3 bài văn trong cùng 1 bài viết, liệu có thể: Grid Poems của Brian Isett và John Soat

 

Grid Poems là một quyển sách sắp xếp theo thứ tự ba chiều cho phép người đọc có thể đọc theo hai cách: từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, phần haiku và phần sudoku. Cách đọc thứ ba là thông qua việc đọc các hình minh hoạ dưới dạng cấu trúc lưới theo một số cách như “negative space”, không gian được tạo ra giữa đường viền của mỗi ô trở thành độ dày nét vẽ của mỗi hình minh hoạ; và chiều dài của mỗi ô, nét vẽ, đường tròn, đường lượn sóng hoặc các phần nhỏ bị ràng buộc vào lưới thơ. Grid Poems là kết quả của sự hợp tác giữa Brian Isett và John Soat.

Pennsylvania-Born Brian Isett, tác giả của Grid Poems, học về Sinh học nhưng trong suốt quá trình theo học, ông cũng viết thơ và tiểu thuyết ngắn. Trong thời gian đó, ông nhận ra rằng ông không đơn giản chỉ thuộc về thế giới viết lách hay là thế giới khoa học. Vì vậy, Grid Poems là một trong những dự án giúp ông có thể khám phá cả hai niềm yêu thích của bản thân. Grid Poems được lấy cảm hứng từ những ý tưởng mà ông gặp phải khi ông giành được bằng tiến sĩ về thần kinh học tại Berkeley.

Grid Poems được thiết kế bởi John Soat – đến từ Wisconsin – là nhà thiết kế với thâm niên 10 năm ở San Francisco và New York. Công trình nghiên cứu của ông tập trung chủ yếu vào minh hoạ và in ấn. Tuy nhiên, gần đây ông đã bắt đầu ưu tiên cho các dự án cá nhân hơn, và bắt đầu các dự án nghệ thuật và thiết kế chung với tên gọi “Point in Passing cùng với Eric Rieper. Grid Poems đã được ông thiết kế trong suốt một năm lưu trú nghệ thuật tại Bảo tàng Mới ở thành phố New York.

Sự cộng tác giữa Brian Isett và John Soat diễn ra sau khi cả hai cùng tham dự một đám cưới vào tháng 7 năm ngoái, lúc đó Brian chia sẻ rằng anh đã thực hiện Grid Poems được một thời gian. John, một người hâm mộ cuồng nhiệt của Josef Müller-Brockman, đã bị cuốn hút bởi ý tưởng này và ngay lập tức nhìn thấy tiềm năng của Grid Poems có thể hoạt động song song với yếu tố hình ảnh “lưới thiêng liêng”.

Chủ đề của tập thơ xoay quanh hiện tượng “đa nhận thức”, lý thuyết ẩn sau hình ảnh ảo giác khối lập phương Necker. Brian giải thích: “Về cơ bản, một số thông tin trên thế giới rất thuyết phục, và một số khác chưa rõ ràng, chúng ta có thể nhận thấy sự nhận thức của con người chuyển đổi tự nhiên trước hai diễn giải rất khác nhau”. Các bài thơ tuân theo lý thuyết này, do có tính mơ hồ về ngữ pháp nên cho phép hai nội dung xuất hiện cùng lúc trong cùng một văn bản. Nó cung cấp một cách đọc thơ độc đáo để nhận thấy tính chủ quan của từng cá nhân và việc này có thể đưa đến sự hiểu lầm, sự giác ngộ, hoặc thậm chí mất đi nghĩa vốn có của ngôn từ.

Hình minh họa mặt khác là cách đọc mới về bài thơ – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Nó giải thích về cảm hứng sáng tác của những bài thơ một cách tự nhiên. John nói với chúng tôi: “Tôi thích nghĩ về việc viết thơ là bề nổi, đại diện cho ý thức, trong khi các hình vẽ là phần ẩn sâu, đại diện cho tiềm thức”. Các hình vẽ này giải thích cho bản chất vấn đề trước khi đọc một từ. Mỗi hình đóng vai trò như một “nét-tường-thuật” khi tạo ra những bài thơ vừa tối giản nhưng vẫn truyền đạt đầy đủ xúc cảm và tinh thần của tác giả.

 

Grid Poems của Brian Isett và John Soat

 

Grid Poems của Brian Isett và John Soat

 

Grid Poems của Brian Isett và John Soat

 

Grid Poems của Brian Isett và John Soat

 

Grid Poems của Brian Isett và John Soat

 

Grid Poems của Brian Isett và John Soat

Source

Cùng tác giả

#Tag

ấn tượng cảm hứng grid grid system sách

iDesign Must-try

Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…
Chức năng của Nghệ thuật
Chức năng của Nghệ thuật
Nghệ thuật có tác dụng gì? Câu hỏi về chức năng của nghệ thuật trở nên nổi bật trong đề tài tranh luận này. Liệu nghệ thuật có thể được…
Nghệ thuật có cần đẹp không?
Nghệ thuật có cần đẹp không?
Bài viết này sẽ đào sâu vào khía cạnh triết học của nghệ thuật để khai mở mối quan hệ của nó với cái đẹp. Trong bài viết, chúng ta…
Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
Nghệ thuật để làm gì? 5 giá trị mà nghệ thuật mang lại cho cuộc sống
Giờ đây người ta kéo nhau đến bảo tàng nhiều hơn bao giờ hết, nên hẳn phải có lý do nào đó, nhưng khi nhắc tại Nghệ thuật, thật lạ…
Chủ nghĩa Ấn tượng (Phần 1)
Chủ nghĩa Ấn tượng (Phần 1)
Édouard Manet từng nói: “Bạn sẽ khó có thể tin được việc đặt một hình tượng người trên một mặt toan vẽ, tập trung mọi sự hứng thú vào hình…
6 món quà lưu niệm người chơi ‘hệ bản đồ’ không thể bỏ qua
6 món quà lưu niệm người chơi ‘hệ bản đồ’ không thể bỏ qua
Để giảm thiểu phần nào khát khao cháy bỏng và mãnh liệt ấy của những tâm hồn phiêu lãng, hãy cùng xem qua 6 món quà lưu niệm dưới đây