Nghệ sỹ nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực trong sản xuất dầu cọ tại Indonesia

Được xem là một trong những nhiên liệu sinh học tối ưu, giúp hạn chế những ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất ấm lên, dầu cọ lại đang là nguyên nhân dẫn tới thực trạng phá rừng trầm trọng và ô nhiễm không khí tại Indonesia. 

Nghệ sỹ Ernest Zacharevic đến từ Lithuania (một quốc gia Đông Âu) đã nhận thấy sự tàn phá nặng nề này trong thời gian anh du lịch và chụp ảnh ở Indonesia. Cuối cùng, anh quyết định thành lập tổ chức Splash and Burn với mong muốn gia tăng nhận thức của xã hội về các hoạt động sản xuất vô nhân đạo này.

Dầu cọ được dùng trong hàng nghìn sản phẩm gia đình và cũng là nguyên liệu dùng trong chế tạo dầu diesel sinh học. Hiện diện tích trồng cọ tại Indonesia và Malaysia lên tới hơn 17 triệu hecta, làm giảm diện tích rừng mưa nhiệt đới, đe doạ cuộc sống của nhiều loài sinh vật quý hiếm đặc biệt là đười ươi (do đười ươi thích ăn lá cọ non nên thường bị các chủ đồn điền săn bắn không thương tiếc), gia tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Mặc dù là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra năng lượng sinh học có lợi cho trái đất, càng ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dầu cọ gây ra nhiều tác động bất lợi. Các đồn điền dầu cọ mới thu hoạch và các vụ đốt rừng quy mô lớn để làm đồn điền trồng cọ đã giải phóng một lượng khủng khiếp CO2. Phá hủy 40 % diện tích rừng nhiệt đới trong 70 năm là cái giá Indonesia phải trả để trở thành nhà vô địch sản xuất dầu cọ và là nguồn thải khí carbon lớn thứ 5 của thế giới do đốt phá rừng.

Một cuộc khủng hoảng về môi trường ở mức độ toàn cầu đang ảnh hưởng đến thế hệ của chúng ta. Là người tiêu dùng, chúng ta thiếu đi sự kết nối với nguồn gốc của hàng hóa, dẫn đến việc chúng ta hoàn toàn không nhận thấy được tác động của những hoạt động hàng ngày lên môi trường. Dự án này là một nỗ lực để giải quyết vấn đề đó.

“Mural” thực hiện bởi Alexandre Farto aka VHILS. Ảnh: Ernest Zacharevic

Tên của tổ dự án được lấy từ hình thức chặt và đốt cây để lấy đất làm nương rẫy tạm thời, một phương pháp ít tốn kém để lấy đất làm đồn điền nhưng thải ra rất nhiều khí độc hại, và là nguyên nhân gây ra hơn 500,000 ca nhiễm trung đường hô hấp. Trong vòng 2 năm, Zacharevic đã nghiên cứu các vấn đề đang ảnh hưởng tới người dân Indonesia, gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng dân tộc thiểu số và các địa điểm hoang dã để tìm hiểu thêm về các tổ chức đang nỗ lực chống lại các hoạt động vô nhân đạo và cứu lấy môi trường.

Tác phẩm nghệ thuật của Strøk aka Anders Gjennestad (2017). Ảnh: Anders Gjennestad

Anh đã mời một số nghệ sỹ đồng nghiệp khác cùng phác họa phong cảnh tự nhiên và cuộc khủng hoảng dầu cọ qua các tác phẩm nghệ thuật. Bắt đầu từ tháng 2, các nghệ sỹ quốc tế đã tạo ra hàng loạt các bức tranh tường, tác phẩm điêu khắc và các tác phẩm khác xuyên khắp Sumatra. 

Tác phẩm của Ernest Zacharevic (2017). Ảnh: Ernest Zacharevic

“Tôi muốn được truyền tải tính quan trọng của vấn đề tới nhóm công chúng rộng hơn, cũng như đem lại sự sáng tạo, niềm tin và niềm cảm hứng cho các cộng đồng trong khu vực và các nhà bảo vệ môi trường.” – Zacharevic nói trong buổi họp báo ra mắt dự án.

