Dr. Seuss & những tác phẩm bí mật

Từ 02.12.2017- 13.01.2018 tại Liss Gallery (Canada) đã có buổi triển lãm kỉ niệm 60 năm cầm cọ của một trong những người vẽ minh họa cho sách thiếu nhi nổi tiếng nhất thế giới từ những năm 90 đến tận hôm nay: Dr.Seuss.

Triển lãm bao gồm tranh cho các quyển sách minh họa Dr. Seuss vẽ, tượng các nhân vật được khắc ngộ nghĩnh cũng như một số bức tranh lẻ riêng được phục dựng lại. Đa số là các sản phẩm ông thực hiện vào ban đêm như một thú vui riêng tư và một số là công đoạn phác thảo và chọn màu cho các trang picture book của ông.

Những tác phẩm này từng được Dr. Seuss giữ lại để bảo vệ khỏi các chỉ trích từ giới phê bình nhưng một phần, ông cũng luôn mong mỏi được chia sẻ với những người yêu thích tác phẩm của mình. Sau khi ông mất thì người vợ thứ hai đã lập một quỹ mang tên The Art of Dr. Seuss Collection, đem các tác phẩm của ông đi chu du khắp thế giới.

Không những chỉ xem tranh, bạn còn có thể rinh chúng và sách của ông về nhà với các mức giá đề nghị được đưa ra trong suốt thời gian triển lãm.

Liss Gallery

(*)Tất cả lời giới thiệu được in nghiêng trong bài
được tổng hợp từ các bảng chú thích do Liss Gallery ghi

Để giới thiệu về buổi triển lãm này, phòng tranh Liss đã nhắn nhủ:

 

Hơn 60 năm qua, những bức tranh minh họa của Theodor ‘Seuss’ Geisel  (1904-1991) – nổi tiếng với bút danh Dr. Seuss – đã đem tới những nhận thức thị giác cho thế giới tưởng tượng tuyệt vời của ông. Mặc dù vậy, tài năng nghệ thuật của Dr. Seuss vượt xa hơn cả những gì đọng lại trong trang giấy. Ted Geisel (tên thân mật với bạn bè và người thân) cùng “những tác phẩm bí mật” (Secret Art), bao gồm tượng điêu khắc và tranh vẽ được tạo ra giữa đêm như một thú vui riêng tư, hầu như hiếm khi được triển lãm trong suốt thời gian ông còn sống. Seuss đã luôn mong được chia sẻ những tác phẩm này với người hâm mộ. Audrey Stone Dimond – người vợ được ông tin tưởng đã giúp họa sĩ thực hiện điều ấy để ông được biết đến nhiều hơn với tư cách không chỉ là một tác giả sách tranh mà còn là một nghệ sĩ thực thụ.

Năm 1997, giấc mơ của ông đã được vun đắp hơn nữa với dự án The Art of Dr. Seuss. Lần đầu tiên, những nhà sưu tầm có thể xem và tiếp nhận những tác phẩm được mô phỏng lại từ các bức vẽ tới tranh nguyên bản và các sản phẩm điêu khắc của Seuss. Năm 2010, bà Seuss (Audrey Geisel) đã phát biểu: “Đây là niềm vinh dự của tôi khi có thể chia sẻ về Ted, nghệ thuật, trí tưởng tượng và sáng tạo của ông ấy. Tôi biết ơn khi có thể thực hiện điều Ted mong mỏi và gửi gắm những tác phẩm này đến thế giới.”

Dự án The Art of Dr. Seuss một lần nữa đã khiến người xem thêm yêu quý tài năng của tác giả, cũng như các phòng tranh, bảo tàng và các nhà sưu tầm đã giúp Audrey Geisel thực hiện lời hứa của bà với  chồng mình thành hiện thực.

Các tác phẩm được trưng bày trong bộ sưu tập này đã đi tour đến những phòng tranh và bảo tàng trên khắp thế giới, giúp tạo dựng nên hình ảnh Seuss như một nghệ sĩ quan trọng của thế kỉ 20. Hiện nay, chúng được tìm thấy ở các phòng tranh kế bên những nghệ sĩ như Warhol, Picasso, Rembrandth và Miro.

