Vì sao làm việc tại văn phòng “bóp chết” sức sáng tạo của designer?

Designer luôn cần thời gian và không gian để làm việc nhưng môi trường làm việc hiện nay đôi khi không đáp ứng được những nhu cầu đó.

8 tiếng làm việc mỗi ngày, chúng ta có nhiều cơ hội để sản sinh thật nhiều ý tưởng với điều kiện: có đủ thời gian, không gian và sự yên tĩnh. Tuy nhiên sự thật là môi trường làm việc hiện nay hoàn toàn không hiệu quả với designer.


Thời gian là trải nghiệm và đó là thứ chúng ta đang thiếu

Công việc của designer là kết nối mọi thứ từ những trải nghiệm thiết thực. Nói đơn giản, ý tưởng mới là sự kết nối của trải nghiệm.

Designer hầu như không có thời gian cho những trải nghiệm mới trong một ngày làm việc. Tiêu chuẩn làm việc thông thường của xã hội là ở văn phòng cả ngày, ngồi yên tại bàn, thỉnh thoảng đi họp và vội vã về văn phòng khi họp xong. Thời gian nào để chúng ta suy nghĩ, tìm kiếm, trải nghiệm ý tưởng mới?

Designer vốn luôn thiếu trải nghiệm nhưng vẫn phải tìm nguồn cảm hứng mỗi ngày, chúng ta cam chịu và cố gắng hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, cảm hứng lại thường đến từ việc lắng nghe các câu chuyện qua sự quan sát thế giới bằng đôi mắt của người khác chứ không phải của chúng ta. Do đó, designer phải bó buộc thời gian rảnh để theo đuổi trải nghiệm. Một designer trẻ tuổi nhận ít việc và xem công việc là một phần quan trọng của danh tín sẽ thấy không vấn đề gì. Tuy nhiên, khi designer có nhiều việc phải làm ngoài giờ hành chính, họ sẽ càng khó có thời gian để sản sinh ý tưởng.

“Người sáng tạo là người luôn muốn biết mọi thứ.
Họ muốn biết về lịch sử cổ xưa,
toán học thế kỷ 19, kỹ thuật sản xuất thời nay,
cách trồng hoa và giao dịch mua bán.
Vì họ không biết bao giờ ý tưởng sẽ xuất hiện.
Có thể là 6 phút, 6 tháng hay 6 năm.
Nhưng họ có niềm tin ý tưởng sẽ đến.”

– Carl Ally

Tôi là một designer và tôi vật lộn với tiêu chuẩn làm việc hiện nay. Vì sao phải như vậy? Vì sao designer không có nhiều tự do hơn và được tin tưởng sẽ làm tốt hơn?

Dù đang trong thời đại được xem là tiến bộ về tư duy, chúng ta vẫn tiếp tục đặt nặng công sức hơn là thành phẩm, tức là thời gian một người dành cho công việc sẽ quan trọng hơn sản phẩm của họ. Có nhiều lần tôi ngồi trên bàn làm việc và không hiểu vì sao tôi lại muốn xem phim. Dĩ nhiên, tốn hai giờ một ngày để xem phim chẳng khác nào vả vào mặt đồng nghiệp, vì cả hai hành động đều sẽ bị kỷ luật. Nhưng nếu tôi có tự do để xem phim Funny Face thì sao? Những kết nối kỳ lạ nào sẽ có thể được hình thành trong giờ nghỉ, khi tâm trí tôi tiêu khiển bởi thanh âm quyến rũ của Geogre Gershwin cùng chuyển động duyên dáng của Fred Astaire? Ai mà biết được.

Audrey Hepburn và Fred Astaire trong Funny Face của Richard Avedon

Người làm sáng tạo trong ngành quảng cáo được tặng vé xem phim và tham quan bảo tàng, thậm chí, họ còn được khuyến khích sử dụng chúng. Nhiệm vụ của họ là chuyển đổi văn hóa thành thông điệp mà thương hiệu dùng để thuyết phục người tiêu dùng. Họ cũng kết nối trải nghiệm để sinh ý tưởng như designer. Nhưng các agency đối xử thế nào với designer trong “thời gian chết” của mỗi dự án? Họ bắt designer làm các việc tào lao và giết chết cảm hứng ít ỏi ấy.

Tại Google, có sáng kiến là 20% thời gian của nhân viên được dùng để làm bất cứ việc gì họ nghĩ là có ích cho công ty. Một số dự án tuyệt vời bắt đầu từ 20% quỹ thời gian đó. Bây giờ, sau nhiều năm ban hành, có nguồn tin cho rằng rất ít nhân viên ở Google sử dụng thời gian theo cách ấy. Có lẽ họ có nhiều việc cần làm và không cần ai giúp đỡ quản lý? Trưởng bộ phận điều hành nhân sự ở Google, Laszlo Bock và tác giả của Work Rules! giải thích rằng 20% ý tưởng “nằm ngoài sự giám sát quản lý chính thống và sẽ luôn như vậy, vì những người sáng tạo và tài năng nhất không thể bị ép làm việc được.

