7 câu hỏi cần thiết để biết khách hàng muốn gì

Khoảng 10 năm trước, sau khi quyết định không đi làm toàn thời gian, tôi bắt đầu bước vào thế giới của Freelance Web Design – Thiết kế tự do. Tôi thật sự không biết tôi đang làm gì, nhưng tôi đã để mình khám phá theo chiều sâu và nhờ đó tôi học rất nhanh.

Đầu tiên, một cách lịch sự, tôi sẽ bắt đầu các dự án bằng việc chat với khách hàng về điều họ muốn và đưa ra một cái giá đảm bảo rằng tôi có thể chuyển giao những gì họ muốn.

Dẫu thế nào tôi cũng sớm nhận ra rằng việc tiếp cận không giới hạn thường đưa dự án đi quá xa, và nó trở nên là gánh nặng khi bạn phải làm những việc miễn phí “Oh bạn có thể thêm một chút cho tôi được không?”

Dễ thấy rằng tôi phải kìm hãm những yêu cầu không bao giờ ngưng này. Bởi vậy đầu tiên tôi phải tìm ra điều người ta muốn. Tôi cố gắng tự tìm hiểu trước khi dự án bắt đầu, những đó là lúc tôi gặp những phản hồi như:

“Tôi không biết đó có phải là điều tôi muốn. Bạn là designer, bạn cứ làm điều bạn cho là đúng.”

Tôi nói với bạn điều này: nếu một khách hàng nói điều đó thì bạn không nên tin họ. Họ có thể cho rằng họ không biết họ đang muốn gì, nhưng điều đó không đúng.

Khi tôi lần đầu nghe phản hồi như vậy tôi đã nghĩ “Ok tốt đấy, bạn thật dễ chịu!” và bắt tay vào công việc. Nhưng ngay sau đó tôi thấy vấn đề chỉ rõ ràng khi khách hàng thấy được thiết kế. Khi họ thấy điều này họ lập tức hào hứng với việc tạo ra một đống những hướng dẫn, những yếu tố mà họ cho rằng cần có trên thiết kế này.

Khách hàng biết điều họ muốn, Nhưng…

Tôi nhận ra rằng khách hàng đã biết điều họ muốn, nhưng họ chưa biết cách để truyền đạt đìều đó. Cho đến khi họ thấy một thiết kế có thể giúp họ diễn tả tốt hơn điều họ muốn, và tất cả bắt đầu “tôi không muốn điều này…”

Điều này khiến tôi thấy rằng công việc của mình bao gồm cả việc cung cấp cho khách hàng ngôn ngữ họ cần. Khi họ nói “tôi không biết, đó là việc của người thiết kế.”, câu này thực sự có nghĩa là “Đây không phải là lĩnh vực của tôi vì vậy tôi không biết phải nói điều tôi muốn thế nào cả.”

Sau vài lần thử nghiệm và chỉnh sửa tôi đã xây dựng một bảng câu hỏi mà tôi luôn đưa cho các hàng ở mỗi giai đoạn của dự án, và tôi sẽ không bắt đầu tới lúc có được câu trả lời. Và quan trọng, tôi sẽ gửi vài mẫu câu trả lời cho một số câu hỏi. Đôi khi, một người không biết làm sao để trả lời câu hỏi cho đến khi họ thấy được ví dụ, và đó là cơ hội cho việc tôi đưa sẵn vài câu trả lời cho họ.

Trong bảng câu hỏi này tôi sẽ hỏi nhiều câu về bố cục và một số điểm khác mang tính kỹ thuật, những về cơ bản đó là câu hỏi dựa trên hai thứ: Mục tiêu của trang và Kiểu thiết kế họ muốn.

Thông qua bảng câu hỏi này tôi có thể lên lịch cho dự án, và khách hàng hầu hết đều vui vẻ với kết quả họ nhận được. Tôi đồng ý 3 lần chỉnh sửa cho mỗi thiết kế, nhưng với cách này tôi thường chỉ gặp một yêu cầu chỉnh sửa nhỏ.

