“Her” - hợp thức kỳ ảo giữa tình yêu và công nghệ

Her là bộ phim được xem là lãng mạn và quyến rũ nhất của nhà làm phim Spike Jonze, mặc cho chuyện tình yêu khá “kỳ quặc” của phim. Nam diễn viên Joaquin Phoenix đã bỏ lại sự điên rồ của mình để nhập vai vào Theodore – một chàng trai ngọt ngào, nhạy cảm và cô đơn.

Anh lung lay trái tim trước Samantha – hệ điều hành máy tính của mình. Samantha là một người bạn gái hoàn hảo bởi sự thấu hiểu tuyệt đối, luôn nói những gì anh cần nghe, với sự góp giọng của Scarlett Johansson.

Nhưng với một mối quan hệ tưởng chừng lãng mạn như “Anh đang hôn vào khóe môi em” lại mang một ý nghĩa khác, khi chúng được thực hiện với trí thông minh nhân tạo mà không có sự tiếp xúc bất kỳ nào đến từ cơ thể. Bên dưới vỏ bọc quyến rũ của bộ phim, Jonze đã khôn khéo lồng vào một ý tưởng sâu sắc, về cách chúng ta bị quyến rũ bởi các thiết bị công nghệ cao, cũng như cách chúng ta lý tưởng hóa tình yêu của mình bất chấp những khác biệt.

Joaquin Phoenix đã hóa thân thành công một Theodore cô đơn, nhạy cảm
nhưng luôn khát khao được thấu hiểu.

Bộ phim là một đề tài sáng tạo khó tìm thấy, được đánh giá là một phim rom-com (dòng phim tình cảm hài) thông minh bởi những thước phim bày tỏ cung bậc xúc cảm cũng như sự thất vọng không thể tránh khi rơi vào lưới tình rất tài tình. Bối cảnh phim đặt trong một tương lai gần có màu sắc đậm và khai thác xu hướng retro như điện thoại nắp bật hay hộp thuốc lá – thế giới của nó có vẻ khác lạ nhưng quen thuộc, mang lại sự lãng mạn chân thực và đáng tin cậy. Samantha thậm chí còn được lập trình để có thể hài hước, giúp Theodore vượt qua nỗi buồn khi sắp phải ly dị và trở nên vui vẻ, yêu đời hơn.

Nhưng Her sâu sắc hơn nhờ Jonze, biên kịch kiêm đạo diễn, đã nắm bắt được sự nghịch lý từ mối liên kết giữa chúng ta và các thiết bị, từ đó vẽ ra bối cảnh khi các vật vô tri này có thể tương tác lại: chúng ta cô đơn khi nhìn vào màn hình nhưng vẫn kết nối với một cộng đồng ảo, chúng ta nói thật nhiều về bản thân trên Facebook nhưng vẫn muốn ẩn nấp, hoặc một mối quan hệ với quá nhiều khác biệt tuy êm dịu nhưng cũng đầy sai trái.

Samantha có thể là một lý tưởng lãng mạn của Theodore, nhưng cô lại bắt nguồn từ công nghệ chứ không liên kết trực giác với tâm hồn của anh. Câu chuyện thậm chí không phải là khoa học viễn tưởng. Những phản hồi của Samantha đều được dựa trên các thuật toán, và bộ phim cũng dựa trên những gì thuật toán ngoại suy của hệ điều hành có thể thực hiện trong thực tế. Samantha là một hệ thống có thể học hỏi thông qua tích cóp dữ liệu sự kiện, và cũng không đáng ngạc nhiên khi cô “biết” rõ Theodore thông qua sự cải thiện của các thuật toán. Samantha cũng “nhìn thấy” Theodore với camera-eye và đọc được những biểu cảm của anh, đó là sự thành công của phần mềm nhận diện khuôn mặt. Với Theodore, Samantha sở hữu tất cả những gì con người mong muốn thông qua thiết bị thông minh của mình: một ảo tưởng mang tính thuyết phục nhờ kết nối chân thực như cách con người kết nối với nhau. Sự kết nối đó đến từ nỗi trống rỗng của một người cô đơn giữa đám đông và của một hệ điều hành “có vẻ như” đã tự nhận thức được sự tồn tại phi lý của mình.