Tôi có thể chứng thực nhận định này. Ở agency trước chúng tôi đã làm theo quy luật 20%. Do cam kết với khách hàng, chúng tôi phải tính trước khi nào sẽ dùng ‘thời gian rảnh’. Nhưng chúng tôi nhận ra khi đã hết quỹ thời gian, chúng tôi vẫn không có cảm hứng gì cả. Vì sự sáng tạo không tuân theo quy luật nào mà mang tính bộc phát nhiều hơn.


Môi trường làm việc hiện nay chính là sự xao lãng

Vấn đề ở trên là một chuyện, nhưng không giansự cô độc cũng quan trọng không kém.

Trong môi trường làm việc hiện nay, bàn làm việc mà chúng ta buộc ở đó mỗi ngày nằm trong khu văn phòng mở. Từ bàn làm việc, chúng ta có thể cùng lúc vừa thấy 40 hoặc thậm chí 100 người và vừa phải đối thoại. Trong văn phòng thế kỷ 21, không gian cá nhân dường như quá xa xỉ và tai nghe trở thành khái niệm “riêng tư” mới.

Đến một thời điểm nhất định, tôi có thể âm thầm làm quen với những vấn đề khó chịu tại văn phòng. Tôi chủ yếu đấu tranh với nỗi thiếu thốn cô độc. Trong văn phòng hiện đại, cảm giác bị quan sát luôn luôn hiện hữu. Không quan trọng bao nhiêu lần tôi tự nhủ không ai để ý đến mình cả, chỉ khi nào có bốn bức tường ngăn cách giữa tôi và các đồng nghiệp, tôi mới cảm thấy bớt bất an. Chúng ta có thể đã trải qua sự lo lắng nơi công sở này nếu được chỉ định ngồi cạnh bàn của sếp. Tôi thực sự có thể ngồi đây và xem video TED dài 20 phút nói về kết nối giữa mô não và tâm trí không? Ai mà biết liệu việc đó có liên quan đến dự án hay không? Chúng ta có thể không bao giờ biết cho đến khi chúng ta dành thời gian để làm.

Với sự giám sát liên tục, công việc của chúng ta dường như không đặt trọng tâm vào thành phẩm – kết quả từ những việc ta làm, thay vào đó lại giống như duy trì hình ảnh của năng suất làm việc. Có vẻ như tôi không đơn độc trong chuyện này. Lila MacLellan viết: “Biết mình đang bị người khác theo dõi sẽ giới hạn mức độ sáng tạo trong cách chúng ta giải quyết vấn đề, từ đó chúng ta sẽ năng suất hơn.” Hiện tượng này, được gọi là Nghịch lý minh bạch, tiết lộ bởi Ethan S. Bernstein khi ông lén đưa năm sinh viên Hardvard người Trung vào một nhà máy có trụ sở tại Trung Quốc, họ đã báo cáo về những hành vi của các đồng nghiệp trong thời gian có và không có sự giám sát.

Bernstein và các cộng sự Trung Quốc quan sát thấy rằng “Trong môi trường đặc biệt này, và có lẽ ở nhiều nơi khác, những gì mà quản lý thấy là không thật. Đó chỉ là một vở diễn thôi. Khi khán giả biến mất, ‘vở diễn’ thật mới diễn ra và thú vị hơn nhiều.”

Designer thì khác công nhân nhà máy nhưng điều đúng đắn mà tôi biết là khi ở một mình, tôi ít lo lắng nhất. Lo lắng là kẻ thù của sự sáng tạo, tạo ra những nỗi sợ vô lý làm xao lãng khỏi tư duy rõ ràng.

Một phần động lực của tôi để làm việc tự do là giành lại một số nỗi cô độc đã mất và dần dần có một nơi của riêng mình để làm việc.

Mỗi ngày tôi đều bị thôi thúc bởi ý tưởng về một ốc đảo của riêng mình. Một căn phòng màu trắng tràn ngập ánh sáng tự nhiên, mỗi bức tường là một tấm vải trống để thỏa trí tưởng trượng – một chuỗi những ý tưởng, sáng kiến và trải nghiệm. Để có được một nơi như vậy hẳn phải cần vài năm, nhưng tôi vẫn không thôi những ham muốn đó.

Lo lắng là kẻ thù của sự sáng tạo, tạo ra những nỗi sợ vô lý làm xao lãng khỏi tư duy rõ ràng.

Hans Hartung trong phòng thu của anh ở Antibes, Pháp.
Không có mấy cơ hội sở hữu một nơi thế này ở London.