Tác phẩm của Isaac Cordal (2017). Ảnh: Isaac Cordal

Ernest Zacharevic hợp tác với Sumatran Orangutan Society (Hiệp hội đười ươi Sumatran) và Orangutan Information Center (Trung tâm thông tin đười ươi) để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tạo hình SOS trong một đồn điền cọ ở Bắc Sumatra. Hơn 100ha đất đã được mua từ các khoản tiền được huy động từ khách hàng của công ty mỹ phẩm Lush như một phần của chiến dịch #sossumatra. Vùng đất này giờ là tài sản của OIC (Trung tâm thông tin đười ươi). Họ sẽ loại bỏ hoàn toàn cây cọ và thay thế bằng một khu rừng. Đây là một phần trong hoạt động tái trồng rừng của họ ở Indonesia.

idesign du an nghe thuat nang cao nhan thuc ve nhung tieu cuc trong san xuat dau co 01
“Save Our Souls” (2018) thực hiện bởi Ernest Zacharevic.

Từ mặt đất, bạn sẽ không thể nhận ra điều gì khác biệt, đây chỉ là một vùng trồng cọ bình thường. Nhưng từ trên cao bạn có thể nhìn thấy tín hiệu SOS. “Save our Souls” là thông điệp dùng để giao tiếp với những người ở xa, một lời nhắc nhở về sự kết nối mà chúng ta cùng chia sẻ với thiên nhiên. Càng nhiều rừng bị mất, chính chúng ta cũng phải chịu đựng những sự mất mát tương tự.

Tác phẩm của Ernest Zacharevic. Ảnh: Tan Wei Ming

Cho đến nay, Splash and Burn đã hợp tác làm việc với rất nhiều nghệ sĩ như: Strok, Axel Void, Bibichun, Gabriel Pitcher, Isaac Cordal, Mark Jenkins và Pixel Pancho. Zacharevic luôn theo sát dự án với vai trò là người giám sát, ngoài ra anh cũng nhận được sự hỗ trợ từ Charlotter Pyatt.

Để theo dõi các tác phẩm tiếp theo hay đóng góp vào nỗ lực chung của dự án, các bạn hãy ghé thăm website hay Instagram của Splash and Burn nhé!

Nguồn: thisiscolossal
Người dịch: Cải


Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị dầu cọ hiệu ứng nhà kính indonesia khí CO2 Splash and Burn trái đất nóng dần lên đười ươi

iDesign Must-try

Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Tọa lạc tại Jakarta, Indonesia, Mineral Cafe là không gian cafe cung cấp các dịch vụ về thức uống và đồ ăn tự chế biến với phương châm mang đến…
Những khung cảnh thời Trung cổ mộng mơ qua bàn tay biến hoá của Anindya Anugrah
Những khung cảnh thời Trung cổ mộng mơ qua bàn tay biến hoá của Anindya Anugrah
Sẽ như thế nào khi bạn vô tình thấy một bản thảo cổ với ảnh dán kỹ thuật số? Họa sĩ minh họa Indonesia Anindya Anugrah sẽ đưa cho bạn…
Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Những loại cây có tính xâm lấn cao có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật ở nơi bạn dự định rải bom, làm hại đến các…
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Mô phỏng hành động đào ấy, OPEN muốn tạo ra những không gian kết nối nhau thật tự nhiên và mượt mà, gợi nên dáng hình những hang động, nơi…
Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
Khám phá Bogobrush - thương hiệu bàn chải đánh răng bền vững
“Chúng tôi muốn thay đổi quan điểm của mọi người về chiếc bàn chải đánh răng…” Bogobrush được đồng sáng lập bởi Heather McDougall và em trai John McDougall, cả hai…
Chúng ta có đang dùng sai các thuật ngữ liên quan đến môi trường không?
Chúng ta có đang dùng sai các thuật ngữ liên quan đến môi trường không?
Nếu như ta lựa chọn một sản phẩm hay một lối sống chỉ vì một 'từ khóa' gắn với nó mà không nhìn ra bản chất tác động của nó…