Blade Runner (1982): Kẻ vĩ đại bị lãng quên (phần 1)

Hãy cùng iDesign “tua” ngược dòng thời gian và cùng phân tích bộ phim kinh điển đã thách thức trí tưởng tượng con người này để tìm ra lý do nhé!

*Cảnh báo: Bài viết có tiết lộ nội dung phim, vui lòng cân nhắc trước khi đọc.

A. Tóm tắt bối cảnh của tiểu thuyết

Thành phố Los Angeles, tháng 11 năm 2019 – Thời kỳ hậu tận thế tương lai, là một đô thị metropolis với những kiến trúc kim tự tháp được thống trị bởi tập đoàn Tyrell. Bao trùm bởi sự tối tăm và những cơn mưa ảm đạm, đám đông rệu rã đang cầu mong chuyển đến hành tinh khác, một thuộc địa ngoài Trái Đất. Hành tinh họ đang sống bị tàn phá nặng nề, động vật đứng bên bờ tuyệt chủng bởi chiến tranh hạt nhân và những cơn mưa phóng xạ trong suốt Thế chiến Terminus. Con người và quần thể trên hành tinh đang bị hoạ diệt vong từ cơn mưa phóng xạ của cuộc chiến.

Đây là một viễn cảnh vị lai (futuristic) được viết ra bởi trí tưởng tượng của tiểu thuyết gia Philip K. Dick – Nhà văn chuyên viết truyện thể loại khoa học-viễn tưởng. Tư tưởng của ông chịu nhiều ảnh hưởng từ George Orwell, Carl Sagan, Arthur C. Clarke và Isaac Asimov.

Chân dung nhà văn Philip K. Dick.

Sứ mệnh của Deckard (lực lượng cảnh sát chuyên tiêu diệt những người máy trốn thoát về Trái Đất) đồng thời của cuốn tiểu thuyết khai thác vấn đề muôn thuở: Bản chất con người là gì? Giữa con người và người máy có gì khác nhau? Câu trả lời chính là cảm xúc. Về cơ bản, tác phẩm của tiểu thuyết gia đã cho thấy được sự khác nhau giữa con người và người máy.

Harrison Ford trong vai Rick Deckard.

Bối cảnh câu chuyện trong tiểu thuyết xoay quanh vịnh San Francisco, một trong những nơi cuối cùng ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ, đặc biệt là từ vùng bán đảo cho đến phía Nam. Các người máy Replicant được chuyên dùng để khai thác, đánh chiếm các hành tinh làm thuộc địa (thuộc địa được nhắc đến trong sách là Mars). Nhưng nhiều trong số Replicant đó không chịu được sự cô lập lẫn bị con người bức ép lao động nên đã trốn về Trái Đất. Những người cảnh sát như Rick Deckard có nhiệm vụ đi săn lùng và tiêu diệt các Replicant trốn thoát. Lực lượng cảnh sát này sẽ đi thu thập và phân tích những xác chết được cho là “andys” hay còn gọi là người nhân bản Replicant.

Thế hệ người máy trước vì trí thông minh hạn chế nên dễ dàng bị cảnh sát truy lùng. Sự phát triển công nghệ, cải thiện cho thế hệ người máy đời sau đã gây khó khăn cho cảnh sát. Lực lượng săn tìm phải áp dụng bài kiểm tra Voigt-Kampff. Bằng cách đặt câu hỏi và dựa trên khả năng đồng cảm, bài kiểm tra sẽ phân biệt đâu là người thật với người nhân bản. Thông thường vì Replicant không có nhiều sự đồng cảm nên họ sẽ không trả lời được hay trả lời chậm hơn so với con người thật.

Thiết bị dùng cho bài kiểu tra Voigt-Kampff.

