10 Bước để Có Một Portfolio Hoàn Hảo

Bạn có thể cần đến một trang Portfolio cho riêng mình vì một lý do nào đó: để trưng bày tác phẩm, để hiển thị công việc mình đang làm…

Bạn có thể cần đến một trang Portfolio cho riêng mình vì một lý do nào đó. Nếu bạn hành nghề tự do, bạn sẽ cần một trang web như vậy để trưng bày nhữngtác phẩm của mình và giúp mọi người có thể liên hệ với bạn.

Nếu bạn đang còn là một sinh viên (hoặc đang thất nghiệp), bạn có thể cần một trang portfolio để giới thiệu về bản thân và khả năng của bạn trước những nhà tuyển dụng tương lai để tăng cơ hội tìm được việc làm.

Nếu bạn đang làm việc tại một studio, có thể bạn sẽ dùng trang web để cập nhật những bài blog về công việc thiết kế của mình, về những việc bạn đang làm và hơn nữa là tạo dựng mộthình ảnh cá nhân ngay trên mạng.

Một trang web portfolio cá nhân là nơi để bạn tự quảng bá chính bản thân mình. Bạn chính là một thương hiệu, tên bạn chính là tên thương hiệu đó.

Sẽ không ai biết gì về thương hiệu mà bạn đang sở hữu nếu bạn không quảng bá; và nếu bạn là một chuyên viên thiết kế, phát triển trang web hay game hay bất cứ nghề nào cần sự sáng tạo, thì một trang portfolio cá nhân là điều tối cần thiết.

Những yếu tố tạo nên một trang portfolio hoàn hảo

1. Biểu trưng

Thông thường logo là thứ đầu tiên đập vào mắt người xem. Đa phần mọi người (nhất là ở các nước phương Tây) đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới nên việc đặt logo ở phía trên bên trái là tiện lợi nhất để người xem dễ nhận ra ngay người chủ website.

Bạn không nhất thiết phải dùng tên thật, nhưng nếu bạn đang tự quảng bá thương hiệu bản thân trên mạng thì tốt hơn hết là sử dụng chính tên của mình. Và hãy luôn đặt đường link dẫn đến trang chủ của bạn ngay tên logo. Đây là quy tắc thường được áp dụng trên các trang web

2. Tagline

Sau khi đã nhìn thấy tên của chủ trang web, người dùng sẽ muốn biết công việc bạn thực hiện. Tagline sẽ giúp bạn thể hiện những việc đó. Tagline của bạn nên ngắn gọn, tóm lược đủ những gì bạn cần.

Những câu hỏi bạn nên đặt ra khi viết tagline:

  • Bạn là ai? Một nhà thiết kế? Một nhà văn? Một chuyên viên phát triển?
  • Bạn làm gì?Thiết kế web? Phát triển phần mềm game?
  • Bạn đến từ đâu? Nước nào? Thành phố nào?
  • Bạn hành nghề tự do hay nhân viên của một studio? Bạn có đang tìm việc không?

3. Sản phẩm

Vì đây là một trang portfolio, nên chính portfolio của bạn là yếu tố quyết định sự thu hút của trang web. Mọi người sẽ nhìn vào những tác phẩm trước đây của bạn để phán đóan xem liệu bạn có thực sự làm tốt hay không hoặc nhiều người khác chỉ muốn biết xem trước đây bạn đã làm đựoc những gì.

Tùy vào loại sản phẩm bạn tạo ra, trang web nên cho phép người dùng xem những hình ảnh lớn với chất lượng và mức độ sắc nét của ca. Lưu ý, bạn luôn phải đính kèm đường link dẫn đến trang web thật sự trong tác phẩm của bạn, và lồng đường link đó vào tấm screenshot mà bạn đăng (đây cũng là một quy tắc khác cũng thường đựợc áp dụng trên các trang web). Mỗi sản phẩm nên có một đọan miêu tả ngắn gọn trình bày các thủ thuật khác nhau mà bạn dùng để hòan thành tác phẩm đó.