Her đã giành được nhiều giải thưởng lớn trên “đấu trường” phim ảnh

Có thể chúng ta không muốn thừa nhận điều đó, nhưng ảo tưởng của Theodore vốn không khác gì so với những gì con người trải nghiệm theo cách ít kịch tính hơn. Một cuộc trò chuyện bằng cách sử dụng Skype hoặc FaceTime là một giao tiếp thực sự nhưng không phải là một sự tiếp xúc bằng mắt thật. Đăng một nhận xét trên Facebook cho bạn bè mà bạn chưa bao giờ thực sự gặp là một bước khác xa khỏi thực tế. Vào thời điểm bạn theo dõi một người nổi tiếng trên Twitter và tham gia vào các cuộc trò chuyện hàng loạt, bạn đã rơi vào một lưới kết nối ảo. Tương tự như vậy, con đường dẫn Theodore đến chuyện tình yêu chính là thông qua giọng nói thản nhiên được thiết lập từ máy móc kia. Âm thanh ấy mang một sắc thái màu xám u ám – màu sắc của màn hình rỗng mà người xem có thể thấy khi Theodore và Samantha đối thoại với nhau, hát với nhau và cả làm tình ảo. Nhưng “ảo giác” đó mang lại cảm giác “thật” – những xôn xao và cả hoài nghi sống động dấy lên trong lòng Theodore. “Ảo” hay “thật” có gì quan trọng trong sự cô đơn của chúng ta, ta bấu víu lấy bất cứ điều gì khiến ta thấy mình đang sống, như cách Theodore yêu Samantha và ngược lại là cách Samantha tự vấn về sự tồn tại của mình.

Jonze đã nhấn mạnh rằng bộ phim không hoàn toàn nói về công nghệ, ông thậm chí còn gọi nó là “câu chuyện tình yêu Spike Jonze”. Nhưng mối quan hệ mang tính công nghệ của Theodore và Samantha mang lại tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cách một chuyện tình bình thường có thể làm được. Ẩn trong đó những lo lắng về sự phụ thuộc vào thiết bị của chúng ta: Ai lại không thấy mình trong đó? Ai không cảm thấy lệ thuộc vào công nghệ? Bộ phim thậm chí còn khiêu khích khán giả, khiêu khích cả các nhân vật, để cuối cùng tự hỏi:

Điều gì là có thật?

Kết quả hình ảnh cho her 2013

Bộ phim Her còn phản ánh quan điểm của chính chúng ta, Theodore đã có lúc hoài nghi về Samantha. Nhưng cô quyến rũ và an ủi anh, điều đó dễ dàng chiếm lấy tình cảm của bất cứ ai, Theodore dần nảy sinh những mối quan tâm dành cho Samantha. Xét cho cùng, nếu lo lắng quá nhiều về việc bị theo dõi cookie và quyền riêng tư, ta sẽ không bao giờ mua sắm trực tuyến, cũng như nếu Theodore quá quan tâm đến việc Samantha hoạt động như thế nào, anh sẽ chẳng bao giờ yêu cô. Chúng ta cười cợt những người như nhân vật Anthony Weiner, vì những bức ảnh tự sướng nhục nhã. Việc bị theo dõi trên mạng là một vấn đề cần quan tâm, nhưng hầu hết những người bình thường – như Theodore hoặc bạn hoặc tôi – không ai nghĩ rằng chúng ta là những người bị theo dõi. Và chúng ta thực sự được phản hồi trên Twitter và từ những người bạn Facebook vô danh, vì vậy ta chẳng bao giờ nghĩ rằng mình rất cô độc.

