Sẽ thế nào nếu Ghibli không có Isao Takahata? (Phần 2)

“Gặp Miyazaki Hayao là may mắn lớn nhất trong sự nghiệp của tôi. – Isao Takahata.

3. Liệu có thiếu đi một nửa linh hồn?

Không có gì ngạc nhiên khi Miyazaki được cả thế giới biết đến. Ông là người đưa nhân vật Totoro và Catbus ra khỏi Nhật Bản, cũng như nổi tiếng với những nhân vật nữ có tính cách độc lập và anh hùng. Những bộ phim của Miyazaki thật đáng kinh ngạc, đẹp đẽ và hầu như đều hướng đến trẻ thơ trong những chuyến phiêu lưu đầy hy vọng, dường như được lòng cả thế giới. Trái lại, phim của Takahata không phải lúc nào cũng dành cho trẻ con và đầy tính hiện thực. Dù khác với Miyazaki, nhưng Takahata là một phần không thể tách rời trong lịch sử của Studio Ghibli.

Isao Takahata theo đuổi chủ nghĩa hiện thực, miêu tả chi tiết hiện thực xã hội và những lát cắt cuộc sống hằng ngày, dù có lấy cảm hứng từ những truyện dân gian, thần thoại đi chăng nữa. Phim ông khác xa với phần còn lại của điện ảnh Nhật Bản, và khác xa với cả Miyazaki, vốn là một người theo chủ nghĩa biểu hiện. Chính điều này cũng góp phần làm thay đổi phong cách làm phim của Miyazaki, giúp các bộ phim mà Ghibli sản xuất có sự kết hợp giữa thế giới hiện thực quá đỗi bình thường với thế giới tưởng tượng kì diệu.  

Takahata không làm hai bộ phim giống nhau. Ông chuyển thể các tác phẩm phương Tây, ông lấy cảm hứng từ văn học dân gian Nhật Bản, ông khai thác văn hoá trong Nhật Bản đương đại. Những bộ phim của Takahata có nhịp điệu chậm rãi. Tất cả đều nhấn mạnh vào niềm vui và nỗi buồn mà cuộc sống có thể mang lại, trong kí ức và sự suy ngẫm, trong cuộc sống nội tâm của nhân vật. Có lẽ vì vậy mà nó đòi hỏi một sự kín đáo và nhịp điệu ổn định.

Miyazaki được đánh giá cao vì các nữ anh hùng, trong khi Takahata cũng đầy những nữ nhân vật thú vị, phức tạp ở mọi lứa tuổi chiến đấu trong cuộc sống đời thường. Họ không có những cuộc phiêu lưu giả tưởng giống như các cô gái của Miyazaki, nhưng mỗi người đều có cuộc sống nội tâm phức tạp, phong phú và luôn phải đối phó với nhiều tình huống rối ren đời thường.

4. Thiếu một người làm những việc khác thường và cởi mở

Mặc dù là người có thể truyền cảm hứng cho Miyazaki và cũng được truyền cảm hứng từ ông ấy, Takahata có nhiều quan điểm khác trong đạo diễn và trong ngành công nghiệp hoạt hình nói chung. Với những người mới bắt đầu, ông là vị đạo diễn không có nhiều kinh nghiệm vẽ vời. Không giống như những đạo diễn khác, ông không vẽ storyboard hay các khung hình chính cho bộ phim của mình. “Tôi tận dụng khả năng không biết vẽ của mình.” Đối với Takahata, đây không phải là một khiếm khuyết. Thay vì vậy, giống như trong cái rủi lại có cái may, ông kết hợp những nghệ sỹ tài năng lại với nhau để tạo ra một bộ phim tốt hơn. Nếu bạn cứ mãi làm một bộ phim hoạt hình từ các nét vẽ của riêng bạn, bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều bởi phong cách và khả năng của chính mình. Vai trò của đạo diễn là gom những người tài lại với nhau và chỉ đạo họ vẽ ra khung cảnh trong đầu mình.