Bạn có thể đề nghị một khách hàng cũ viết một bài để chứng nhận sản phẩm và công việc của mình. Các khách ghé thăm trang web có thể thích quá trình phát triển từng bước của sản phẩm mà bạn thực hiện cho đến lúc ra đời kết quả cuối cùng

4. Lĩnh vực

Tagline chỉ để tóm tắt về những việc bạn làm, bạn sẽ phải viết chi tiết hơn về dịch vụ mà bạn muốn quảng bá. Khách hàng không thể chỉ dựa trên portfolio để hiểu rõ được bạn làm gì, và hẳn bạn cũng không muốn họ phải tự hỏi liệu dịch vụ mà bạn đưa ra, có đặc biệt hơn người khác hay không.

Bạn phải viết rõ ràng: thiết kế trang web, xử lý video, viết bài quảng cáo, thiết kế thương hiệu v.v… Hoặc có thể cụ thể hơn nữa: thiết kế web cho nhà thờ, thiết kế Flash và banner quảng cáo…

5. Giới thiệu bản thân

Tất cả đều phải hướng đến bạn. Bạn phải cho người ta biết người đàn ông hay phụ nữ phía sau màn hình (ở đây là website) là ai. Bạn cần phải chia sẻ những thông tin về mình, bạn đến từ đâu, bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này…

Bạn càng đề cập chi tiết cụ thể, càng dễ tạo niềm tin và thắt chặt liên hệ với người sử dụng.

Nếu bạn không ngại, hãy đăng lên một ảnh cá nhân của mình. Điều này sẽ giúp những khách hàng tiềm năng của bạn thấy người mà họ đang làm việc cùng là ai đồng thời cũng dễ tạo tin tưởng đối với họ.

Đừng nên ngại khoe những thành tích cá nhân mà bạn đã đạt được, những thành tích này sẽ giúp bạn chứng mình rằng bạn thật sự giỏi trong công việc bạn làm.

6. Contact

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một trang portfolio nhưng lại thường bị giấu hay thậm chí bị bỏ trống. Một khách hàng tiềm năng đã xem lướt qua trang của bạn, họ ấn tượng với portfolio và hiểu được khả năng của bạn. Rõ ràng họ có thể sẽ muốn thuê bạn làm việc.

Địa chỉ liên lạc của bạn phải rõ ràng và dễ tìm, nên tốt hơn hết bạn đừng nên giấu nó xuống footer của trang web. Hãy giúp cho mọi người dễ dàng liên lạc với bạn để đề nghị công việc hay nói chuyện.

Dùng một hẳn một form tin nhắn để người xem tiện liên lạc với bạn (thay vì phải ghi xuống địa chỉ email của bạn và phải mở hộp thư của họ để viết mail). Một form sẵn có cũng cho phép bạn yêu cầu người viết điền thông tin cụ thể, ví dụ như tên, email, địa chỉ, website URL và những chi tiết về yêu cầu của họ.

7. Blog

Blog là một ý tưởng rất tốt. Viết blog về chuyên môn công việc của mình sẽ chứng tỏ là bạn hiểu rõ về việc bạn làm và cả những gì bạn viết trên blog, giúp bạn quảng cáo về mình và tránh cho trang web của bạn rơi vào trạng thái quá tĩnh lặng.

Bạn cũng có thể giúp mọi người theo dõi mình bằng cách dùng liên kết RSS và giới thiệu các bài viết được đọc nhiều nhất của mình với người mới.

Bạn nên nhớ phải luôn cho phép người xem nhận xét và phản hồi những bài của mình. Đừng bắt họ phải đăng kí rồi mới được nhận xét, và cũng đừng dùng phần mềm chống spam Captcha, những việc này khiến người khác lười nhận xét bài viết. Trên mạng có rất nhiều plug-in chống spam không bắt người dùng phải tốn công mà bạn có thể sử dụng.