Trớ trêu thay, Theodore không còn tiếp tục cuộc sống vô hồn đó sau khi Samantha giúp anh cởi mở hơn với thế giới. Mối quan hệ tiến xa hơn khi họ bắt đầu chia sẻ những hy vọng và nỗi sợ sâu sắc nhất của mình. Samantha nói cô tưởng tượng về việc có một cơ thể vì Theodore từng nói rằng cô không thể hiểu được những gì cô chưa trải qua và vô tình làm tổn thương cảm xúc của cô. Chờ đã, cô có cảm xúc? 

“Những cảm xúc này có thật không? Hay chỉ là họ lập trình? Và điều này thật khiến người ta khó chấp nhận. Sau đó, em nổi giận với bản thân mình vì đã cảm thấy đau đớn.” – Samantha

Thế nhưng lời nói này liệu có phải chỉ là một lập trình để đồng cảm với Theodore khi anh nói mình đã cảm nhận được mọi cảm xúc mà anh chưa từng có, hay đó thật sự là Samantha – một thực thể đang sống? Ngược lại, liệu bạn có nghĩ rằng biết đâu mình cũng chỉ là một công thức được lập trình từ các tế bào? Cũng như Samantha, chúng ta thật sự “người”, hay chỉ là lập trình?

Và đó là khi Theodore và Samantha lần đầu tiên làm tình ảo với nhau. Bởi sự lãng mạn của tâm trí chỉ có thể đi xa đến vậy. Khung cảnh chuyển sang màu trắng, như thể chúng ta đang ở trong bóng tối. Cả Theodore và Samantha đều vô hình. Giọng của cô trở nên cực khoái. Việc không nhìn thấy sự tồn tại của cơ thể có thể là nhát dao giết người trong phân cảnh làm tình, nhưng khi tập trung vào giọng nói của cô trong bóng tối, đạo diễn Jonze giữ được ảo giác về một sự thân mật có thật cho nhân vật và người xem.

Đó không phải là sự quyến rũ tuyệt vời duy nhất mà đạo diễn sử dụng với khán giả. Ông lôi kéo chúng ta chấp nhận Samantha cùng với Theodore. Trước khi Theodore gặp gỡ – hay đúng hơn là mua – cô ấy, anh lên mạng, tìm thấy một người phụ nữ tự gọi mình là “Sexy Kitten” và đồng ý chuyện phone sex. Sau khi được gợi mở về việc Theodore đã từng phone sex với một giọng nói, thì dường như chuyện làm tình với Samantha cũng chẳng mang nhiều khác biệt lắm.

Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn khi Samantha nói với Theodore rằng: “Anh đánh thức em dậy à?”. Đó là một câu hỏi ẩn dụ của Samantha, như thể cô có linh hồn và tâm trí. Liệu có phải cô là hệ điều hành trong một bộ phim lãng mạn và kỳ ảo, rồi được đánh thức thần kỳ và mang đến một dạng thể sống nào đó, như nàng công chúa ngủ trong rừng chẳng hạn?

Her là một bộ phim công khai bày tỏ nhiều câu hỏi sâu sắc: “thực tế” của Samantha có phải là vấn đề không? Như cô bạn của Theodore là Amy (Amy Adams thủ vai) đã gợi ý, ai cần quan tâm cô ấy thật hay không nếu cô ấy mang đến niềm vui. Đôi khi tình yêu và công nghệ tạo nên một sự kết hợp mù quáng và đáng sợ, nhưng vẫn đẹp mơ màng.

Có thể chúng ta sẽ khó mà trải nghiệm tình yêu của Jonze theo cách “creepy” như vậy, nhưng chúng ta vẫn nên vui và tận hưởng những điều tuyệt vời mà công nghệ đã mang lại cho con người thì hơn.

Tác giả: Caryn James
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Thedailybeast

Đọc toàn bộ series “Tua Phim” tại đây.

Cùng tác giả

#Tag

cảm nhận phim công nghệ her 2013 joaquin phoenix phân tích phim phim ảnh spike jonze tua phim

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…