Đây là niềm vinh dự của chúng tôi khi được chia sẻ cùng các bạn, di sản nghệ thuật của Theodor Seuss Geisel.

 

Bennet Cerf, đồng sáng lập và người xuất bản của Random House, nói rằng giữa rất nhiều tác giả sách được xuất bản, bao gồm cả Eugene O’Neill, William Faulkner, James Michener thì Dr. Seuss thật sự là một thiên tài giữa những con người kiệt xuất ấy. Một trong những câu trích dẫn nổi tiếng của Ted: “Nếu tôi đã sẵn là một thiên tài, tôi đã không cần phải cố gắng cực nhọc đến thế này.” – trang 140 trong quyển Secrets of the Deep.

 

Ted Geisel nhận được hàng trăm nghìn lá thư từ người hâm mộ. Năm 1957, đỉnh điểm với 29 triệu đứa trẻ ở khắp các trường mầm non và tiểu học gửi thư cho ông. Nhà xuất bản Ramdom House đã thông báo rằng ông đã nhận tới 9,267 pounds (tương đương 4,203 kg) thư. Ở buổi phỏng vấn cho tạo chí Life năm 1959, ông đề cập tới một lá thư ông vô cùng trân trọng hơn cả là một từ duy nhất được viết nguệch ngoạc, “Whew!” – Trang 249, Secrets of the Deep

 

“Goo Goo Eyed Tasmanian Woighast”

Đến cuối cùng, tôi cho rằng điều tạo ra động lực cho Ted đó chính là việc trở nên hữu dụng trong cuộc đời này. Ông ấy gửi đi những chiến binh lập dị mà chính mình tạo ra để tiến hành cuộc chiến cho những kẻ thua thiệt – những người ông luôn cảm thấy đồng cảm – trận chiến chống lại sự thất học, sự mục nát ở môi trường sống, chống lại cả sự tham lam và khuôn mẫu cũng như cuộc chạy đua vũ trang ầm ĩ. Ông gửi gắm cho thế hệ trẻ sau rằng chẳng sao cả nếu chúng ta cảm thấy khác biệt, sẽ là một điều tốt nếu chúng ta cố gắng hơn nữa vì những điều tốt lành, nhưng phải luôn có sự vui vẻ trong tất cả những điều ấy. – Neil Morgan trong quyển Dr. Seuss Forever, Reminiscences & Tributes, trang 22

“Talk Talk Talk”
phỏng theo hoạt họa được xuất bản vào ngày 8 tháng 5 năm 1941 trên PM Magzine

Ted Geisel tham dự chỉ duy nhất một buổi học vẽ ở trường trung học và nói về chuyện đó với những người viết tiểu sử về ông. “Mẫu ngày hôm đó của tôi là một hộp sữa chứa vài hoa cúc nở muộn không đều nhau. Tôi có quãng thời gian tồi tệ trong việc cố gắng nắm lấy vẻ đẹp của kiểu sắp xếp đó và thu lại tất cả bằng một tờ giấy và khúc chì than to tướng. Để làm tăng thêm sự thảm hại, giáo viên liên tục càm ràm và bực dọc khi tôi liên tục xoay bảng và vẽ ngược. ‘Không, Theodore’. Cô nói. ’Không vẽ ngược như thế! Luôn có những quy tắc mà mỗi người họa sĩ phải tuân theo. Con không thể nào thành công nếu phá vỡ nó.’” Vào cuối buổi hôm đó, Ted đã biến trí tưởng tượng vô hạn của mình ra khỏi ngoài lớp học. – Dr.Seuss & Mr.Geisel, trang 21

“Kangaroo Bird” (1904-1991) & “Sea Going Dilemma Fish”(1904-1991)

