Thiết kế vs. Nghệ thuật: 6 điểm khác biệt quan trọng

Đâu là điểm khác biệt giữa nghệ thuật và thiết kế? Đây là một câu hỏi sơ đẳng thường bị bỏ qua bởi những người đã quen thuộc với hai công việc này và sự khác biệt giữa chúng.

Thế nhưng người ta thường xuyên gãi đầu khi tôi nói rằng mình có bằng cử nhân nghệ thuật chuyên về thiết kế công nghiệp, tập trung vào thiết kế sản phẩm. Sau đó sẽ là câu hỏi đại loại như: “Vậy bạn thiết kế đồ họa, sách, cầu đường, tòa nhà, web, quần áo, bánh mì sandwich… đúng không?”

Vì vậy, hãy làm rõ đôi chút về nghề thiết kế và xem thử nó khác với nghệ thuật như thế nào. Dưới đây là sáu điểm khác biệt mà tôi nhận thấy giữa hai bộ môn này.


1. Sản phẩm cuối

Nói nôm na, nghệ sĩ và nhà thiết kế đều sáng tạo sản phẩm hình ảnh. Tuy nhiên, nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm bắt mắt để người dùng cuối cùng tiêu thụ. Bức tranh hay hình minh họa được sáng tạo với ý định trở thành kết quả cuối cùng cho tầm nhìn của người nghệ sĩ.

Dù phát hành trên thị trường dưới hình thức sách minh họa, tranh sơn dầu ở phòng tranh, tranh đóng khung treo trong nhà, hay là tranh tường, tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tiêu thụ cuối cùng.

Nhà thiết kế tạo ra ảnh đẹp như một hình thức giao tiếp và chỉ là một bước nhỏ trong quy trình sản xuất. Nhà thiết kế sẽ sử dụng kết xuất, phác thảo, mô hình và những phương thức khác để truyền tải thiết kế của mình đến đội ngũ làm việc nhằm tạo ra một sản phẩm cuối có thể tiêu thụ. Sản phẩm cuối có thể là trò chơi điện tử, bộ phim, máy cắt cỏ, máy tính xách tay, ba-lô hoặc đồ nội thất…

Những phác thảo, render, hay mock-up (mô hình) ban đầu của người thiết kế không phải là để cho người tiêu dùng nhìn thấy, mà nhằm mục đích giải thích giải pháp thiết kế của họ cho những người sẽ giúp biến bản thiết kế ấy thành hiện thực.


2. Cách giải quyết vấn đề

Về cơ bản, thiết kế chính là giải quyết vấn đề, như trong dự án Tư duy Thiết kế giải thích ở đây:  http://alpha.projectmash.org/groups/design-thinking

Ai cũng giải quyết vấn đề theo cách này hoặc cách khác. Trong phần lớn trường hợp, vấn đề mà người nghệ sĩ phải giải quyết là họ có một ý tưởng hoặc hình ảnh trong đầu và muốn chia sẻ nó với người khác. Họ sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật và thế là vấn đề được giải quyết. Nhà thiết kế thì thường tiếp cận với một ‘vấn đề’ của khách hàng mà họ sẽ là người giải quyết.

Ví dụ: một công ty muốn tăng doanh số của một sản phẩm mà họ đã bán suốt nhiều năm. Khi đó, công việc của người thiết kế biến thành nhiều bài toán nhỏ hơn, mà mục tiêu cuối là thuyết phục người tiêu dùng (tiềm năng) rằng sản phẩm này tốt hơn cái họ đang sở hữu.

Nhà thiết kế có thể chọn làm mới lại hình dáng, nâng cao hiệu quả, tận dụng một phương pháp sản xuất khác giúp giảm chi phí và, tại sao lại không kết hợp một tính năng mới?

Có thể kết quả cuối cùng là một sản phẩm hiện đại có thể gập lại để tiết kiệm không gian, thoải mái hơn khi sử dụng và thậm chí ít tốn kém hơn so với sản phẩm trước mà người tiêu dùng đã mua.

Nhà thiết kế giải quyết vấn đề cho khách hàng và người tiêu dùng.


3. Độ khéo léo

Sự khéo léo là thuật ngữ dùng để mô tả kỹ năng sử dụng để tạo ra sản phẩm. Nghệ sĩ là những người thợ thủ công bởi vì nếu không có một mức độ khéo léo thật cao, tác phẩm của họ sẽ chẳng khác gì so với của một người mới vào nghề. Thông thường, sự khéo léo của nghệ sĩ tăng dần qua thời gian và do đó giá trị bức tranh họ vẽ cũng theo đó mà tăng lên.