Người nhân bản bị cấm đến Trái Đất, các Replicant như đã đề cập trên được con người sử dụng cho việc khai thác và chiến tranh vũ trụ. Nhưng có những Repicant chống lại lệnh cấm, trốn thoát về Trái Đất và họ bị truy lùng bởi “Blade Runners”. Cốt truyện tập trung vào cảnh chạm trán giữa Replicant và Blade Runner. Đại diện cho các Blade Runner là Rick Deckard (Harrison Ford thủ vai trên phiên bản điện ảnh), người nhận nhiệm vụ truy lùng người nhân bản.

idesign bladerunner
Xe bay và khung cảnh metropolis điển hình trong “Blade Runner”.

B. Philip K. Dick và Ridley Scott: Từ tiểu thuyết đến màn ảnh

Hầu hết các tác gia về thể loại viễn tưởng đều có nhiều ý tưởng sáng tạo mới nhưng Dick lại có một sự khác biệt, đó là tầm nhìn. Tầm nhìn tương lai của ông trong tiểu thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi nó là niềm cảm hứng cho công ty Uber. Đa số các tiểu thuyết viễn tưởng của Dick đều chứa đựng tầm nhìn về tương lai và những câu hỏi chủ đề mang nhiều tính triết học: “Thực tại là gì?” và “Con người là gì?”. Cũng như nhiều người khác đã làm bao gồm cả bản thân Dick, các tác phẩm chỉ mới chạm đến bề mặt của vấn đề mà ông đề cập đến. Để thực sự thấu hiểu tầm nhìn của ông, chúng ta hãy cùng phân tích thêm.

Được chuyển thể từ tiểu thuyết viễn tưởng “Do androids dream of electric sheep?” (Người máy có mơ về cừu máy?), bộ phim “Blade Runner” được đạo diễn bởi Ridley Scott và phim ra mắt công chúng năm 1982. Trái ngược với sự kỳ vọng trở thành bộ phim “bom tấn”, “Blade Runner” thất bại thảm hại. Phim không được nhiều fan hâm mộ chào đón mặc dù được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, sử dụng nhiều kỹ xảo tiên tiến. Mãi cho đến gần đây, qua nhiều phiên bản làm lại, bộ phim mới được công nhận vào hàng “cult classic” – kiểu phim độc đáo, phim thiêng sở hữu những cách thể hiện và tư tưởng mới lạ so với thời đại.

“Blade Runner” thuộc thể loại neo-noir (những phim có xu hướng triết lý phức tạp, đòi hỏi người xem phải suy nghĩ nhiều). Đây cũng là tiểu thuyết giúp Philip K. Dick gây được sự chú ý của Hollywood và mở ra xu hướng tiểu thuyết chuyển thể cho các tác phẩm sau này của ông. Đáng chú ý là Minority Report (2002) và Total Recall (1990). Đạo diễn Ridley Scott kỳ vọng khá nhiều về “Blade Runner”, ông coi nó như là một dự án cá nhân của riêng mình. Có lẽ chính vì vậy, ông liên tục “làm lại” bộ phim nhiều lần để có thể đến gần với khán giả hơn. Năm 1993, “Blade Runner” được Viện phim Mỹ được chọn để lưu giữ vào Thư viện Quốc hội vì giá trị “văn hoá, lịch sử, và thành tựu về thẩm mỹ”.

idesign bladerunner 2
Đạo diễn Ridley Scott và Harrison Ford trên phim trường.

Ban đầu, nhân vật chính Rick Deckard không phải do Harrison Ford thủ vai. Thay vào đó là những nam diễn viên nổi tiếng khác được chọn như Gene Hackman, Sean Connery, Jack Nicholson, Paul Newman, Clint Eastwood, Tommy Lee Jones, Arnold Schwarzenegger, Al Pacino, và Burt Reynolds. Vai thủ lĩnh người nhân bản Replicant – Roy Batty do Rutger Hauer thủ vai chính. Vai diễn như được “đo ni đóng giày” cho Rutger Huer và được chính nhà văn Dick khen ngợi “như bước từ tiểu thuyết ra”.

