60 cách để tìm hiểu nhu cầu người dùng không nằm trong nhóm hoặc khảo sát đặc trưng

Những người mới bắt đầu với nghiên cứu thị trường thường nghĩ về khảo sát và nhóm đặc trưng như những cách cốt yếu để thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Dưới đây là 60 ý tưởng khác nhau bạn có thể muốn thử – David Travis

Có thể bạn bắt đầu nghĩ về mục tiêu chiến lược cho năm sau, hay có thể chỉ muốn thử vài phương thức mới khi nghiên cứu thị trường. Dù trong trường hợp nào, đây là bữa tiệc kỹ thuật cho bạn chọn lựa. Khi đọc qua danh sách, chọn 5 cách thức mà bạn chưa từng sử dụng bao giờ nhưng phù hợp nhất với sản phẩm, ngân sách và khung thời gian của bạn và cam kết thực hiện chúng trong 12 tháng tới, đây sẽ là cách bạn thực thi một kế hoạch!

Tạo lập một hệ thống thăm dò văn hoá

  1. Đưa cho người dùng giấy note và yêu cầu họ hoàn thành chúng khi họ đang làm việc trong mảng bạn thiết kế cho. Sẽ rất hữu ích nếu cho họ một danh sách câu hỏi để họ biết nên chú tâm vào điểm nào. Nhắc nhở họ hoàn thành bảng này bằng cách gửi tin nhắn vài ngày một lần.
  2. Thay vì giấy note, tạo một trang blog WordPress nơi người dùng có thể viết bài mỗi ngày. Hoặc yêu cầu họ gửi email cho bạn kèm bài viết.
  3. Nếu những người dùng của bạn có smartphone, yêu cầu họ hoàn thành bản danh sách trên điện thoại bằng cách sử dụng những dịch vụ như Ethos, Nativeeye hay dscout. Nếu người dùng của bạn ghét gõ chữ, hãy để họ ghi lại tin nhắn thoại.
  4. Yêu cầu người dùng tạo ra nhật ký ảnh hoặc video bằng cách chụp hình hay quay phim về lĩnh vực đó và tải chúng lên flickr hay Youtube ở chế độ bí mật.
  5. Yêu cầu mọi người điền vào bản khảo sát mỗi khi có ‘rắc rối then chốt’ xảy ra : có thể là mới vừa mua thứ gì đó, mới reboot lại hệ thống, cần sự giúp đỡ về truy cập trực tuyến – bất cứ điều gì về lĩnh vực bạn đang phân tích.
  6. Phỏng vấn người dùng để biết rằng liệu ‘vấn đề’ mà bạn đang theo đuổi có phải là một vấn đề thực tế. Mô tả vấn đề với họ, yêu cầu họ chấm mức độ nghiêm trọng trên thang từ 1-10 và hỏi họ làm cách nào để thử giải quyết vấn đề. Cách tiếp cận này sẽ sớm giúp bạn thấy được đây thực sự có phải là vấn đề sát sao trong cuộc sống hay không.
  7. Tìm kiếm ‘công việc’ mà người ta ‘mướn’ sản phẩm của bạn làm.
  8. Sử dụng kỹ thuật laddering để khám phá những mục tiêu cao hơn của khách hàng bằng cách hỏi ‘Tại sao ?’ hay ‘Tại sao điều này lại quan trọng với bạn ?’ trong cuộc phỏng vấn.
  9. Chụp ảnh người đang trải nghiệm những khoảnh khắc khác nhau với dịch vụ của bạn. In chúng ra và sử dụng chúng để bắt đầu tranh luận với những người tiêu dùng thật sự.
  10. Suy nghĩ về một bối cảnh sử dụng. Tôi thích sử dụng Quesenbery & Brooks tiếp cận bằng những câu hỏi Có hoặc Không đơn giản. Sau đó hỏi những câu khác để xây dựng nên hình ảnh về hoạt động này sẽ ăn khớp vào cuộc sống hay việc làm của họ. Bây giờ hỏi những câu hỏi để bắt họ suy nghĩ về những ví dụ cụ thể. Một khi họ có một sự kiện cụ thể trong đầu, nhắc đi nhắc lại khung cảnh đó (để đảm bảo rằng bạn đang liên tưởng đúng) và yêu cầu họ kể lại toàn bộ câu chuyện.
  11. Dừng lại và quan sát: ngừng một ai đó trên đường hay trong hội nghị hay bất cứ nơi nào người dùng thường tán gẫu và dành ra 3-phút-phỏng vấn về lĩnh vực mà sản phẩm của bạn hỗ trợ.
  12. Trưng bày một storyboard thể hiện câu chuyện người dùng – một góc nhìn bao quát hơn về người dùng trong bối cảnh thực hiện một công việc. Yêu cầu họ phản ứng với nó.
  13. Tạo ra hai tính cách giả định và thử nghiệm chúng.
  14. Thực hiện một cuộc phỏng vấn với người dùng qua Skype. Có thể thêm nữa bằng cách yêu cầu họ chia sẻ màn hình với bạn và xin một vòng dạo quanh desktop/ những phần mềm liên quan.
  15. Tạo ra một bộ 50 hoặc hơn những thẻ bài biểu cảm với những tính từ (như ‘chán nản’, ‘căng thẳng’, ‘triển vọng’ hay ‘cá nhân hoá’). Yêu cầu họ nghĩ về lần gần nhất họ nhắm đến mục tiêu mà bạn hỗ trợ và chọn ra 5 tính từ nắm bắt trải nghiệm đó. Và tiếp tục cuộc phỏng vấn để tìm hiểu lý do vì sao họ chọn mỗi từ.
  16. Tìm một người dùng sẵn sàng tham gia một bài khảo sát theo kiểu Reddit ‘Hỏi tôi bất cứ thứ gì’ (sử dụng Facebook, Slack hoặc bất cứ hệ thống tin nhắn ưa thích nào của bạn) nơi mà người dùng là ngôi sao. Yêu cầu nhóm thiết kế tham gia và xả hàng đống câu hỏi vào họ trong vòng một giờ đồng hồ.
  17. Phân tích những thành tựu trong lĩnh vực của người dùng. Chẳng hạn, nếu bạn đang thiết kế một phần mềm dể giúp người nào đó làm thủ tục hoàn thuế, yêu cầu họ đem theo những giấy tờ cũ, bao gồm hoá đơn và những tài liệu khác mà họ sử dụng trong quá trình tiến hành. Nếu bạn đang ngồi ở bàn làm việc của họ, xin phép họ cho xem qua những tờ giấy note trên màn hình.