tale of the princess kaguya the 2013 001 bamboo shoot birth

Việc không có khả năng vẽ không ngăn cản được Takahata đóng góp vào vẻ đẹp thị giác của tác phẩm. Ông có khả năng tưởng tượng rõ ràng từ ý tưởng của một bộ phim. Trong Grave of the Fireflies, Takahata quyết định vẽ đường nét bên ngoài của các nhân vật bằng màu nâu thay vì màu đen. Điều này chưa từng xảy ra trước đây trong làm phim hoạt hình truyền thống, một điều rất khó thực hiện vào thời điểm đó, nhưng đã thực sự mang lại cho bộ phim cảm giác nhẹ nhàng hơn. Trong The Tale of the Princess Kaguya và các bộ phim khác mà ông đạo diễn, ông đã quyết định tối giản bằng cách tạo ra một khung cảnh không đầy đủ. Đôi khi, những gì người xem thấy được là những khung hình với góc và cạnh mờ dần và thiếu chi tiết. Takahata nói điều này là “để kích thích trí tưởng tượng của con người và nâng cao trình độ nghệ thuật”.

Takahata có một quan điểm trung lập về việc sử dụng máy tính trong hoạt hình truyền thống. Đồng nghiệp của ông Miyazaki coi máy tính là một sản phẩm phiền toái và miễn cưỡng sử dụng chúng trong công việc để tô màu kỹ thuật số và những yêu cầu cần thiết. Nhưng Takahata sẵn sàng thỏa hiệp với công nghệ mới. Đối với ông, công nghệ máy tính mở ra nhiều cánh cửa mới cho hoạt hình truyền thống. Cho phép ta đào sâu vào nhiều khía cạnh nhỏ, ví dụ biểu cảm của nhân vật. Điều này rất tốt cho những studio mang lại hơi thở cho các nhân vật hoạt hình, để chúng kết nối được với thế giới thực. “Tuy nhiên, sự tiến bộ của công nghệ có thể khiến người ta lạm dụng máy tính, làm mất đi sự đa dạng của các phương thức biểu đạt. Đây là điều khiến tôi lo lắng nhất.” – Takahata cho biết.

6. Thiếu một nửa trái ngược cùng làm nên lịch sử

Takahata và Miyazaki có một tình bạn sâu sắc kéo dài hàng thập kỷ. Mối quan hệ bắt đầu bằng sự tôn trọng lẫn nhau với tư cách là đạo diễn và nghệ sỹ chính. Sau đó, phát triển thành mối quan hệ đồng nghiệp: hai người thay phiên là nhà sản xuất cho các cuộc mạo hiểm của nhau. Họ cộng tác với nhau trong Pom Poko, Nausicaa Of The Valley Of The Wind, Castle in the Sky, và Only Yesterday. Nhưng ai cũng biết khi cả hai cùng làm chung một bộ phim, thường có nhiều xung đột xảy ra. Những việc này càng làm tăng thêm sự ngưỡng mộ về nhau, nhưng cả hai đã ngừng tham gia trực tiếp vào các dự án của nhau. Sự khiêm tốn của Takahata thể hiện trong việc ít nói về những đóng góp của mình cho ngành công nghiệp hoạt hình và khen ngợi không ngớt tài năng của Miyazaki. Nhưng khi xem bộ phim tài liệu về họ, Miyazaki đã nhắc đến Takahata đều đặn mỗi ngày trong quá trình làm phim. Đây là một ví dụ cho thấy sự trân trọng mà họ dành cho nhau và sức ảnh hưởng đến nhau là không thể chối cãi.

Miyazaki Hayao gọi Takahata là slugabed sloth (con lười lười biếng). Một vài chỗ trong quyển Starting Point nhận xét rằng “Với Paku- san, bạn có thể biết chắc rằng có vài lúc trong quá trình làm phim, ông ta sẽ bắt đầu hét lên: Tôi không thể làm tiếp bộ phim này nữa!” (Miyazaki giải thích biệt danh Paku- san lâu năm của Takahata Isao: “Chuyện là mỗi ngày ông ấy sẽ chỉ đến đúng giờ, uống nước và ngấu nghiến bánh mì. Âm thanh mà ông ta phát ra như thế này này: paku, paku “).

