Giải mã biểu tượng ẩn dụ về cuộc sống trong “Dallas Buyers Club”

Bài viết bởi Remy Wilkins, giáo viên dạy bộ môn bí truyền tại Geneva Academy.

Mỗi bộ phim đều truyền tải câu chuyện bằng những biểu tượng riêng. Mỗi bộ phim bình thường đều chứa đựng những giá trị văn hóa và chi tiết ngụ ý, nhưng một nhà làm phim giỏi sẽ xây dựng giá trị của biểu tượng đó dựa trên sự lặp đi lặp lại các chi tiết trong câu chuyện. Những biểu tượng này thể hiện thông điệp tiềm ẩn của bộ phim, giúp tạo ra mạch cảm xúc cho khán giả và nhấn mạnh phần cốt lõi của câu chuyện.

Nói đơn giản thì: Biểu tượng là một cụm từ, sự kiện hay chi tiết chứa đựng ý nghĩa thông qua quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần.

id dallasbuyersclub main

Một ví dụ điển hình là những cái tên được nhắc đến trong bộ phim Inception: Có nhiều giá trị biểu tượng ẩn chứa trong những tên gọi như Ariadne (tình nhân mê cung), Cobb (con nhện, nên được gọi là cobweb), Saito (từ tiếng Nhật, có nghĩa là trang web) và Yusef (Joseph – người giải điềm báo giấc mơ trong Kinh Thánh). Mỗi khi một chi tiết, sự kiện hoặc biểu tượng xuất hiện lại thì đó chính là điểm thu hút người xem.

Trong bộ phim đề cử giải Oscar Dallas Buyers Club bởi Craig Borten và Melisa Wallack, chi tiết tay đua ngựa xuất hiện 3 lần và nhân vật chính diện của bộ phim, Ron Woodroof, cũng được hóa trang và hành động theo phong cách của một tay đua ngựa. Ý nghĩa biểu tượng được thể hiện thông qua sự xuất hiện lặp đi lặp lại của trường đua ngựa.

“Tôi là một tay cưỡi ngựa!” – Ron Woodroof.

Bộ phim bắt đầu với khung cảnh một tay cao bồi cưỡi trên lưng con bò tót, xung quanh là tiếng hò hét của đám đông với những từ ngữ tục tĩu. Thông qua hình ảnh người cưỡi bò đang vật lộn trong cái chuồng, chúng ta thấy được một Ron Woodroof nhọc nhằn trong tình thế đau khổ khốn cùng.

Tiếng chuông vang lên phá vỡ không trung. Một nhân vật nữ khác nốc một cốc nước ngọt và thế chỗ cho Woodroof, con vật bắt đầu ngọ nguậy và hất tung người cưỡi. Tiếng chuông ngày trở nên to hơn. Ta lại thấy hình ảnh chú hề lôi tay cao bồi đi. Woodroof bước đi lảo đảo và thở hổn hển, gã đang cố gắng giữ thăng bằng. Một điềm báo đang xảy ra.

Khởi đầu của bộ phim là một sự tính toán với những hành động liều lĩnh, tiếng la hét, mệt mỏi, rượu chè và sự vô dụng. Tất cả được bộc lộ trước khi gã được chẩn đoán dương tính với HIV.

Phân cảnh thứ hai trong trường đua là hình ảnh Woodroof uống AZT (một loại thuốc có hại) pha với rượu tequila. Gã ngồi giữa không gian đấu trường trống không với vẻ mặt xanh xao không màng thế sự.

Có hình ảnh một chú hề với vẻ buồn rầu đứng trên một cái thùng. Woodroof xuất hiện thấp thoáng, uống cạn chai rượu và quăng nó vào không trung. 

Phân cảnh cưỡi bò cuối cùng đã tổng kết cả bộ phim. Đó là một phân cảnh tưởng tượng hoặc hồi tưởng của Woodroof, nơi gã còn khỏe mạnh. Woodroof lấy ra bình rượu từ túi của mình, uống một hơi rồi cưỡi lên con bò. Cánh cửa được mở ra, cuộc sống tươi đẹp xưa cũ hiện ra trước mắt. Đám đông reo hò, cánh tay của Woodroof chọc thẳng lên bầu trời, tiếng chuông vang lên, khung hình bỗng chững lại rồi chìm vào màn đen.

