5 mẹo vỡ lòng cho những designer thích làm phim hoạt hình

Bạn cần những gì để có thể được làm việc ở một studio hoạt hình hàng đầu thế giới? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Nếu bạn là ”lính mới” trong lĩnh vực thiết kế hoạt hình, sẽ rất khó để bạn hình dung mình cần làm gì để công việc đầu tiên ở studio thật thuận lợi. Hôm nay, chúng ta sẽ lắng nghe những chia sẻ của Milo Targett và Lana Simanenkova từ studio hoạt hình Animade về những thách thức cũng như những lời khuyên bổ ích cho các tân binh sáng tạo trẻ tuổi.

1. Hãy dành thời gian cho showreel của bạn

(Showreel – mang nghĩa tương tự như portfolio: là một đoạn video tập hợp nhiều thông tin về quá trình làm thực hiện dự án của một cá nhân hay một công ty chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực phim ảnh, thiết kế, truyền thông đa phương tiện. – người dịch)

”Hãy dành thời gian trau chuốt cho showreel của bạn, thể hiện tất cả kỹ năng mà bạn có, cũng như cho người khác biết thêm thông tin về thể loại hoạt hình mà bạn muốn làm.” – Lana Simanenkova đưa ra lời khuyên. ”Nếu bạn có khả năng thực hiện nhiều thể loại hoạt hình thì cũng tốt thôi. Nhưng sẽ rất tuyệt khi bạn chuyên về một dạng hoạt hình nhất định, và bạn có thể tự tin nói rằng: ”Vâng, tôi muốn làm việc cùng với người này vì tôi muốn làm thể loại phim hoạt hình đó, ngay bây giờ.”

2. Xác định thế mạnh của bạn

”Đừng quá lo lắng quá về chính xác những gì bạn cần làm, bạn chỉ cần chắc chắn rằng mình có ít nhất 1 hoặc 2 kỹ năng là thế mạnh,” Milo Targett nói.

”Bạn có thể có nhiều sở thích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn có quyền phát triển nhiều kỹ năng đa dạng, nhưng nhìn chung, biết rõ thế mạnh của mình sẽ là một xuất phát điểm tuyệt vời đấy.”

3. Học cách giao tiếp với khách hàng

“Thách thức lớn nhất của tôi kể từ khi làm ở Animade đó chính là nói chuyện với khách hàng”, Simanenkova nói. “Tôi không phải là người nói tiếng Anh bản xứ nên tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích mọi thứ cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này đã mang lại cho tôi không ít trải nghiệm thú vị.

4. Hãy tự tin

”Hãy luôn tự tin về những gì bạn nói, và nhớ rằng khách hàng có thể sẽ không hiểu hết các thuật ngữ mà bạn đang huyên thuyên đâu”, Targett nói. ”Nếu nhìn khách hàng có vẻ bối rối, đó là bởi vì họ đang cố gắng hiểu xem bạn đang nói gì – cho nên hãy nói một cách rõ ràng với họ. Tự tin với những gì bạn trình bày vì bạn đã được đào tạo để làm việc đó!”

5. Củng cố kinh nghiệm làm việc ở studio

”Tôi đã nắm được cách quản lý thời gian hiệu quả khi làm việc ở Animade.” Targett nói. ”Đây là điều mà đáng lẽ tôi nên biết trước khi làm trong ngành nghề này. Làm ở một studio – chứ không phải freelance – đã giúp tôi học được cách hoàn thành công việc tốt hơn.”

Bạn có thế xem chi tiết video về cuộc phỏng vấn Milo Targett và Lana Simanenkova dưới đây:

Nguồn: creativebloq.com

Người dịch: Hà Đình Nhân


Cùng tác giả

#Tag

animator hoạt hình Kiến thức thiết kế hoạt hình

iDesign Must-try

Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate vừa giới thiệu ứng dụng mới, Procreate Dreams trên iPad, giúp người dùng vẽ chuyển động và làm hoạt hình dễ dàng và tối ưu hơn. Procreate là một ứng…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Bộ phim hoạt hình “U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ” lấy hình tượng con nghê làm nhân vật chính và kiến trúc lấy cảm hứng từ phố cổ Hội…
Dấu ấn hoạt hình Đông Âu: Thẩm mỹ bất toàn của Zagreb School
Dấu ấn hoạt hình Đông Âu: Thẩm mỹ bất toàn của Zagreb School
Vượt ra hai nền hoạt hình lớn của Mỹ và Nhật Bản, ta sẽ thấy hoạt hình ở những khu vực khác trên thế giới không chú trọng tạo ra…
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Chuyến hành trình đầy gian nan, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị của bộ phim Up đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều khán giả. Trong đó,…