artevue
Đối với ArteVue thì khác, nghệ sĩ có thể tự mình thiết kế trang trưng bày, chỉnh sửa tác phẩm và viết về chúng mà những platform hiện tại chưa hỗ trợ được.

Được phát triển và thiết kế bởi Ahad-Choudhury, Ben Dobson, và Peter Goodwin, ứng dụng được tích hợp phần mềm nhận diện hình ảnh và siêu dữ liệu, hướng dẫn người dùng hoàn thiện công việc và tự động tạo ra hashtag từ hình ảnh được tải lên.

Mục tiêu là để nghệ sĩ có quyền tải tác phẩm của mình lên ứng dụng, nhưng điều này khiến tôi băn khoăn nhiều: Liệu người nghệ sĩ sẽ thay đổi tác phẩm sao cho thân thiện hơn với platform không? Hay họ đã làm điều này rồi? Và nếu thật sự như vậy thì nghệ thuật chi phối thuật toán hay theo chiều ngược lại?


Một thế giới nghệ thuật mới lạ

Thậm chí nếu như ArteVue cung cấp trải nghiệm trên platform và trình bày các tác phẩm tốt hơn Instagram, bạn có thể nói rằng việc người ta sử dụng các loại platform này ngày càng nhiều về sau đều từ ảnh hưởng của ArteVue.

Phần hình ảnh của platform mạng xã hội đã sinh ra một loại tác phẩm nghệ thuật mới là “sản phẩm thân thiện trên Insta”. Thực tế, mọi người ngày nay – đặc biệt là trên mạng – không chú ý quá nhiều đến mọi thứ, do đó mỗi tác phẩm trên những platform này chỉ thu hút được họ trong khoảng từ 3 giây. Và sau đó, họ tiếp tục lướt qua.

Instagram được xem là một trong những thủ phạm chính ảnh hưởng đến góc nhìn và cách sử dụng của chúng ta đến nó. Lấy nghệ sĩ người Canada Brad Phillips làm ví dụ, người có khoảng 32600 lượt theo dõi trên Instagram. Phillips nói về platform là “một công cụ tuyệt vời nhưng không kém phần thách thức cho bản thân tôi và những người nghệ sĩ khác“, đồng thời ông cũng bàn về mối quan hệ với nó.

Ông đã bán được vô số các tác phẩm và tổ chức nhiều show diễn solo và nhóm cũng như quyển sách bìa cứng “được phát hành bởi nhà xuất bản anh ngữ danh tiếng,” một trong những mối lo ngại của ông là việc kinh doanh và tiến triển trong sự nghiệp không hề nhận được sự hỗ trợ từ phòng trưng bày New York. Do đó, ông kết luận rằng, “lĩnh vực nghệ thuật ngày nay đang ăn mòn tuổi trẻ và thiết kế nội thất với bộ mặt hội họa.”

Thật không khoa trương khi nói rằng Instagram có thể vẽ ra con đường sự nghiệp sáng tạo. Khi nói chuyện với nhà minh họa Polly Nor về chủ đề Creative Review (1 triệu lượt theo dõi), cô nói với tôi rằng, “Tôi không biết mình sẽ làm gì nếu thiếu Instagram.” Đối với Phillips, Instagram đã khiến cho các phòng trưng bày trở nên lỗi thời, nhưng đây không phải là điều gì tồi tệ với nghệ sĩ bởi vì họ cũng chỉ hưởng được 50% doanh số bán hàng của một tác phẩm.

Mặt khác, Phillips nói rằng “Một bức ảnh trên mạng cũng chứa nhiều giá trị như vật thể hữu hình ngoài đời”, và quá trình này dễ dàng bị làm theo. Theo như nghiên cứu trên trang web, nghệ sĩ và nhà thiết kế thường thấy tác phẩm của họ bị bán phá giá bởi những thương hiệu lớn và cá nhân khác.

Đây cũng là một vấn đề lớn đối với Nor, cô nhận ra tác phẩm của cô đã bị chế thành memes. Cô cảm thấy rằng tác phẩm của mình đang bị “mất giá”; nhưng chính sự trường tồn của tác phẩm đã chứng minh rằng cô có thể kiếm sống được bằng những đứa con tinh thần của mình: “Tôi đã có cho riêng mình một cửa hàng và không hề nhận việc do người khác giao.”

Phillip nói rằng việc bán hàng trên mạng sẽ tạo ra mối liên kết trực tiếp giữa người sưu tập và nghệ sĩ, tạo ra cơ hội để họ buôn bán tác phẩm trong môi trường online đông đúc.