8. Kêu gọi hành động

Hãy tự hỏi mình: bạn cần gì ở một trang portfolio cá nhân. Có phải bạn muốn được tuyển dụng? Hay muốn có thêm nhiều người đọc blog? Hay đơn giản là chỉ muốn mọi người hiểu rõ về mình?

Mỗi trang đều phải có một lời kêu gọi hành động từ phía người xem, một “bước tiếp theo” mà bạn muốn họ làm. Cách tốt nhất để làm điều này là một nút “kêu gọi hành động” thật rõ ràng và nổi bật trên cả trang web.

Hãy link nó vào blog, portfolio hoặc trang liên lạc của bạn, và nhớ sử dụng từ ngữ cho phù hợp (như là “Hãy tuyển dụng tôi,” hay “Hãy đặt hàng ngay,” hay “Xem Portfolio của tôi”).

9. Dùng các trang mạng xã hội

Một khi mọi người đã thích thú với bạn cũng như những sản phầm bạn làm, bạn nên khuyến khích họ đến các trang khác của mình. Hãy giúp họ dễ theo dấu bạn trên các trang Twitter, Facebook, Flickr, LinkedIn…Ở mỗi trang mạng xã hội bạn nên lập một nhóm bạn bè để tiện nhắn khi cần.

10. Ngôn ngữ và giao tiếp

Biết cách kiểm soát bản thân là một điều rất quan trọng. Nên nhớ đây là một trang portfolio cá nhân, bạn phải giữ tính cá nhân cho trang web. Đừng tự biến thành một kiểu công ty liên doanh với những câu nói thiếu cảm xúc.

Hãy thân thiện và giữ nét riêng, nhưng đồng thời cũng phải mạch lạc và rõ ràng; đừng huyên thuyên. Sau khi đã viết xong những gì cần đăng trên trang web, bạn hãy đọc lại và xem có thể rút gọn xuống còn một nửa không.

Một vài mẹo nhỏ khác:

  • Luôn cho người khác biết bạn đến từ đâu. Nhiều người rất quan tâm đến việc này, và một số khách hàng thích làm việc với người gần chỗ họ hoặc cùng múi giờ.
  • Trang web của bạn phải hợp lệ, đặc biệt đối với các web designer. Nếu bạn muốn thiết kế những trang web chuyên nghiệp cho khách hàng thì trước hết code trang web của chính bạn phải hợp lệ trước đã.
  • Hãy tạo link cho cả các hình ảnh chứ không chỉ mỗi đọan chữ. Đa số mọi người thường nhấp vào hình ảnh và cho rằng chúng dẫn đến một trang nào đó.
  • Nếu trước đây chưa có khách hàng nào để giúp cho trang portfolio của mình, bạn có thể tạo một theme WordPress, hay thiết kế một bộ icon, hay tạo mashup với trang Twitter… Có rất nhiều việc bạn có thểthực hiện để đăng trên portfolio và hãy nhớ, có một sản phẩm còn hơn để portfolio trống.

Theo Vnwordpress

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức Portfolio

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
[UX/UI] 8 kỹ năng thiết kế portfolio giúp bạn tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng
[UX/UI] 8 kỹ năng thiết kế portfolio giúp bạn tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc UX/UI, bạn cần thể hiện rằng bạn có cả kỹ năng thiết kế giao diện người dùng cũng như kỹ năng thiết…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Liệu nhà sáng tạo có cần một trang web cá nhân giữa rất nhiều mạng xã hội ngày nay?
Liệu nhà sáng tạo có cần một trang web cá nhân giữa rất nhiều mạng xã hội ngày nay?
Quyết định lựa chọn nền tảng nào để thể hiện tác phẩm đều dựa trên tính chất của tác phẩm, cách truyền tải cũng như cách bạn muốn thể hiện…