Vì sao các phiên bản Godzilla phương Tây thường bị xem thường?

Bài viết bởi KIERAN FISHER, người đóng góp nội dung.

Điều gì khiến bộ phim Godzilla (1998) bị xem thường đến thế? Nhiều điều hay ho ẩn chứa đằng sau tạo tác quái vật của Roland Emmerich sẽ khiến bạn phải suy nghĩ đấy.

Vào thời điểm đỉnh cao, hãng phim Toho đã chiêu mộ diễn viên lồng tiếng người Mỹ từ trước để phát triển Godzilla, nhưng mãi cho đến mùa hè năm 98 thì chất lượng của các bộ phim remake phiên bản phương Tây không được kiểm soát, giống như những phiên bản Godzilla nước ngoài ngày nay. Lúc đó, Toho đã phải đồng ý cho loạt phim quái vật hái ra tiền này tạm dừng và gián đoạn tạm thời mọi công việc sau phần phim Godzilla vs. Destroyah.

Câu chuyện “Con quái vật Mỹ ngu ngốc”

Một cảnh trong Godzilla (1998).

Khó có thể tin rằng Hollywood phải mất đến 44 năm để bắt đầu tạo ra bộ phim Godzilla đầu tiên. Nối tiếp thành công của phim Independence Day (Ngày độc lập), nhà làm phim bom tấn Roland Emmerich và cộng sự Dean Devlin đã có cơ hội làm mới thương hiệu Godzilla với TriStar Pictures. 

Cả hai được phân bổ nguồn ngân sách lớn, và họ đã mời những tên tuổi lớn như Matthew BroderickJean Reno, và Hank Azaria. Phần nhạc nền được biên soạn bởi nhà soạn nhạc kì cựu Puff Daddy, Green Day và Jamiroquai. Thậm chí có một TV seri hoạt họa được chiếu chung với lịch công chiếu của bộ phim nhằm phổ biến bộ phim rộng rãi. Chiến dịch marketing đã thu hút được sự thích thú của khách hàng, và tương lai bộ phim Godzilla trở nên sáng lạn vô cùng. Nhưng khi ra rạp thì khán giả lại không ưa gì mấy.

Hãng Toho đã hủy quyền sở hữu để giải quyết vấn đề này và bắt đầu seri Millennium với khởi đầu là bộ phim Godzilla 2000. Ở phần phim GodzillaMothra and King Ghidorah: Giant Monsters All-Out Attack, họ đã xem quái vật của TriStar là một con vật Mỹ ngu ngốc. Và mọi chuyện dần đi vào ngõ cụt khi Godzilla: Final Wars của đạo diễn Ryuhei Kitamura được tung ra năm 2004. Kể từ đó, con quái vật được gọi với cái tên GINO hoặc ‘Zilla’ thay cho Godzilla.

Chuẩn mực của Godzilla

Gojira (1954)

Việc hãng Toho thất vọng với bộ phim phiên bản remake Mỹ là dễ hiểu. Phiên bản của Emmerich có nhiều sạn vì bộ phim không truyền tải được những giá trị đại diện của Godzilla. Hình ảnh con quái vật luôn mang tính huyền thoại và là biểu tượng cho văn hóa Nhật Bản, trong khi phiên bản của Emmerich là một con quái vật to xác ngu ngơ. Khi được so sánh với hãng Toho, Godzilla ’98 thiếu đi những đặc tính điển hình của một con quái vật. Và khi bạn xét đến những giá trị cố hữu trong truyện cổ tích thần thoại, phiên bản remake là một sự sỉ nhục với Godzilla.

Trong bộ phim năm 1954 – đây là phiên bản chuẩn mực thường được đem ra so sánh – Godzilla mang tính ẩn dụ cho nỗi sợ của một quốc gia đầy cam chịu. Vào lúc công chiếu, người dân nước Nhật vẫn còn in trong đầu kí ức về trận hủy diệt bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki cùng với sự thất bại từ bộ phim Lucky Gragon Five từ mấy tháng trước. Với hoàn cảnh khủng bố hạt nhân, Godzilla được xem là biểu tượng tội lỗi sau chiến tranh; sự nổi giận và tấn công của quái vật tượng trưng cho giá trị tinh thần và văn hóa muốn khẳng định lại vị trí của chúng ở thời điểm hiện tại. Điều này là do đất nước dần bị Tây hóa khi dân cư nước Mỹ tràn vào giữa năm 1945 và 1952. Lúc này trong lòng người dân nước Nhật đều chất chứa hận thù và tức giận vì sự ra đi của giá trị truyền thống và Godzilla là hiện thân của điều này. Sự tàn phá của con quái vật đại diện cho sự trừng phạt dành cho tội lỗi chiến tranh, đặc biệt là thí nghiệm Unit 731 đầy tội lỗi, sử dụng con người làm chuột bạch.

