Khi chó đá hoá thân thành Táo Quân

Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Nếu như chó bình thường chỉ canh gác được phần dương, mà phần âm của bạn cũng cần được coi giữ? Phải ‘nuôi’ chó đá. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như linh vật cầu phúc, trừ tà, hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như bậc thần linh.

Dự án Chó đá được họa sĩ Thành Phong thiết kế và sản xuất. Mỗi sản phẩm được làm bằng vật liệu poly resin, được đổ khuôn và sơn hoàn toàn thủ công.

Dự án lấy cảm hứng từ tục lệ lâu đời của người Việt thờ Táo Quân (hay còn gọi là Vua Bếp), đây là vị thần có nhiệm vụ ghi chép tất cả những hành vi và lời nói của những người trong gia đình thần trông nom. Hàng năm cứ vào ngày hai mươi ba tháng chạp, Táo Quân cưỡi cá chép về trời tâu với Ngọc Hoàng chuyện đã xảy ra trong năm qua của gia chủ và những việc thiện ác của nhân gian. Lễ cúng Táo báo hiệu một năm cũ sắp qua, một năm mới đang tới. Mẻ Chó Đá đặc biệt dành cho Tết Ất Mùi 2015, được gợi cảm hứng từ những vị thần Táo, chỉ sản xuất một lần duy nhất với số lượng 250 bản.

Thiết kế: Nguyễn Thành Phong

Sản xuất: Trần Thu Hằng

Creative Director: Nguyễn Thành Phong

Tuỳ từng loại thần có độ hiếm khác nhau, trong khi Thổ Địa và Thổ Công chiếm 180 con trong mẻ với số lượng bằng nhau thì Thổ Kỳ hiếm hơn hẳn chỉ có 70 con. Ngoài ra còn có sản phẩm kèm theo là đầu cá chép với số lượng cực hiếm.

Ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ xuất phát từ một tích xưa ở Việt Nam có nguồn gốc từ Lão Giáo:

“Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, chia mỗi người giữ một việc.”

Người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Trong ba vị này, Thổ Công được xem là quan trọng nhất, được người Việt ở Nam Bộ thờ phụng bên trái bàn thờ tổ tiên tại khu vực nhà trên, còn Thổ Địa được thờ dưới bếp, Thổ Kỳ được thờ ở chân bàn thiên. Thổ Công trông nom mọi việc trong nhà cửa cho nên hàng năm người Việt làm lễ đưa ông về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng về tình hình kinh tế của gia chủ để Ngọc Hoàng tìm cách phù hộ trong năm mới làm ăn khấm khá hơn. Ngày đưa Thổ Công về trời là ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm, miền Bắc gọi là Tết Ông Công, miền Nam gọi là Đưa Ông Táo.


Nguồn: https://www.behance.net/

Cùng tác giả

#Tag

chó đá ông địa tết thổ công thổ kỳ thổ địa truyền thông việt nam

iDesign Must-try

Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đã sử dụng kỹ thuật của mình để làm nổi bật lịch sử văn hóa phong phú của Việt Nam. Thông qua việc chụp…
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Những ngày Tết đến xuân về thường là dịp để tôn vinh văn hoá truyền thống cũng như hướng về quê hương. Vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam thể…
Nhìn lại những lần Google Doodle tôn vinh văn hoá Việt Nam
Nhìn lại những lần Google Doodle tôn vinh văn hoá Việt Nam
Có thể nói, phở là một niềm tự hào của người dân Việt Nam. Nhưng đây không phải lần đầu tiên tinh hoa nước nhà xuất hiện trên Google Doodle.…
Kim Chi, kiến trúc sư mở thương hiệu thời trang: Không cần phải đi đường thẳng để đến đích
Kim Chi, kiến trúc sư mở thương hiệu thời trang: Không cần phải đi đường thẳng để đến đích
Những năm gần đây đánh dấu sự lên ngôi của các thương hiệu thời trang nội địa, và một thế hệ những nhà thiết kế hay nhà kinh doanh năng…
Căn hộ City Oasis/ KA Studio - Trải nghiệm công trình kết nối thiên nhiên và con người giữa Sài Gòn
Căn hộ City Oasis/ KA Studio - Trải nghiệm công trình kết nối thiên nhiên và con người giữa Sài Gòn
CITY OASIS là căn hộ dịch vụ được thiết kế và xây dựng lại từ một tòa nhà cũ với 27 phòng có diện tích khác nhau (từ 24 -…
Đồ chơi thủ công rực rỡ mang giá trị lịch sử Nga của KOTOK Playthings
Đồ chơi thủ công rực rỡ mang giá trị lịch sử Nga của KOTOK Playthings
KOTOK Playthings là hãng thiết kế đồ chơi gỗ có trụ sở ở St-Petersburg. Sản phẩm của họ được thực hiện bởi bàn tay những người thợ đẽo gỗ và…