Nurdle - Hạt nhựa đang âm thầm làm tổn thương đại dương

Hạt nhựa (nurdle) không chỉ là chất độc trong lòng sông và nước biển, chúng còn vô tình trở thành thức ăn cho nhiều loài động vật, từ sinh vật phù du cho đến các loài chim biển, và có thể hòa vào chuỗi thức ăn, mang theo những chất độc hại.

Nhựa có ở khắp mọi nơi, từ bàn ghế chúng ta ngồi, cho đến nhiều bộ phận trên các phương tiện di chuyển, nhựa là nền tảng của cuộc sống thường ngày và là một vật dụng đơn giản mà chúng ta không thể thiếu. Nhưng đã bao nhiêu lần bạn nhìn một món đồ của bản thân và tự hỏi: “Có phải nó chỉ toàn là nhựa thôi không?”

Không hề giống như kim loại hay gỗ, chúng ta không cho rằng nhựa là một vật liệu có giá trị mà chỉ xem nhựa như một thứ hữu dụng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, nhựa cực kỳ bền và luôn quanh quẩn đâu đó trên trái đất, dù nó không còn nằm trong nhà của chúng ta. Vậy nên khi toàn xã hội – từ cá nhân đến tập thể – không (tái) sử dụng nó, nhựa cuối cùng bị trôi dạt ra các con sông, bãi biển và đại dương. Bên cạnh những mảnh rác nhựa lớn như chai nước, túi xách, bao bì xuất hiện tràn lan tại những đại dương, vẫn có nhiều hạt nhựa li ti, gây trở ngại lớn cho sự sống hoang dã và môi trường thiên nhiên.

Bộ sưu tập hạt nhựa trên bãi biển Hà Lan

Vậy những hạt nhựa này từ đâu mà có? Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hạt nhựa bắt nguồn từ những mảnh rác nhựa lớn, số khác được thiết kế sẵn ở dạng hạt bé nhỏ như vậy, chẳng hạn như sợi nhựa dùng làm quần áo, hay những hạt nhựa siêu nhỏ dùng trong mỹ phẩm và chất tẩy rửa.

Hạt nhựa được tìm thấy ở miền đông Lothian, Scotland (C McIntrye @ Witchcreations)

Tình trạng rơi vãi hạt nhựa

Ngoài ra, hạt nhựa siêu nhỏ còn được biết đến với tên gọi ‘nurdle’, nghe khá dễ thương nhưng tác hại của nó thì không dễ thương chút nào. Với kích thước như một hạt đậu gà, những hạt này cơ bản vẫn là nhựa – nguyên liệu thô trong ngành công nghiệp nhựa.

Chúng được thiết kế nhỏ để dễ vận chuyển bằng thuyền, tàu hỏa và máy bay, sau đó được nung chảy để tạo thành vật dụng chúng ta dùng thường ngày.
Kích thước khoảng 5mm (có nhiều màu sắc khác nhau, từ trong suốt cho đến vàng và đen). Thông thường, người ta cần dùng 600 hạt nurdle để tạo thành một chai nhựa.

Không thể phủ nhận tiện ích của những hạt nhỏ này đối với hàng triệu công ty sản xuất, mua bán vật liệu nhựa thô trên thế giới. Nhưng phải công nhận rằng chúng rất khó chứa và dễ bị rớt ra trong quá trình vận chuyển. Suy cho cùng, chúng đều tìm đường về sông hồ và biển cả.

Các hạt nhựa được tìm thấy rải rác ở khắp các bờ biển trên thế giới, từ Hà Lan đến Đảo Phục Sinh. Trên một số bãi biển ở Cornwall và miền đông Scotland, bạn có thể tìm thấy hơn 1000 hạt nhựa nhỏ li ti trên từng mét vuông cát biển, sự tràn lan của chúng khiến cho việc dọn dẹp gặp khó khăn. Cho nên, mấu chốt nằm ở việc ngăn chặn nguồn thyải ra hạt nhựa.

Nếu các nhà máy sản xuất các hạt nhựa, phương tiện và tàu thuyền vận chuyển chúng cũng như các xí nghiệp tiêu thụ chúng không tìm được giải pháp tốt hơn để ngăn chặn tình trạng rơi vãi tiếp diễn (và xử lý tốt hơn nếu vấn đề này xảy ra), thì đây sẽ là nguồn ô nhiễm môi trường không có hồi kết.

Ngành sản xuất nhựa toàn cầu đạt kỷ lục 300 triệu tấn trong năm 2013 và đang tiếp tục tăng so với những năm trước; điều này có nghĩa là sẽ ngày một nhiều hạt nhựa hơn – nguy cơ bị rơi vãi cũng sẽ nhiều hơn nữa.

Hạt nhựa đem lại hiểm họa gì?

Hạt nhựa cũng trở thành đề tài nóng hổi của các chuyên gia về môi trường.
(Bạn nhớ bật phụ đề tiếng Việt trước khi xem nhé!)

Một khi tràn ra biển, các hạt nhựa nhanh chóng phân tán khắp nơi. Vì kích thước nhỏ như trứng cá, các loài sinh vật biển gồm động vật có vú, chim, cá sẽ nuốt chúng vào bụng. Khi đó, các hạt này lấp đầy bao tử, tạo cảm giác no khiến các con vật ngừng kiếm ăn và dần dần chết đói.