Thế nhưng, liệu có thực sự cần tới những biện pháp cực đoan như đi làm freelance để có được không gian riêng tư mỗi ngày làm việc? Ở đâu trong văn phòng để chúng ta có thể trốn khỏi phiền nhiễu và lo âu?


Tránh xa khoảng “thời gian chết” mệt mỏi

Một phần quan trọng trong A Technique for Producing Ideas (tạm dịch: Một kĩ thuật để sản sinh ý tưởng) của James Webb Young là đặt vấn đề ra khỏi tâm trí bạn. Ông cho rằng một khi bạn nghiên cứu về vấn đề đã xảy ra, điều quan trọng là để cho tiềm thức hình thành các kết nối. Young đề xuất một số cách để đạt được điều này, bao gồm cả việc làm một điều gì đó kích thích và tiếp sinh lực cho bạn. Giấc ngủ và thiền định cũng có tác dụng tương tự.

“Đây là cách ý tưởng ập đến:
Bạn đã ngừng căng thẳng,
thoát khỏi việc tìm kiếm,
và vừa trải qua một khoảng thời gian
được nghỉ ngơi, thư giãn.”

– James Webb Young

Công việc hiện đại không cho chúng ta thời gian phục hồi và chánh niệm cần thiết để ý tưởng sản sinh. Một lần nữa, chúng ta mong ​​sẽ được làm điều đó ở nhà.

Tôi thường nghe “Tôi đã suy nghĩ trong nhà tắm…“. Thật vậy, một số suy nghĩ quý giá nhất của tôi đã đến trong lúc tắm. Vậy tại sao tôi tiếp tục tắm ở nhà? Lẽ ra tôi nên tắm ở chỗ làm trong suốt ba giờ mới phải. Hoặc chúng ta thường nghe “Tôi đã mơ thấy ý tưởng điên rồ này!“, nhưng trong văn phòng thì ngủ ở đâu?

Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự cải thiện trong cách giải quyết vấn đề sáng tạo xuất hiện ngay sau giấc ngủ REM (tạm dịch: giấc ngủ mắt chuyển động nhanh). Ngay bây giờ tôi đang làm việc tại văn phòng của một công ty nệm và vẫn không có nơi nào để ngủ. Khi tôi có được studio của riêng mình, món đồ đầu tiên tôi mua sẽ là giường nệm. Ý tưởng ấy nghe tuyệt diệu làm sao.

Chỉ có một người như Don Draper mới dám
ngủ trưa trong giờ làm việc.
Bản quyền AMC.

Thiên nhiên cũng rất quan trọng đối với sự sáng tạo nhưng tôi đã mất nhiều thời gian để nhận ra lý do tại sao. Người ta nói dễ dàng cảm thấy mình là trung tâm của mọi thứ là một nơi lý tưởng để tìm cảm hứng, nhưng tôi thấy điều ngược lại mới đúng.

Thiên nhiên giúp chúng ta trở lại hình dáng nguyên thủy, không kéo căng hay gây căng thẳng mà chỉ để chúng ta là chính mình. Và khi chúng ta trở về từ thiên nhiên, chúng ta sẵn sàng hoàn thành mục đích của mình.

Thành phố ồn ào làm chúng ta uể oải. Một sợi dây đàn hồi khi kéo quá xa quá lâu sẽ mất đi hình dạng ban đầu và phải tốn công để trở lại như trước. Ở quá lâu trong thành phố cũng sẽ khiến chúng ta trở nên như vậy.

Thiên nhiên giúp chúng ta trở lại hình dáng nguyên thủy, không kéo căng hay gây căng thẳng mà chỉ để chúng ta là chính mình. Và khi chúng ta trở về từ thiên nhiên, chúng ta sẵn sàng hoàn thành mục đích của mình. Thế nhưng, trong văn phòng thời nay, cách chúng ta đến gần nhất với thiên nhiên là từ hình nền máy tính. 

Mùa hè ở South Coast. Trước lúc bình minh

Chỉ có chúng ta mới biết

Những người có quyền thay đổi văn hóa công việc và xác định lại các tiêu chuẩn văn hóa của công việc hiện đại không biết những điều designer cần. Các kiến trúc sư được thuê để thiết kế không gian chúng ta sống mỗi ngày cũng không biết điều đó.

Chúng ta không thể để nhu cầu của mình nằm trong tay người khác. Chúng ta phải yêu cầu, hoặc thiết kế cho chính mình một môi trường giúp chúng ta làm việc tuyệt vời, hiệu quả và tốt hơn cho tư duy sáng tạo của chúng ta.

Là designer, chúng ta được thuê vì sự sáng tạo, vì nghĩ theo cách riêng không giống như đại đa số chỉ để chúng ta biết làm thế nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo cho chính mình.


Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: Blog.usejournal.com

Cùng tác giả

#Tag

creativity design process ideation office culture quá trình sáng tạo sáng tạo tư duy sáng tạo work life balance

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…