“Tôi thích những thứ nhảm nhí. Nó làm sống dậy các tế bào não. Thế giới tưởng tượng là một yếu tố cần thiết cho sự tồn tại. Nó là cách mà bạn nhìn cuộc đời này qua phần nhìn sai của kính viễn vọng. Thứ mà tôi đang làm bây giờ đây. Và nó giúp bạn cười cợt mọi thực tế của cuộc đời này. – Theodor Seuss Geisel trong Secrets of the Deep, trang 12

“Gimlet Fish”
“Flaming Herring”
phía trên: “Powerless Puffler” (1904-1991) phía dưới: “Fox Socks Box Knox”, phỏng theo minh họa cho quyển Fox in Socks năm 1965
“Turtle-necked Sea-Turtle” (1940-1991)

Dr. Seuss luôn tạo các bản nháp thô, sau đó vẽ sơ rồi đi line lần nữa, cuối cùng hoàn thành bản chi tiết– đều đặn như thế cho mỗi trang ở từng dự án ông minh họa. Mặc dù ở đầu và giữa thế kỉ XX còn giới hạn tài chính và kĩ thuật in màu,Dr. Seuss vẫn tỉ mẩn trong khâu lựa chọn. Ông làm một số bảng màu đặc biệt và trau chuốt từng lời thoại, cố gắng để đạt được mục tiêu của ông định ra cho mỗi quyển sách. Ví dụ như những màu đỏ và xanh bão hòa, được cẩn thận lựa chọn cho quyển The Cat in the Hat để thu hút và duy trì sự chú ý thị giác cho những đứa trẻ sáu tuổi.

“Singing Cats” (1904-1991) bản phục dựng dựa trên ý tưởng ban đầu cho quyển The Cat in the Hat năm 1967

 

 

Khi sự nghiệp của ông phất lên, kĩ thuật của một người vẽ tài hoa được minh chứng qua các bức vẽ.  Khả năng chuyển hóa một cốt truyện thành hình bằng minh họa bao gồm sự cao trào, chuyển động và màu sắc trở thành dấu ấn của sự nghiệp ông. Cùng với đó, những bức tranh siêu thực vẫn được gìn giữ hơn sáu thập kỉ trở thành một chất xúc tác cho trải nghiệm tư duy đầy hài hước và giàu cảm hứng.

Cùng ngắm thêm các tác phẩm của ông trong buổi triển lãm:

“Hop Pop Top Diptych” (1904-1991) Phục dựng sau khi mất cho minh họa quyển Hop on Pop xuất bản năm 1963

 

“Triple Sling Jigger” (1904-1991).Phỏng theo minh họa cho quyển The Butter Battle Book năm 1984
“Sunbathing Bird” (1907-1991) phục dựng từ bản màu nước
“Flower Fish” (1907-1991). Phục dựng sau khi Dr. Seuss mất từ bản màu gouache và chì cho quyển McElligot’s Pool năm 1947
phía trên: “A Prayer for a Child”. Phục dựng từ bản sơn dầu cho Collier’s Magazine (số tháng 12.1955)
phía dưới: “Joyous Leaping of Uncanned Salmon”(1907-1991).
Phục dựng sau khi Dr. Seuss mất từ bản acrylic trên canvas
“There’s So So Much to Read”(1907-1991)
“Racing North to Get Cool” (ảnh chụp chi tiết// 1907-1991) Phục dựng từ bản chì và màu goauche cho quyển McElligot’s Pool
“Green Cat in Uleaborg Finland Subway” (1907-1991). Phục dựng sau khi mất từ minh họa acrylic khoảng năm 1964
“Archbishop Katz” (1904-1991)

 

ảnh chụp chi tiết nhìn nghiêng của “Green Cat with Lights” /Stroogo Von M./ (1904-1991)
“That Winter Spring Came Late”. Phục dựng từ bản tranh sơn dầu gốc vào khoảng năm 1969
“Abduction of the Sabine Woman”

Ảnh và biên dịch: Lệ Lin

 

Cùng tác giả

#Tag

dr seuss illustration picture books sự kiện Triển lãm

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…