Phiên bản Godzilla đầu tiên là một trải nghiệm khá tăm tối và phức tạp đối với nhiều người. Ngược lại, phiên bản của Emmerich có phần ngô nghê và xộn lộn.

Sự thay đổi của Godzilla theo thời gian

Godzilla 2000 (1999).

Dĩ nhiên là những bộ phim từ hãng Toho cũng có sạn. Trong quá trình nhượng quyền thương mại, một số giá trị đã bị thay đổi. Sau phiên bản gốc có phần hơi u tối, bộ phim ngày càng trở nên nhẹ nhàng hơn để phù hợp với trẻ con. Hình ảnh của Godzilla được tạo tác như một chiến binh chống lại những con quái vật xâm lăng dữ tợn. Mãi cho đến lúc phiên bản The Return of Godzilla năm 1984 – lần chuyển nhượng bản quyền thứ 16 – thì chúng ta mới thấy được phần phim tiếp theo của năm 1954. Phim Godzilla là một seri với nhiều sự thay đổi ở từng phiên bản, nhưng Godzilla vẫn giữ được những đặc trưng riêng biệt – vẻ ngoài cứng cỏi với hơi thở gầm gừ – góp phần làm cho bộ phim chân thật và mạch lạc hơn.

Chọn giá trị cũ hay sáng tạo mới?

Devlin và Emmerich không muốn làm ra một bộ phim quá tập trung vào những gì thuộc về Godzilla. Không ai có liên hệ gì đến hãng phim Toho và việc họ không có hứng thú đã thể hiện rõ ràng ngay từ đầu. Khi đồng ý quản lý phiên bản remake, Emmerich đã phớt lờ đi những gì được tạo ra lúc trước.

“Tôi không muốn tạo ra một Godzilla như cũ, tôi không muốn liên hệ gì đến nó nữa. Thay vào đó tôi muốn tạo ra phiên bản của riêng mình. Chúng tôi dựa vào một phần của câu chuyện gốc [phần phim gốc], lúc Godzilla được sinh ra từ quá trình nhiễm phóng xạ và trở thành mối hiểm nguy. Sau đó chúng tôi tự hỏi rằng mình sẽ làm gì với bộ phim và cốt truyện như vậy. Chúng tôi bỏ đi mọi thứ từ phiên bản gốc của Godzilla.” – Roland Emmerich.

Bạn không thể nào trách Emmerich khi ông muốn tạo ra phiên bản Godzilla của chính mình được. Ông muốn làm ra bộ phim mà mình mong muốn và cảm thấy vui vẻ vì đã thu hút được người xem thông qua cái tên Godzilla nổi tiếng và hơn hết, ông có tham vọng và tầm nhìn riêng. Mọi người tranh luận rằng bộ phim nên được đội ngũ tôn trọng văn hóa Nhật Bản đảm nhận; nhưng nếu làm lại một thứ gì đó thì tại sao chúng ta lại không mang đến thứ gì đó mới lạ cơ chứ?

idesign godzilla 1998 04
The Beast from 20,000 Fathoms (1953).

Dường như phiên bản của Emmerich không chỉ là duy nhất. Godzilla năm 1998 cũng mang chút gì đó tương tự như phiên bản 1953 – một con quái vật săn lùng những nơi chứa vũ khí hạt nhân của bộ phim The Beast from 20,000 Fathoms. Một vụ thử nghiệm bom nguyên tử tại Arctic Circle đã đánh thức Rhedosaurus và khởi đầu sự tàn phá của nó ở thành phố New York. Giống như The Beast from 20,000 Fathoms, phiên bản Godzilla 1998 kể về một loài vật từ thời cổ xưa bị đánh thức bởi vụ nổ hạt nhân. Khác với Godzilla có hơi thở ra lửa và sức mạnh siêu nhiên, con quái vật ở phần phim này mang dấp dáng của một chú khủng long. Điều đó thể hiện rằng Emmerich và Devlin muốn bỏ đi những đặc điểm riêng biệt của Godzilla và tạo ra một bộ phim về khủng long.

Tôi đã trò chuyện với vô số người hâm mộ của Godzilla và họ chia sẻ rằng bản thân sẽ rất yêu mến phiên bản năm 1998 nếu như đó là phần phim remake của The Beast from 20,000 Fathoms – và lẽ ra nó nên như vậy. Tuy nhiên, có phải mọi người vẫn thích bộ phim nhưng lại không ưa cái tên của nó và vì nó núp dưới cái tên Godzilla để lấy danh tiếng? 

Khi bàn luận về phiên bản remake, chúng ta thường thấy những bình luận như “bộ phim sẽ rất hay với một cái tên khác“. Luôn tồn tại một mối liên kết giữa bản remake và phiên bản gốc, điều này có thể khiến cho phiên bản mới khó được công chúng đón nhận hơn. Không thể phủ nhận rằng phiên bản 1998 khá tệ, nhưng con quái vật toát lên sự vui vẻ và nhẹ nhàng nếu như bạn đừng kỳ vọng gì ở chúng.