“Theo quan điểm của tôi, một vài nghệ sĩ sinh ra đã có kĩ năng làm việc trên mạng xã hội tốt hơn những người khác.”

Platform online và lĩnh vực kĩ thuật số nói chung đã khiến cho việc trưng bày tác phẩm trở nên dễ dàng hơn, kết nối agency với nghệ sĩ thông qua buổi trưng bày hay họp báo – tuy nhiên web cũng là yếu tố khiến nghệ sĩ trở thành một nhà tiếp thị hoặc quảng cáo.

Một vài cá nhân nổi bật tạo ra những thiết kế thật sự ấn tượng nhưng lại không có khả năng viết nội dung hoặc tạo ra một trang web hấp dẫn khi cần thiết. Có lẽ là do tôi là một Luddite – tầng lớp người công nhân Anh tham gia cuộc biểu tình phá hủy máy móc vì nghĩ rằng đó là mối đe dọa cho họ từ năm 1811 đến 1916, tôi nghĩ rằng đế chế dân chủ không tưởng “mọi người đều có thể làm được!” là bất khả thi.

Một vài nghệ sĩ giỏi nhất – những người tạo ra tác phẩm vốn dĩ đã không bền vững hoặc thu hút, hoặc những cá nhân không dành nhiều thời gian, hứng thú hoặc hiểu biết về việc xây dựng trang web – vốn dĩ đã ở trong tình thế bất lợi nếu họ bị đánh giá bằng chất lượng web của họ. Một vài người lại chứng tỏ rằng mình có khả năng và hứng thú nhiều hơn người khác.

Charles Broskoski, đồng sáng lập platform Are.na – “một không gian vô tận nơi bạn có thể sắp xếp suy nghĩ, dự án hoặc nghiên cứu của mình để chia sẻ với người khác” – lại có suy nghĩ khác về điều này. Ông tin tưởng rằng mọi người, đặc biệt là nghệ sĩ, cần biết kĩ năng xây dựng trang web riêng. “Đó là nơi mà bạn có thể trình bày tác phẩm theo cách riêng của mình,” cô nói. “Bạn có thể điều chỉnh tác phẩm, thiết lập bối cảnh hoặc không tùy ý. Đó là nơi mà bạn thỏa sức vùng vẫy tựa như một nghệ sĩ thực thụ.”

Có lẽ tư duy tự-mình-làm này khiến cho Are.na trở nên khác với những platform khác như ArteVue và Instagram. Trong khi những platform trưng bày hình ảnh như Instagram sẽ khiến cho người nghệ sĩ phải điều chỉnh và quản lý tác phẩm được tải lên sao cho thật bắt mắt – vừa vặn với khung hình vuông, thu hút người xem click vào – Are.na được thiết kế với vai trò hỗ trợ quá trình sáng tạo chứ không phải là nơi phơi bày kết quả cuối cùng.

Những platform dành cho loại tác phẩm nghệ thuật khác khá đa dạng, từ trang web được xây dựng bởi chính người nghệ sĩ cho đến format chuẩn của Instagram. Ngoài việc công nghệ số đã ảnh đến phạm vi phương tiện mà họ sử dụng, nghệ sĩ sẽ có nhiều cơ hội hơn để phổ biến tác phẩm đến mọi người. Hệ thống trưng bày là một hình thức truyền thống và bức tường trắng kia đã sụp đổ, lý do là vì chúng ta ngày càng chú ý nhiều hơn đến hình thức bên ngoài của một tác phẩm nghệ thuật.

Cùng với nền dân chủ hóa nghệ thuật online là sự xuất hiện của một hệ thống mới, đặc biệt là nếu chúng ta không quan tâm đến điểm giống nhau. Nhiều nghệ sĩ không có khả năng viết code, xây dựng website và thậm chí là sử dụng mạng xã hội. Liệu điều đó có làm mọi chuyện bớt thú vị hơn không? Câu trả lời là không. Điều quan trọng là hãy sử dụng những platform mới này thật khôn ngoan, có kiểm soát và điều độ cùng với việc thưởng lãm thực tế. Và những người nghệ sĩ ơi, đừng giới hạn tác phẩm của mình trong một khuôn khổ nào cả.


Tác giả: Emily Gosling
Người dịch: Đáo
Nguồn: Eye on Design


Cùng tác giả

#Tag

Are.na ArteVue Instagra platform

iDesign Must-try

3 điểm nhấn giúp quảng cáo Instagram hiệu quả
3 điểm nhấn giúp quảng cáo Instagram hiệu quả
Một bức ảnh có giá trị hơn ngàn câu chữ: Trong một khoảnh khắc, những bức hình có thể truyền tải tới não chúng ta một lượng thông tin rất…