.  .  .

Thực hiện một cuộc phỏng vấn tại chỗ

  1. Mang theo một bản khảo sát bối cảnh hoặc phỏng vấn trực tiếp.
  2. Cân nhắc một buổi làm việc về dân tộc học hay ‘nói chuyện sâu sắc’ nơi bạn dành nhiều ngày hoặc tuần với người dùng.
  3. Tạo ra một-ngày-trong-đời bằng ảnh : dành một ngày với người dùng của bạn và tạo ra câu chuyện hình ảnh có thể nắm bắt những trải nghiệm, mục tiêu và sự thất vọng của họ.
  4. Vẽ bốn hình vuông trên một tờ giấy và đặt tên cho chúng như sau : ‘Hoạt động’(những gì họ làm) ; ‘Bối cảnh’ (môi trường sử dụng) ; ‘Cảm xúc’ (hệ quả tinh thần của trải nghiệm) và ‘Đầu ra’ (kết quả của trải nghiệm đối với người dùng). Rút ra một sự quan sát sử dụng những tiêu đề này.

.  .  .

Vận hành thẻ phân loại

  1. Sử dụng thẻ thăm dò phân loại để khám phá cách những người dùng phân nhóm.
  2. Thực hiện một bài tree test (kỹ thuật để đánh giá mức độ tìm kiếm của các chủ đề trên một trang web) để đánh giá xem người dùng có thể chuyển hướng đến đúng nơi cấu trúc thông tin để hoàn thành những nhiệm vụ khác nhau hay không.
  3. Phỏng vấn người dùng để khám phá những ‘từ khoá’ họ sử dụng – đây là vốn từ họ mong sẽ thấy trên giao diện của bạn.
  4. Chỉ cho người dùng thấy một trang trống từ giao diện của bạn và hỏi họ nơi họ nghĩ sẽ tìm ra được thông tin, hoặc viết những chức năng lên một miếng băng dính và bảo họ dán lên màn hình.
  5. Viết xuống danh sách những chức năng mà hệ thống của bạn hỗ trợ và yêu cầu người dùng phân loại chúng dựa theo tần suất sử dụng chúng, thường xuyên hay không bao giờ. Bao gồm một mớ những chức năng khác hoàn toàn không nằm trong giao diện của bạn để kiểm tra xem người dùng có thành thật hay không.
  6. Viết 20 chức năng hoặc điểm đặc trưng từ giao diện của bạn lên tấm thẻ hoặc giấy note và yêu cầu người dùng xếp thứ hạng cho chúng.
  7. Tạo ra một tấm thẻ phân loại trực tuyến.

.  .  .