Để điều này xảy ra tôi cần hỏi tới 7 câu hỏi, nhưng đừng để sự đơn giản lừa bạn, những câu hỏi này kết hợp với một vài thứ khác là những gì giúp thời gian là một freelance designer thành công.

Phần A: Hỏi về mục tiêu

Là một người thiết kế, chúng ta đôi khi để cá nhân mình bị lấn át và thường coi trọng việc thiết kế sẽ ra sao mà quên đi nhiệm vụ chính của trang. Việc bạn tạo ra một trang web đẹp mắt không thực sự đạt được mục tiêu, và bạn khiến khách hàng không hài lòng. Nếu bạn tạo ra một trang web xấu nhưng lại kiếm được thêm user, người mua, người đọc và như vậy khách hàng trở nên tôn trọng bạn, tiếp tục làm việc với bạn.

Q1: Hãy tóm tắt ngắn gọn mục tiêu của trang?

Điều này là thứ quan trọng nhất bạn cần ở bất cứ trang web nào. Không có gì là quan trọng nếu bạn không hiểu được mục đích chính của trang là gì. Nó dùng để lan truyền thông tin? Nó dùng để tăng quảng cáo? Nó dùng để giải trí?

Hiểu được các mục tiêu cần thiết nhất của trang là nền tảng cho mọi thứ bạn làm trong suốt dự án.

Q2: Mô tả khách hàng/thị trường mục tiêu?

Đây là câu hỏi quan trọng thứ hai, vì hiểu được kiểu người dùng mà khách hàng muốn hướng tới bạn có thể đưa những kiểu trang web phù hợp. Một trang web thương mại điện tử sẽ bớt phức tạp hơn nếu có đối tượng cụ thể là cha mẹ mua hàng cho con, hay cặp đôi mua đồ cho nhau…

Q3: Kiểu nội dung mà bạn muốn trang của mình sẽ có?

Ví dụ như:

  • Cập nhật tin mới
  • Đánh giá bài viết
  • Nội dung sản phẩm/ tin khuyến mãi
  • Cá nhân/ Blog

Khi bạn biết kiểu nội dung mà khách hàng muốn, bạn có thể cấu trúc thiết kế của mình xung quanh nó, đặc biệt là layout. Kiểu nội dung cũng giúp bạn có cái nhìn và cảm giác về thiết kế.

Q4: Hành động nào bạn muốn khách hàng thực hiện

Ví dụ:

  • Mua hàng
  • Bấm vào quảng cáo
  • Yêu cầu báo giá
  • Tải phần mềm
  • Đăng ký nhận bản tin

Nếu bạn muốn khách hàng đạt được mục tiêu của trang, thì họ cần phải trả lời được một câu hỏi về đối tượng người dùng sẽ làm gì trên trang của họ.

Phần B: Hỏi về phong cách

Phong cách (style) là điều rất quan trọng, trên tất cả đó là điều đầu tiên chúng ta được nhờ tới nếu ở khía cạnh Designer. Nó càng quan trọng hơn nếu mục tiêu của trang đơn giản là .,. đẹp. Bạn cần đặt mục tiêu vào việc tạo ra một phong cách giúp hoàn thành mục tiêu của trang, và việc bạn trình bày một thứ gì đó trước khách hàng của bạn, bạn cần có đạt được phong cách mà họ mong muốn.

Q5: Trong 2 hoặc ba từ, mô tả mong muốn bạn có ở trang của mình?

