Cùng tìm hiểu về hình ảnh “Cô Mía” vừa quen vừa lạ của đường phố Sài Gòn

“À hình vẽ này á hả?”, chị Liên la lớn qua tiếng máy xay sinh tố rừ rừ. “Tui hổng biết cổ là ai hết. Ủa chứ không phải đó chỉ là quảng cáo thôi hả?”

Có lẽ bạn đã thấy hình ảnh cô Mía quanh thành phố, trên những xe bán nước mía như của chị Liên, nơi phục vụ  loại nước mát lạnh nổi tiếng khắp Sài Gòn. Hình ảnh cô Mía gần như đã trở thành một biểu tượng văn hoá. Nhìn sơ qua vẻ ngoài, cô gái này mang đậm ảnh hưởng từ thập niên 70 với kiểu tóc bồng bềnh, lọn tóc uốn lượn, bóng mượt rực rỡ. Cô mặc một chiếc áo blouse nổi bật phần viền cổ và tay áo diềm đăng ten.

Rất ít người có thể hiểu được tính cách của cô Mía. Cô ấy mỉm cười đầy bí ẩn, thách thức mọi người tìm hiểu điều bí mật về ly nước mía mà cô cầm trên tay. 

Hình ảnh xe bán nước mía. Minh hoạ bởi Rồng Phạm.

Không lạ khi nhiều người nói rằng cô Mía như “nàng Mona Lisa của Việt Nam”: nguồn thông tin hạn hẹp về cô thu hút sự hiếu kỳ của mọi người. Ngoài ly nước mía trên tay, hình ảnh minh hoạ thường đi kèm với hai cây mía ngon lành và một vài thứ trái cây nhiệt đới – như thanh long, thơm hoặc dưa hấu; bất cứ thứ gì trông có vẻ mát lạnh và sảng khoái.

Như chị Liên, đa phần những chủ xe nước mía đều tin rằng cô Mía là sản phẩm của chiến dịch quảng bá thương hiệu, trong khi đối với những khách hàng thì nụ cười của cô là một ký ức tuổi thơ quá đỗi quen thuộc. Cô Mía đã trở thành một trong những hình ảnh không thể thiếu trên đường phố Sài Gòn.

Xe hàng rong những năm 1960 tại bến Bạch Đằng. Hình ảnh của người sử dụng Flickr manhhai.

Khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam là thị trường tuyệt vời cho nước mía, và cây mía là một trong những cây trồng chủ lực từ thời xa xưa. Theo thống kê, cây mía từng là sản phẩm cống nạp hằng năm cho Trung Quốc dưới thời Hán.

Là giống cây bản xứ, mía là thành phần lâu đời trong căn bếp Việt qua nhiều thế kỷ, nhưng nước mía ép là một sản phẩm của hiện đại. Sự xuất hiện của cô Mía còn gần hơn, theo tư liệu ảnh chụp của Sài Gòn xưa cho thấy.

Xe bán nước mía những năm 1970 ở Sài Gòn.

Trong thập niên 1960, đa số người bán đều không quan tâm nhiều đến việc đưa hình ảnh vào để thu hút khách hàng. Họ dạo quanh các khu phố với xe mía bằng gỗ, một hình ảnh cổ điển hơn nhiều so với xe mía bằng kim loại hiện nay. Nhưng sự thật là, cô Mía chưa hề tồn tại vào lúc này. Hình ảnh Sài Gòn vào thập niên 70 và 80 không có cô Mía. Nhưng vào khoảng những năm 90, hình vẽ cô Mía đã được ưa chuộng khắp mọi nơi trên các xe bán vỉa hè trong thành phố.

Mặc dù phần lớn người dân Sài Gòn có thể miêu tả hình ảnh của cô Mía từ trí nhớ, rất ít người quan tâm đến việc tìm hiểu nguồn gốc danh tính cô. Nghệ sĩ graffiti Liar Ben trở nên hứng thú với người phụ nữ này vào đầu những năm 2010 và lập ra một fanpage Facebook Cô Mía vào năm 2013. Nghệ sĩ đường phố 28 tuổi này đã gần như khai sinh ra biệt danh “cô Mía” và dành nhiều năm nghiên cứu nàng thơ của xe mía Việt Nam. Tuy vậy, không phải công sức nào bỏ ra cũng được đền đáp xứng đáng, Ben thừa nhận rằng cố gắng tìm hiểu cô Mía là ai thật sự như việc “mò kim đáy bể” trong thời đại này.

