Constructivism và các thiết kế áp phích Soviet

Chủ nghĩa tạo dựng là một trào lưu hội họa, kiến trúc, thiết kế ở có nguồn gốc ở Nga, bắt đầu năm 1919, nó là một sự từ chối các ý tưởng của nghệ thuật cũ. Chủ nghĩa tạo dựng ủng hộ nghệ thuật góp phần xây dựng xã hội.

Chính những tư tưởng cốt lõi này, Chủ nghĩa tạo dựng đã ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ nền nghệ thuật hiện đại của thế kỷ 20, nó là cảm hứng của Bauhaus, De Stijl, Avant-Garde.

Thuật ngữ Chủ nghĩa tạo dựng – Constructivism lần đầu tiên được sử dụng như một thuật ngữ đầy mỉa mai của Kazimir Malevich dùng để mô tả công việc của Alexander Rodchenko năm 1917.

Trong kiến trúc, Chủ nghĩa tạo dựng chú trọng tới công năng của công trình, loại bỏ những chi tiết thừa, lãng phí, khoe trương, các công trình chủ yếu là các kết cấu chịu lực. Giống như triết lý của cộng sản, những người lao động là tâm điểm chính.

Chính vì vậy, Chủ nghĩa tạo dựng khác tất cả so với lý thuyết kiến trúc thời đó. Sau này người ta cho rằng Contructivism đã đi trước thế giới khoảng…100 năm. Đáng tiếc nó chỉ tồn tại trong 10 năm 1920-1930 do những chỉ đạo nhân danh “nền nghệ thuật XHCN” của Stalin.

Mặc dù được cho rằng đã “chết” tại Nga vào năm 1937 với việc Stalin lựa chọn một công trình của KTS Ivan Lofavic; Công trình cao 450m, với dạng vòm cuối, càng lên cao càng nhỏ và trên đỉnh trụ là… tượng Stalin. Toà nhà cũng dày đặc chữ CCCP, ngôi sao, búa liềm, và vô số các khẩu hiệu tuyên truyền.

Tinh thần của Chủ nghĩa tạo dựng đã kịp thời để lại dấu ấn với nền nghệ thuật ứng dụng toàn thế giới trong suốt thế kỷ 20. Tại Liên Xô, dù các hình thức thiết kế đậm tính hình thức, tuyên truyền, nhưng các thiết kế đồ họa, từ áp phích tới bao bì tại Liên Xô đã gây ấn tượng mạnh với các nhà thiết kế trên thế giới.

Chính sự đơn giản, tương phản màu sắc, hình khối mạnh mẽ của Chủ nghĩa tạo dựng đã ảnh hưởng tớiJan Tschichold, Herbert Bayer,.. De Stijl tại Hà Lan, trường thiết kế Bauhaus của Walter Gropius…

Ở tận bên bờ đại tây dương, người Mỹ cũng phải thán phục Constructivism và đặt cho nó một cái tên mỹ miền là “Nghệ thuật tiên phong” – Avant-garde Art.

Ngày nay chúng ta thấy Chủ nghĩ tối giản – Minimalism là sự phát triển mạnh mẽ các tinh thần của Chủ nghĩa cấu tạo.

Giới thiệu một số áp phích của Soviet.

(còn tiếp)

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức poster

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Noah Baker chia sẻ về thiết kế áp phích và cách anh ấy tránh bị ‘mắc kẹt trong những cái hố thẩm mỹ’
Noah Baker chia sẻ về thiết kế áp phích và cách anh ấy tránh bị ‘mắc kẹt trong những cái hố thẩm mỹ’
Đối với nhà thiết kế có trụ sở tại New York, áp phích (posters) là một phương tiện hấp dẫn vì chúng phải truyền đạt thông tin: “Cốt lõi chúng…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Chẳng biết vô tình hay hữu ý, mèo xuất hiện rất nhiều trong những tấm poster phim của Séc và Ba Lan thập niên 1960 - 1970, với đủ hình…
Kiyoshi Awazu - Hành trình cách mạng hóa những hình ảnh đã cũ của Nhật Bản
Kiyoshi Awazu - Hành trình cách mạng hóa những hình ảnh đã cũ của Nhật Bản
Có gì trong những tác phẩm của Kiyoshi Awazu? Điều gì khiến ông ở thành một trong những nhà thiết kế vĩ đại của Nhật Bản?
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…