Ba phân cảnh này thể hiện tính cách nhân vật Woodroof. Trong cảnh đầu tiên, gã hành động rất hoang dã; từ cử chỉ thô lỗ với phụ nữ, tính trộm cắp, những câu chửi thề, tình trạng say mèm được thể hiện đầy đủ. Trong khung cảnh thứ hai ở trường đua, gã đứng trên bục. Vẫn còn nét gì đó hoang dại nhưng tương lai mù mịt trong trường đua ngựa báo hiệu nhiều biến cố. Nhịp phim chuyển từ một cuộc đời tha thiết sống sang lối sống tuyệt vọng. Gã biết mình chưa kết thúc nhưng dần nhận ra rằng bản thân đang cố gắng lẩn tránh bệnh tật, giống như chiếc khăn dần co lại khi con bò hút vào. Càng dán thân vào sâu thì sự ăn năn dần bị khỏa lấp bởi bệnh tật và bản thân gã cũng đang cố gắng chữa bệnh bằng thuốc men và sự giúp đỡ của người khác. Hình ảnh cuối cùng của bộ phim ẩn dụ cho nỗ lực chống chọi của gã với bệnh tật. Con bò sẽ húc gã, gã cũng chết vì bệnh tật nhưng bản thân sẽ không còn ở thế bị động trong cuộc sống. Gã vẫn sống sót trước con vật dữ dằn với tất cả cảm hứng và đam mê, từ đó dẫn đến thông điệp rằng: Hãy đứng lên và chiến đấu thật dũng cảm với cuộc đời này.

Mạch chuyện được lặp lại theo chu kì trở về lúc ban đầu như thể ôn lại tất cả những gì đã xảy ra.

Một bộ phim tốt sẽ mang một ý nghĩa ngay từ đầu câu chuyện. Điều này giải thích vì sao một bộ phim hay sẽ lặp đi lặp lại một vài chi tiết. Mỗi lần lặp lại, phần kết của bộ phim sẽ trùng khớp với phần đầu. Đôi khi chúng ta phải xem qua hết câu chuyện mới có thể hiểu được tất cả giá trị ẩn chứa trong đó. 

Tác giả: Remy Wilkins
Người dịch: Đáo
Nguồn: Film Fisher

Đọc toàn bộ series “Tua Phim” tại đây.

Cùng tác giả

#Tag

cảm nhận phim cảm phim oscar review phim Ron Woodroof The Dallas Buyer’s Club tua phim

iDesign Must-try

Ai là người thiết kế poster cho bộ phim đại thắng tại Oscar 2023?
Ai là người thiết kế poster cho bộ phim đại thắng tại Oscar 2023?
Tại mùa Oscar vừa qua, bộ phim “Everything Everywhere All At Once” (Cuộc chiến đa vũ trụ) do Dan Kwan và Daniel Scheinert viết kịch bản và đạo diễn, đã…
Những đặc sắc nghệ thuật trong ‘Tro Tàn Rực Rỡ’ - phim Việt tranh giải Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo
Những đặc sắc nghệ thuật trong ‘Tro Tàn Rực Rỡ’ - phim Việt tranh giải Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo
Vừa qua, tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo (TIFF) lần thứ 35, lần đầu tiên, “Tro Tàn Rực Rỡ” – một bộ phim điện ảnh của Việt Nam được…
Thế giới đơn côi và lặng lẽ của ‘Her’ qua góc nhìn kiến trúc
Thế giới đơn côi và lặng lẽ của ‘Her’ qua góc nhìn kiến trúc
Ra mắt vào năm 2013, Her của đạo diễn Spike Jonze đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả bằng câu chuyện tình yêu lạ lùng giữa một người…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới khiến ngành điện ảnh đứng trước sự chững lại trong gần hai năm nay. Trong khi chờ đợi được trở…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám thêm 4 tựa phim…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Tiếp nối loạt bài Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội, tuần này iDesign sẽ mang đến bốn tựa phim “đáng dán mắt”…