Ví dụ:

  • Đơn giản và chuyên nghiệp
  • Sáng sủa và vui vẻ
  • Phá cách

Phong cách là một thứ có tính cá nhân, đôi khi bạn cần khuyến khích khách hàng mô tả rõ phong cách cá nhân của họ/ hoặc khách hàng của họ. Việc trả lời được các câu hỏi này vô cùng quan trọng, vì khách hàng thường trả lời ban đầu đơn giản về thứ họ muốn. Cho họ thêm một vài môt tả liên quan và bạn sẽ thấy mọi khách hàng đều có khả năng mô tả chính xác điều họ thích.

Q6: Đưa ra hai hoặc ba màu bạn thích

Ví dụ:

  • Màu xanh, trắng
  • Màu xanh đậm và cam
  • Xanh lá, vàng và đen

Câu hỏi này rất hữu ích khi bạn có câu trả lời rằng bạn cần phải có 2 hoặc 3 màu này trong theiest kế. Đặc biệt khách hàng có thể thấy sự khác biệt của màu Xanh đậm và màu xanh nước biển trong ví dụ được đưa ra, khi đó họ sẽ cố gắng mô tả chính xác màu sắc họ muốn.

Đôi khi bạn sẽ nhận được câu trả lời là “Xanh”. Trong trường hợp này bạn cần làm rõ là màu xanh này nằm ở khu vực nào của bảng màu? Xanh thiên về xanh lá, hay xanh nước biển.

Q7: Một số trang mà bạn thích?

Đây là một câu hỏi bao hàm nhiều câu trả lời, vì đôi khi khách hàng trả lời những câu hỏi trên chưa chính xác, nhưng họ lại có một số trang họ đặc biệt thích để chi ra cho bạn.

Điều này xảy ra khi khách hàng chưa hề có khái niệm về trang web họ muốn có, và việc đưa ra một vài ví dụ (của họ) hoặc do bạn đưa ra để họ có thể hình dung tốt hơn.

Kết luận và một số lời khuyên thực tế

Khi bạn hỏi những câu hỏi khi bắt đầu một dự án, việc đó giống như việc mong muốn giúp đỡ từ phía khách hàng về việc giao tiếp giữa bạn và khách hàng. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát dự án về mặt thời gian và đem lại khách hàng sự hài lòng.

Tôi sẽ chia sẻ một vài mẹo nhỏ.

Một thương hiệu có sẵn

Chắc chắn nên hỏi logo của thương hiệu ngay khi chuẩn bị, vì logo cung cấp cho bạn một phong cách, bảng màu và bạn thường sẽ bắt đầu mọi thứ xung quanh nó.

Có được câu trả lời

Đôi khi xảy ra việc khách hàng nói rằng họ quá bận rộn để trả lời nhiều câu hỏi như vậy, và gửi lại bạn bảng câu hỏi với vài câu không được trả lời. Bạn cần nhớ rằng điều này nếu tiếp tục thì sản phẩm của bạn cũng không có điểm dừng.

Cần tỏ ra tôn trọng và lịch thiệp mong muốn khách hàng trả lời tất cả những câu hỏi nhằm giúp công việc ít xảy ra trục trặc. Khách hàng cần dành thời gian cho chính sản phẩm họ mong muốn chứ không chỉ chúng ta.

Số lượng bản thiết kế

Lời khuyên cuối cùng của tôi về việc giao tiếp với khách hàng: Luôn hào phóng những cũng cần đảm bảo khách hàng biết số lượng bản thiết kế họ sẽ có. Khi họ biết giới hạn chỉ là 3 lần chỉnh sửa, nếu hơn nữa họ sẽ cần trả thêm tiền thì họ sẽ suy nghĩ cẩn thận hơn, chứ không phải chỉ là cứ gật đầu, rồi sau đó lại muốn sửa thêm.

Tôi hy vọng một vài thứ cơ bản tôi sử dụng giúp tôi vượt qua việc làm việc quá sức và hạnh phúc với việc là một nhà thiết kế độc lập sẽ giúp ích phần nào cho công việc của bạn. Chúc may mắn!

Nguồn webdesign.tutsplus.com

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.