Làm bài test kiểm tra tính khả dụng

  1. Hình thành và thử nghiệm bản mẫu trên giấy.
  2. Thuê công cụ để thăm dò thị trường, mời nhóm phát triển đến và cho chạy chương trình thử nghiệm sơ cấp.
  3. Đưa nguyên mẫu của bạn lên laptop với một chương trình thu màn hình và cho chạy bài test khả dụng trong môi trường của người sử dụng.
  4. Hướng dẫn 5 người dùng cách để thu video màn hình sử dụng phần mềm như Camtasia. Yêu cầu họ thu hình màn hình khi sử dụng hệ thống của bạn và cho ý kiến tức thì. Cho người quản lý cấp cao của bạn xem những video thu được.
  5. Gọi cho một người dùng và chia sẻ màn hình sử dụng ứng dụng tương tự như GoToMeeting. Yêu cầu họ cho bạn xem những giao dịch thông thường với sản phẩm của bạn.
  6. Giả sử bạn muốn biết người khác có cần sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn hay không, nhưng bạn chưa có gì để trình bày cả. Tạo ra một trang chủ giả và xem thử có bao nhiêu phần trăm người đăng ký.
  7. Chạy một bài test khả dụng dạng pop-up : tuyển người trong thư viện hoặc nơi công cộng.
  8. Chạy một bài test trong sảnh lớn : để hệ thống của bạn chạy một biểu ngữ để khuyến khích mọi người tham gia vào một bài test khả dụng trong 10 phút (Morae’s ‘Autopilot’ feature sẽ là công cụ hoàn hảo để thu lại những buổi này)
  9. Yêu cầu mọi người làm 10 nhiệm vụ trong trang chủ của bạn và xem thử họ click vào đâu.
  10. Chỉ cho người dùng thấy một trang web từ hệ thống của bạn trong 5 giây. Sau đó hỏi họ những gì họ nhớ được.
  11. Chạy một bài test khả dụng với hai người tình nguyện và khuyến khích họ trao đổi với nhau như đang làm việc.
  12. Chạy bài test khả dụng 30 phút và hỏi người tham gia đứng trước camera và tự nói trong suốt video thực hiện công việc.
  13. Yêu cầu người dùng làm những việc tương tự với hệ thống của bạn và của đối thủ cạnh tranh. Hỏi họ so sánh ưu khuyết điểm của hai bên.
  14. Chặn người dùng thực khi họ đang sử dụng website của bạn và hỏi họ rằng liệu bạn có thể theo dõi khi họ sử dụng hệ thống hay không.

.  .  .

Hành động như một điệp viên

  1. Nghe trộm điện thoại tổng đài dịch vụ khách hàng hoặc chat web.
  2. Nghe lén ở những nơi người dùng của bạn hay tán gẫu.
  3. Xem qua những cuộc trao đổi trực tuyến.

.  .  .

Buộc người dùng làm công việc của bạn

  1. Thực hiện một buổi brainstorm thiết kế với người dùng khi họ đưa ra thiết kế của mình cho những vấn đề bạn đang giải quyết.
  2. Yêu cầu người dùng thiết kế một bản mẫu trên giấy.
  3. Yêu cầu người dùng liệt kê những nhiệm vụ quan trọng và chấm điểm chúng dựa trên tần suất và độ quan trọng.
  4. Yêu cầu người dùng tạo ra 5 câu chuyện, sử dụng cấu trúc ‘Nếu là một người dùng…’
  5. Yêu cầu người dùng tạo ra một sơ đồ hành trình và vẽ ra trải nghiệm của họ với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
  6. Buộc người dùng tạo ra nhân cách ảo mà họ là chủ thể.
  7. Yêu cầu người dùng xếp loại sản phẩm sử dụng mô hình Kano.
  8. Sử dụng tài nguyên đám đông để hỏi một lượng lớn người dùng một câu hỏi đơn giản về bản mẫu.
  9. Treo một tấm bảng nơi những người dùng của bạn hay tụ tập (khu trong nhà như căn tin chẳng hạn). Trên cùng của tấm bảng, viết một câu hỏi cụ thể mà bạn đang cố gắng trả lời. Viết trước vào đó một vài ý tưởng.

.  .  .

Nhìn xa trông rộng

  1. Nếu bạn đang ở những bước đầu của quá trình thiết kế một ứng dụng phức tạp (như trí tuệ nhân tạo hay nhận biết giọng nói), cố gắng nguỵ tạo điều này bằng cách lấy một người giả vờ là một chiếc máy tính. Chẳng hạn, bạn có thể đặt một người đằng sau tấm màn mà họ có thể gõ câu trả lời cho yêu cầu người dùng (như Phù thuỷ xứ Oz)
  2. Test hai thiết kế dự phòng với bài kiểm tra A/B.
  3. Sử dụng Google analytics để tìm ra những điểm điến phổ biến nhất của người dùng trên web của bạn.
  4. Nếu bạn có một trung tâm cuộc gọi, đây là kho tàng để phân tích. Những cuộc gọi thường xuyên đề cập đến vấn đề nào nhất ?
  5. Tìm dữ liệu về khách hàng đã có sẵn trong tổ chức của bạn.
  6. Hãy trở thành một người dùng. Gọi điện cho đường dây dịch vụ khách hàng và giả vờ như bạn là một người mua hàng bí ẩn.

Tôi vẫn muốn vận hành một nhóm tập trung !

Trong trường hợp đó, hãy đọc bài này trước tiên.

 

Nguồn: https://medium.com/

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức tips ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…