2014 Koganecho Bazaar – Yokohama city -Japan repost . This animation mural is my first experiment and first animation mural happen in Asia. Hopefully can try it again in the future.Bài cũ post lại từ chương trình Koganecho Bazaar 2014 . Đây là thử nghiệm đầu tiên về tranh tường chuyển động và cũng là bức tranh tường chuyển động tại Châu Á. Rất hy vọng sẽ có dịp thử lại một lần tring tương lai

Người đăng: Liar Ben vào 1 Tháng 4 2018

“Mục tiêu trong việc quảng bá và tìm hiểu đã đưa tôi đến gần hơn cơ hội khám phá bí ẩn đằng sau cô Mía,” anh chia sẻ trên một bài viết trong trang Facebook. “Tuy vậy, thật tình tôi phải nói rằng mục tiêu của mình sẽ không thành hiện thực vì phần lớn những nghệ nhân vẽ cô Mía đã qua đời, vì vậy những hình vẽ hiện nay chỉ là sự sao chép lại của quá khứ.”

Từ khi thành lập vào năm 2013, trang của Ben đã trở nên nổi tiếng trên mạng bởi hình ảnh cô Mía, được đóng góp bởi cư dân trên khắp đất nước Việt Nam, và thậm chí từ những nước lân cận như Lào hoặc Campuchia.

Bí ẩn đằng sau cô Mía đã dẫn đến buổi nói chuyện nghệ thuật của Liar Ben, tổ chức bởi Nhà Sàn Collective ở Hà Nội vào năm 2015.

Về phần mình, cô Mía vẫn tiếp tục công việc của mình như một đại sứ thương hiệu cho nước mía và là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà sáng tạo địa phương.

Emoticon minh hoạ Cô Mía thực hiện bởi  Min Non.

Nguồn: saigoneer

Cùng tác giả

#Tag

cô mía min non miss sugarcane rồng phạm việt nam

iDesign Must-try

Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đã sử dụng kỹ thuật của mình để làm nổi bật lịch sử văn hóa phong phú của Việt Nam. Thông qua việc chụp…
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Những ngày Tết đến xuân về thường là dịp để tôn vinh văn hoá truyền thống cũng như hướng về quê hương. Vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam thể…
Nhìn lại những lần Google Doodle tôn vinh văn hoá Việt Nam
Nhìn lại những lần Google Doodle tôn vinh văn hoá Việt Nam
Có thể nói, phở là một niềm tự hào của người dân Việt Nam. Nhưng đây không phải lần đầu tiên tinh hoa nước nhà xuất hiện trên Google Doodle.…
Kim Chi, kiến trúc sư mở thương hiệu thời trang: Không cần phải đi đường thẳng để đến đích
Kim Chi, kiến trúc sư mở thương hiệu thời trang: Không cần phải đi đường thẳng để đến đích
Những năm gần đây đánh dấu sự lên ngôi của các thương hiệu thời trang nội địa, và một thế hệ những nhà thiết kế hay nhà kinh doanh năng…
Rồng Phạm chia sẻ cái khó khi vẽ minh họa sử Việt: ‘Không dễ tìm được tư liệu lịch sử tham khảo’
Rồng Phạm chia sẻ cái khó khi vẽ minh họa sử Việt: ‘Không dễ tìm được tư liệu lịch sử tham khảo’
“Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện cổ tích đã gắn liền với bao thế hệ trẻ thơ Việt Nam. Lần vẽ này mình muốn tham khảo nhiều về cách…
Căn hộ City Oasis/ KA Studio - Trải nghiệm công trình kết nối thiên nhiên và con người giữa Sài Gòn
Căn hộ City Oasis/ KA Studio - Trải nghiệm công trình kết nối thiên nhiên và con người giữa Sài Gòn
CITY OASIS là căn hộ dịch vụ được thiết kế và xây dựng lại từ một tòa nhà cũ với 27 phòng có diện tích khác nhau (từ 24 -…