Godzilla (1998) không tệ như bạn nghĩ

idesign godzilla 1998 06

Một điều mà tôi luôn thấy hứng thú với phiên bản 1998 là cách xuất hiện của Godzilla. Tôi có thể cảm thông vì con quái vật chỉ đang cố sống sót trong thành phố rộng lớn. Nó chỉ đang cố bảo vệ những đứa con và cái tổ dưới lòng Madison Square Garden. Con quái vật có thể nguy hiểm nhưng chính con người đã động đến nơi cư trú của chúng bằng những vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Chúng ta đều nhận ra mô típ của bộ phim là như thế này: con quái vật xuất hiện gây ra khung cảnh lộn xộn, sau đó là trận đấu với quân đội, chạy qua cầu Brooklyn, con quái vật sẽ lật tung những chiếc thuyền, xe taxi trên đường và những con khủng long con được giải thoát. Nếu nghĩ theo hướng tích cực thì Godzilla phiên bản ’98 là một phiên bản kỉ niệm. Một vài phân cảnh rất ấn tượng, ví dụ như khoảnh khắc nhân vật Hank Azaria suýt bị nghiền nát dưới chân Godzilla và may mắn thay ông lại lọt vào khe chân của nó. Hoặc có thể kể đến những phân cảnh ông đánh cá quăng cần câu và kéo lên một con khủng long khổng lồ? Có thể không mang tính trừu tượng và nhiều ý nghĩa lắm nhưng nếu nói rằng bộ phim không giải trí thì thật là không phải.

Diễn viên Matthew Broderick và Jean Reno.

Một khía cạnh khác của bộ phim Godzilla ’98 là dàn diễn viên. Như hầu hết bộ phim của Emmerich, dàn diễn viên rất ấn tượng và nhiều cảnh trông rất thật. Mọi người trong đoàn làm phim đều nhận thức rõ ràng về phân loại phim và điều chỉnh cách diễn và cá tính sao cho bộ phim vừa gay cấn vừa mang không khí dễ chịu. Phần lời thoại không ấn tượng lắm, nhưng khi lên hình cùng với tài năng của dàn diễn viên thì trông có vẻ ổn. Broderick là một kiểu nhân vật ngu ngơ trong khi Azria và Reno mang cá tính quá mạnh. Maria Pitillo là nhân vật cứu vớt bộ phim khỏi tình cảnh chìm xuồng. Có lẽ tôi đã xem Godzilla ’98 quá nhiều (ít nhất 2 lần một năm), nhưng tôi thấy nó không phí thời gian chút nào.

Kết

Poster Godzilla (1998)

Nói cho ngay thì chúng ta không thể dành quá nhiều lời khen cho Godzilla ’98 vì nó không phải là bộ phim tốt nhất trong phân khúc phim quái vật. Nhưng giống như số ít bộ phim quái vật kinh điển của hãng Toho, nó mang vẻ đẹp và giá trị giải trí riêng, rất thích hợp khi bạn muốn thư giãn. Nó mà một bộ phim mà bạn sẽ muốn xem vào một chiều chủ nhật mưa gió; không quá sâu sắc nhưng vẫn thu hút và giải trí. Tôi khuyên tất cả các bạn nên xem lại và suy nghĩ khác về nó, vì bộ phim xứng đáng có một cơ hội được người xem đánh giá lại.

Tác giả: KIERAN FISHER
Người dịch: Đáo
Nguồn: Filmschoolrejects

Xem toàn bộ series “Tua Phim” tại đây

Cùng tác giả

#Tag

cảm nhận phim Godzilla Independence Day phim Roland Emmerich toho tua phim

iDesign Must-try

Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới khiến ngành điện ảnh đứng trước sự chững lại trong gần hai năm nay. Trong khi chờ đợi được trở…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám thêm 4 tựa phim…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Tiếp nối loạt bài Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội, tuần này iDesign sẽ mang đến bốn tựa phim “đáng dán mắt”…
‘Turning Red’: Bộ phim đánh dấu quá trình ‘bình thường mới’ của Pixar
‘Turning Red’: Bộ phim đánh dấu quá trình ‘bình thường mới’ của Pixar
Sau hai dự án phải ra mắt trên nền tảng trực tuyến vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Turning Red là bộ phim mới nhất được nhà Pixar lên lịch…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 2)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 2)
Sau những chia sẻ ở phần 1, bạn đã chọn được bộ phim yêu thích cho riêng mình chưa? Trong phần tiếp theo, iDesign sẽ giúp bạn điểm thêm những…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 1)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 1)
Trong khi chờ đợi được trở lại với màn ảnh rộng, hãy cùng thưởng thức những bộ phim Oscar có sức ảnh hưởng đại chúng trong nhiều năm qua, để…