Thay vì đốn hạ, người Nhật xây nhà ga quanh cây long não 700 tuổi

Ga xe lửa Kayashima – tọa lạc tại vùng đông bắc Osaka, Nhật Bản – có kiến trúc vô cùng độc đáo và khác biệt với điểm nhấn là một giếng trời hình vuông lớn, dành chỗ cho một cây cổ thụ 700 tuổi. 

Từ vị trí mặt đất ngay dưới giếng trời, một cây cổ thụ 700 năm tuổi xuyên thẳng lên mái, tạo nên một cảnh tượng thú vị và kỳ vĩ ngay tại trung tâm ga xe lửa. Hình ảnh này gợi nhớ đến ga xe lửa trong bộ phim hoạt hình Laputa – Lâu đài trên không nổi tiếng của Nhật Bản. 

idesign cay long nao 700 tuoi moc xuyen qua nha ga nhat ban 03
Cây cổ thụ 700 năm tuổi xuyên thẳng lên mái nhà ga. 

Ga Kayashima được đưa vào hoạt động từ năm 1910. Vào thời điểm đó, cây long não đã hiện diện bên cạnh nhà ga. Đến năm 1970, do quá tải về lượng khách lưu thông, những kế hoạch nới rộng nhà ga và loại bỏ một số cây xanh đã được áp dụng, gây nên sự nuối tiếc lớn.

idesign cay long nao 700 tuoi moc xuyen qua nha ga nhat ban 05
Một sự gắn kết âm thầm, đan xen và nương tựa lẫn nhau giữa thiên nhiên và bàn tay con người.

Nhiều ý kiến cho rằng, cây long não 700 năm tuổi này có sự gắn bó một cách linh thiêng khó tả với ga xe lửa. Một sự gắn kết âm thầm, đan xen và nương tựa lẫn nhau giữa thiên nhiên và bàn tay con người. Từ xa xưa người ta đã tin rằng cây long não có thần tính. Nhiều câu chuyện kỳ lạ được truyền tai nhau đề cập đến việc con người phải tôn kính thiên nhiên, có câu chuyện lại mang màu sắc mê tín dị đoan. Chẳng hạn như chuyện về những ai phụ trách đốn hạ cây đều gặp xui xẻo; chuyện có người từng trông thấy một con rắn trắng quấn quanh thân cây hay có khói bốc ra từ thân cây.

kayashima station tree 1968
Nhà ga Kayashima vào năm 1968. Ảnh: me de miru neyagawashi no hyakunen
idesign cay long nao 700 tuoi moc xuyen qua nha ga nhat ban 10
Người dân cho rằng nơi gốc cây long não có thần linh cư ngụ.

Bên cạnh đó, việc đốn hạ còn gặp phải làn sóng phản đối lớn của những người dân địa phương. Qua nhiều cố gắng tranh đấu, các quan chức Nhật Bản cuối cùng đã đồng ý và cam đoan sẽ giữ lại cây cổ thụ 700 năm tuổi này.

idesign cay long nao 700 tuoi moc xuyen qua nha ga nhat ban 11
Nhìn từ xa nhà ga trông như một cây bắp cải khổng lồ.

Cho đến năm 1980, khi công cuộc cải tạo nhà ga đã hoàn thành, nhờ vào sự bảo vệ mạnh mẽ có phần tâm linh của người dân, cụ long não vẫn đứng vững và được quần thể kiến trúc nhà ga Kayashima bao quanh lấy như một ngôi đền nhỏ giữa bóng cây xanh mát rượi.

Nguồn: thisiscolossal
Ảnh: Studio Ohana
Người dịch: Cừu

Cùng tác giả

#Tag

700 tuổi cây long não cây thành thị cây xanh đô thị Ga Kayashima ga xe lửa nhật bản

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Khám phá những bức tranh in khắc gỗ của Paul Binnie kết hợp với hội họa ukiyo-e của Nhật Bản.