“Miya-san luôn cố gắng gánh lấy trách nhiệm với nhiều thứ, nhưng ở một khía cạnh nào đó, tôi – con lười khổng lồ – đã bắt đầu lén lút trốn tránh trách nhiệm. Và vì Miya-san có trách nhiệm với Studio Ghibli, bất cứ khi nào hay làm bất cứ công việc gì tôi đều hay gây rắc rối cho anh ấy bởi, bên cạnh những phiền phức khác, tôi thường là nguyên nhân cho sự chậm trễ trong lịch trình sản xuất.” – Isao Takahata

“Gặp Miyazaki Hayao là may mắn lớn nhất trong sự nghiệp của tôi. Chắc chắn một điều rằng tôi đã ảnh hưởng đến ông ấy, nhưng ông ấy cũng ảnh hưởng đến tôi. Cũng chính vì lý do này, chúng tôi đã sớm nhận ra sự khác biệt trong tính khí của nhau. Ông ấy là một thiên tài. Mặc dù tôi bị cuốn hút theo những bộ phim của ông ấy, kính trọng chúng, yêu chúng và đôi khi cưỡng lại chúng, tôi tạo ra những tác phẩm hoàn toàn khác với ông ấy về bản chất. Tôi có cơ hội làm những bộ phim của riêng mình nhờ nền tảng tài chính của Studio Ghibli. Do các bộ phim của Miyazaki luôn được nhiều người biết đến. Tôi rất biết ơn anh ấy.” – Isao Takahata trả lời câu hỏi phỏng vấn sẽ thế nào nếu ông không gặp Miyazaki.

Đó là cách mà họ nói về nhau. Miyazaki Hayao và Isao Takahata là đối thủ trên nhiều phương diện. Nhưng họ cũng là những người đồng nghiệp xứng đáng của nhau. Họ bổ sung những khiếm khuyết cho nhau, đẩy nhau về phía trước, để làm việc tốt hơn và chăm chỉ hơn. Cũng giống như My Neighbor Totoro và Grave of the Fireflies được phát hành đồng thời vào năm 1988, họ đã cùng nhau thực hiện hai bộ phim cuối cùng của đời mình. Là một nửa linh hồn của Ghibli, sự đóng góp của Takahata vào hoạt hình và nghệ thuật Nhật Bản là không thể bị lãng quên cho dù ông không còn trên cõi đời này nữa.

Xem phần 1 tại đây.

Biên tập: Teo Non

Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

animation ghibli studio giới thiệu họa sĩ Hayao Miyazaki isa takahata

iDesign Must-try

Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
“Thiếu Niên Và Chim Diệc” là kết quả 7 năm lao động miệt mài, tỉ mẩn của 60 họa sĩ hoạt hình, với tốc độ hoàn thành trung bình chỉ…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Sarah là một illustrator/animator đang sống tại Brisbane, Úc. Cô bạn nổi tiếng trên mạng xã hội với nghệ danh là eyepicturedthis khi chia sẻ lại hàng loạt các tác…
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate vừa giới thiệu ứng dụng mới, Procreate Dreams trên iPad, giúp người dùng vẽ chuyển động và làm hoạt hình dễ dàng và tối ưu hơn. Procreate là một ứng…
Hayao Miyazaki không nghỉ hưu nữa và đang lên ý tưởng cho phim mới 
Hayao Miyazaki không nghỉ hưu nữa và đang lên ý tưởng cho phim mới 
Tháng 7 vừa qua, nhiều fan trung thành của hãng phim hoạt hình Nhật Bản Studio Ghibli đã tỏ ra tiếc nuối khi nghe tin “How Do You Live?” (tên…
Quyển sách nấu ăn lấy cảm hứng từ Studio Ghibli 
Quyển sách nấu ăn lấy cảm hứng từ Studio Ghibli 
“Studio Ghibli Cookbook: Unofficial Recipes Inspired by Spirited Away, Ponyo, and More!” bao gồm 20 công thức nấu ăn được lấy cảm hứng từ các bộ phim nổi tiếng của…