Ngoài ra, hạt nhựa có khả năng thẩm thấu hóa chất độc hại (độc tố tích lũy sinh học, nhựa PBT) từ môi trường nước xung quanh, cứ như vậy nhân lên hàng triệu hạt, và khi vào bụng các sinh vật biển, chúng sẽ đào thải chất độc ngược ra ngoài, khiến các con vật bị nhiễm độc.

Các động vật biển như cá voi baleen hay cá voi mõm khoằm đã từng nuốt phải các hạt nhựa nhỏ bé như nurdle. Do nhựa PBT có xu hướng bám vào các mô mỡ, động vật có lớp mỡ dày như cá voi càng bị nhiễm độc nặng nề hơn. Mức độ hóa chất độc hại PCB tồn tại trong cá heo và cá voi dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ung thư, suy giảm miễn dịch và tử vong từ lứa đầu tiên.

Mặt khác, chất phụ gia được thêm vào nhựa có khả năng gây độc hại, dễ dàng ngấm vào cơ thể động vật có vú sống tại biển. Chẳng hạn như Phthalate, chất được thêm vào để làm nhựa dẻo hơn, đã được tìm thấy trong cơ quan tiêu hóa của cá voi mõm khoằm.

Khám nghiệm tử thi được tiến hành trên hai con cá voi bị mắc kẹt ở New Zealand để tìm hiểu xem cá voi có tiêu thụ hạt nhựa hay không.
(Ảnh lấy từ trang Wikimedia commons – Tác giả: Avenue)

Triệt tận gốc hạt nhựa

Điều đáng mừng là thế giới đang dần nhận thức được nạn ô nhiễm hạt nhựa.

Các ngành công nghiệp liên quan đến chuỗi cung cấp đồ nhựa đang ngồi lại cùng các nhà khoa học và tổ chức phi chính phủ để tạo ra một tiêu chuẩn mang tên Operation Clean Sweep, nhận diện cách các hạt nhựa đổ ra ngoài môi trường, thiết lập các phương pháp vệ sinh cơ bản để đảm bảo lượng hạt đổ ra được xử lý hoàn toàn và các cơ sở vật chất, phương tiện, tàu thuyền đều an toàn.

Không dừng lại ở đó, chúng ta cần làm cho chuẩn mực trên được áp dụng rộng rãi hơn, và chúng ta cũng cần nhận biết xí nghiệp nào đang nỗ lực nhiều nhất trong việc giảm lượng hạt nhựa đổ ra, và những gì cần phải làm tích cực hơn nữa.

Vậy nên nếu thương hiệu bạn yêu thích làm ra sản phẩm nhựa hay sử dụng bao bì nhựa để đóng gói, bạn có thể hỏi cách họ xử lý sao cho không bị ô nhiễm hạt nhựa.

Trong thế giới đầy rẫy đồ nhựa, mỗi người đều cần có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế những vật liệu đầy hiểm họa này bất cứ khi nào có thể, để chắc rằng chúng không đào thải ra môi trường tự nhiên – từ khi chúng được tạo ra cho đến khi không còn tái chế được nữa.

Nguồn: Sea Watch Foundation & Positive Luxury
Ảnh: Sarikhani/Adobe Stock, Avenue, C McIntrye @ Witchcreations
Người dịch: Mingboong


Cùng tác giả

#Tag

Bãi rác lớn trên biển thái bình dương cây thành thị hạt nhựa rác thải nhựa rác thải nhựa trên biển

iDesign Must-try

6 nghệ sĩ sử dụng nghệ thuật lên tiếng bảo vệ Đại Dương
6 nghệ sĩ sử dụng nghệ thuật lên tiếng bảo vệ Đại Dương
Ngày 8 tháng 6 đánh dấu là Ngày Đại dương Thế giới, ngày lễ kỷ niệm toàn cầu về lá phổi xanh của hành tinh chúng ta và tất cả…
Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Những loại cây có tính xâm lấn cao có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật ở nơi bạn dự định rải bom, làm hại đến các…
Bạn sẽ không thấy cả tá nhựa trên các lốc bia lon của Carlsberg nữa!
Bạn sẽ không thấy cả tá nhựa trên các lốc bia lon của Carlsberg nữa!
“Chúng tôi thực sự muốn là người đầu tiên làm điều này và để chứng minh rằng chúng tôi là một phần của xu hướng phát triển giúp mang tới…
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Mô phỏng hành động đào ấy, OPEN muốn tạo ra những không gian kết nối nhau thật tự nhiên và mượt mà, gợi nên dáng hình những hang động, nơi…
Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
“Chúng tôi muốn thay đổi quan điểm của mọi người về chiếc bàn chải đánh răng…” Bogobrush được đồng sáng lập bởi Heather McDougall và em trai John McDougall, cả hai…
Chúng ta có đang dùng sai các thuật ngữ liên quan đến môi trường không?
Chúng ta có đang dùng sai các thuật ngữ liên quan đến môi trường không?
Nếu như ta lựa chọn một sản phẩm hay một lối sống chỉ vì một 'từ khóa' gắn với nó mà không nhìn ra bản chất tác động của nó…