Nghề của nhà thiết kế nằm ở sự truyền đạt thông tin, giải quyết các vấn đề thiết kế nhanh chóng và tài tình. Một người thiết kế không cần đến độ khéo léo quá cao để ‘bán’ ý tưởng như cách làm của người nghệ sĩ, nhưng không ai có thể phản bác rằng: độ khéo léo càng cao thì người thiết kế càng có giá.


4. Cách ta tương tác với sản phẩm

Về cơ bản, nhà thiết kế tạo ra sản phẩm cho người dùng tương tác. Sự tương tác với tác phẩm của nghệ sĩ thường rất thụ động và thiên về thị giác. Trừ khi đó là một tác phẩm sắp đặt hoặc điêu khắc, còn không thì sự tương tác là hết sức tối thiểu.

A person in a virtual reality headset and headphones

Tuy nhiên, tương tác là một phần rất quan trọng trong thiết kế. Hầu hết các nhà thiết kế đưa ra giải pháp cho những vấn đề thường gặp bằng cách thiết kế những sản phẩm mà người ta thường tương tác. Dù cho đó là đồ nội thất, dụng cụ, đồ điện tử, quần áo, dụng cụ làm bếp, hay xe hơi, tất cả những sản phẩm ấy đều được thiết kế với ý nghĩ về người sử dụng cuối.

Trước khi được gọi là thành công, thiết kế phải xử lý được nhiều vấn đề khác nhau, một trong số những vấn đề quan trọng nhất chính là tương tác.


5. Chức năng thực hiện

Chức năng của tác phẩm nghệ thuật là gì? Người ta sử dụng nó như một cách kích thích thị giác, thường xuyên nhất là để trang trí hoặc kể chuyện. Còn sản phẩm do nhà thiết kế “truyền hơi thở” vào thì cần phải thực hiện một chức năng nào đó thì mới thành công.

‘Thiết kế chức năng’ là thuật ngữ thường được dùng để bày tỏ rằng ‘sản phẩm này hoạt động nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể.’ Nếu đồ khui hộp đẹp nhất được thiết kế bằng chất liệu sợi carbon công nghệ cao, cực đẹp, cực nhẹ, khi đó có thể nó được ‘thiết kế,’ nhưng lại không đảm bảo chức năng của mình. Chất liệu có thể không đủ bền hoặc đủ sắc nhọn để mở hộp và nếu nó mắc hơn đồ khui hộp truyền thống gấp 100 lần, chắc chắn người ta không thể bán nó như là sản phẩm tiêu dùng.

Trong trường hợp này, thay vì là sản phẩm, rất có thể đồ khui hộp sợi carbon siêu đẹp sẽ được xem là tác phẩm nghệ thuật, vì nó dùng để trình bày phát biểu, và để được quan sát – chứ không phải để mở hộp. Và rất có khả năng nó sẽ không được sản xuất hàng loạt, đây cũng là ý cuối cùng mà tôi muốn nói.


6. Cách sản xuất

Thiết kế thường được tạo ra với dự định sản xuất hàng loạt. Nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm nghệ thuật thường bán đi nguyên bản gốc để lấy một món tiền tượng trưng cho nỗ lực và thời gian họ đặt vào tác phẩm. Thiết kế thì thường được tạo ra với dự định sản xuất hàng loạt.

Dù là sản phẩm tiêu dùng, ứng dụng, hình ảnh, hay nội thất, số lượng sản phẩm cần sản xuất đóng vai trò quan trọng trong cách nó được thiết kế. Người thiết kế sẽ luôn giữ suy nghĩ này khi sản phẩm trở nên phức tạp. Quá trình sản xuất tự động nên được áp dụng để giảm bớt chi phí nhân công.

Nhà thiết kế thường có khuynh hướng cố gắng giảm thiểu chi phí sản xuất và xem xét toàn bộ dòng đời của sản phẩm (từ lúc lên ý tưởng cho đến khi sử dụng rồi đến lúc bỏ đi) và kết hợp những tính năng tiêu dùng và thân thiện với môi trường hơn.


Lời kết

Tôi không hề ngụ ý hay tuyên bố rằng thiết kế hay hơn nghệ thuật, chỉ khác biệt mà thôi. Cả hai đều quan trọng và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực học tập và luyện tập để thực hiện tốt. Lần tới, khi bạn cần giải thích việc mình làm, có lẽ một vài điểm khác biệt nêu trên sẽ trở nên hữu ích.

Tác giả: Will Gibbons
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

kiến thức thiết kế nghệ thuật nghệ thuật và thiết kế

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…