Bao bì áo thun bằng giấy tái chế có thể cuộn thành thước dây

Thiết kế bắt đầu với bao bì hình trụ, sống động trong sắc màu tương phản của xanh dương, hồng cánh sen, cam và màu da. Áo thun cotton sau đó được cuộn lại và cất giữ bên trong, tổng thể bao bì trông rất nhỏ gọn và bắt mắt.

Antonina Kozlova, tác giả của sản phẩm 10pt bắt đầu câu chuyện: “Tôi nghĩ gần đây nhân loại đã không quan tâm nhiều đến hành tinh này. Lượng chất thải nhựa đang là một vấn nạn lớn, mọi người nên bắt đầu sống và làm việc bền vững hơn.” Để thể hiện cam kết của mình, Kozlova hợp tác với một người bạn cùng lớp tên Dohn Kanokpon tham gia một cuộc thi bền vững “Better With Less”.

Cuộc thi thường niên này bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái và đòi hỏi những đầu óc sáng tạo có thể tạo ra một loại thiết kế bao bì được làm từ vật liệu bền vững, có khả năng tái tạo hoặc tái chế. Được biết đến như một “nơi săn lùng những ý tưởng độc đáo”, cuộc thi “tìm kiếm các giải pháp bao bì mới thay thế các loại bao bì thông thường, nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn với ít tác động về môi trường hơn.” Ngoài ra, theo thông tin trên trang web, cuộc thi “khuyến khích sử dụng một loại vật liệu duy nhất.”

Người thắng giải đặc biệt sẽ nhận phần thưởng tiền mặt trị giá €10.000 Euro, ngoài ra, sinh viên đạt giải sẽ được thực tập tại công ty dịch vụ bao bì đóng gói Metsä Board ở Thượng Hải. Trong suốt kỳ nghỉ đông, bộ đôi đã liên lạc với nhau qua Facebook chat và email để tạo ra sản phẩm, thiết kế đồ họa và cả xây dựng thương hiệu. Mặc dù có sự khác biệt về múi giờ và khoảng cách, bộ đôi vẫn cho ra đời 10 pt, một giải pháp bền vững để đóng gói áo thun.

Chúng tôi đã thử thách chính mình để tạo ra một sản phẩm có bao bì khả dụng.

Kanokpon chia sẻ.

Thiết kế bao bì hình trụ, sống động với sắc màu tương phản của xanh dương, hồng cánh sen, cam và màu da. Áo thun cotton sau đó được cuộn lại và cất giữ bên trong, tổng thể bao bì trông rất nhỏ gọn và bắt mắt, tạo trải nghiệm thú vị và thân thiện cho người dùng.

Mỗi ống đựng áo thun được ráp lại theo hình xoắn ốc, mặt trong của nó là thước dây màu đen và trắng. Một bên nắp đậy có dán mã vạch để xác định sản phẩm trong khi vận chuyển. Nắp còn lại ghi thông tin sản phẩm cho khách hàng gồm: nguyên liệu, kích thước, quốc gia sản xuất… Khi khách đặt hàng qua trang web sẽ được hướng dẫn tái sử dụng bao bì trực tuyến.

Chúng tôi đã sử dụng xác ướp làm nguồn cảm hứng.

Kanokpon nói thêm.

Để đáp ứng tiêu chí không rác thải (zero waste), Kanokpon và Kozlova đã thiết kế các nắp bột giấy để làm vỏ hộp thước đo. Nói chung, các tính năng thiết kế chỉ có 3% chất thải, đó là mảnh giấy hình tam giác mà bạn phải xé ra để có được thước đo từ ống.

Bản thân ống được làm từ giấy tái chế 100%, trong khi nắp được làm từ bột giấy. Nếu bạn không cần thêm thước đo, hãy bỏ nó vào thùng tái chế gần nhất.

Kozlova giới thiệu thành phần làm nên hộp đựng áo thun.

Tuy concept rất sáng tạo và tinh tế, tác phẩm dự thi này lại không lọt vào top 10 của cuộc thi. Nhưng Konokpon và Kozlova không chú trọng phần thưởng, cả hai sau đó tiếp tục hoàn tất chương trình đại học và bắt đầu kinh doanh thương hiệu áo thun mang tên 10pt vào đầu tháng 4 năm nay.

Con người ngày càng nhận thức được hiểm họa của rác nhựa nên đã có nhiều hành động tích cực hơn trong đời sống. Hy vọng những phát minh bền vững và những hành động xanh sẽ được nhân rộng hơn nữa.

Nguồn: thedieline  
Ảnh: Antonina Kozlova and Kanokpon Yokchoo
Người dịch: Mingboong


Cùng tác giả

#Tag

Antonina Kozlova cây thành thị Kanokpon Yokchoo rác nhựa t-shirt packaging tái chế zero waste

iDesign Must-try

Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của chủ nghĩa Bauhaus mang tầm ảnh hưởng lớn lao đến ngành thiết kế, thương hiệu mắt kính Vinylize đã tạo ra…
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Thương hiệu mắt kính Ace & Tate đã ốp tường bên trong một cửa hàng tại Antwerp bằng loại gạch làm từ hàng loạt vụn nhựa tái chế lấy từ…
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Sinh viên tốt nghiệp trường Central Saint Martins Chiara Tommencioni Pisapia đã đề xuất một phương án để nâng cấp quy trình tái chế vải bằng cách sử dụng loài…
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Hãy cùng iDesign khám phá quá trình chế tác côn trùng từ kim loại của anh chàng Đỗ Minh Khoa và câu chuyện đằng sau những tác phẩm thủ công…
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop tại Liverpool đã tạo ra bộ sản phẩm đồ dùng nhà bếp từ phần đất sét thừa trong công nghiệp đã qua sử dụng, những thứ sẵn sàng…
Bức thư từ bã kẹo cao su và cuộc đời thứ hai của chúng sau tái chế
Bức thư từ bã kẹo cao su và cuộc đời thứ hai của chúng sau tái chế
Hành trình tái chế của mình bắt đầu từ một chiếc thùng hình tròn màu hồng, được đặt cạnh cột đèn thành phố. Từ đây, cùng nhiều người bạn bã…