Điều thú vị là mặc dù được thủ vai chính nhưng Harrison Ford không hào hứng nhiều với bộ phim lẫn vai diễn của ông. Ngược lại, dấu ấn chính – “spotlight” của bộ phim thuộc về thủ lĩnh Replicant – Hauer. Làm sao một vai diễn người máy lại mang nhiều cảm xúc như con người trong khi Deckard, vai diễn người thật thì lại lạnh lùng, ít cảm xúc như thế?

“Đây là một trong những câu hỏi tôi được hỏi nhiều nhất. Chuyện gì xảy ra nếu lực lượng Replicant lại mang tính ‘người’ hơn chính con người? Bạn có thể nói được sự khác nhau giữa họ? Tôi nghĩ là không. Có phải viễn cảnh của Pris, kỉ niệm đáng nhớ của cô, tất cả đặc tính này khiến cô là con người”, Rutger Hauer chia sẻ.

Điều gì khiến Pris rất “người”?

Mặc dù là người theo chủ nghĩa hoài nghi về những gì Hollywood đã làm trước kia, Dick vẫn khen ngợi thế giới mà đạo diễn Ridley Scott tạo ra trong phim chính xác như những gì ông tưởng tượng. Dick nói, “Khi thấy được phần hiệu ứng đặc biệt của Douglas Trumbull trong ‘Blade Runner’ trên kênh thời sự KNBC-TV, tôi nhận ra nó ngay tức thì. Nó đúng là thế giới mà tôi tạo ra. Họ tái hiện nó một cách hoàn hảo.” Ông đồng thời khen ngợi kịch bản phim “Sau khi tôi đọc kịch bản phim và đối chiếu với tiểu thuyết. Cả hai đều không quá khác nhau. Người đã đọc và yêu thích tiểu thuyết trước vẫn yên tâm thưởng thức được bộ phim. Người đã xem và yêu thích bộ phim trước sẽ vẫn thích thú khi đọc sách.” Tiếc thay, chưa nhận được sự danh tiếng nào thì ông đã qua đời vài tuần trước khi bộ phim ra mắt năm 1982.

C. Chủ đề, bầu không khí chủ đạo trong phim

Mọi người thường hỏi tôi “Vì sao ‘Blade Runner’ là bộ phim yêu thích nhất mọi thời đại?” Có nhiều lý do tôi chọn “Blade Runner” là bộ phim “đỉnh” nhất. Đặc biệt phần nhạc phim của nhạc sĩ Hy Lạp Vangelis. Nó thể hiện đúng bầu không khí ảm đạm, u tối mà bộ phim muốn truyền tải. Đó là điều hiếm khi tôi thấy ở những bộ phim khác khi mà không khí trong phim không đóng vai trò chủ đạo. Nét tăm tối được thể hiện qua kỹ thuật quay phim và “Blade Runner” mô phỏng gần như chính xác từ tiểu thuyết ra ngoài đời thực. Bằng cách sử dụng văn học, biểu tượng tôn giáo, chủ đề kịch nghệ cổ điển và phim noir, bộ phim nói về những tác động của công nghệ đối với môi trường và xã hội tương lai bằng cách tiếp cận quá khứ. Căng thẳng xung đột giữa quá khứ, hiện tại và tương lai được thể hiện rõ nét trong “Blade Runner”, khi công nghệ cao ngự trị nhiều nơi ngoại trừ Trái Đất suy tàn và già cỗi.

idesign blade runner 1982 06
Viễn cảnh thế giới tương lai ở năm 2019.

Hiện diện trong suốt bộ phim là cảm giác hoang mang và hoang tưởng rộng khắp thế giới: quyền lực của các tập đoàn, cảnh sát dường như ở khắp mọi nơi, xe và đèn theo dõi cùng với tiến bộ trong y sinh học cho phép ký ức con người được “cấy ghép” vào những Replicant.

Môi trường được kiểm soát trên toàn khu vực rộng lớn, sự vắng mặt của nhiều đời sống tự nhiên, các loài động vật được tạo ra như những món đồ, hàng hoá trao đổi. Bối cảnh đầy áp bức này lý giải vì sao nhiều người rời khỏi Trái Đất để đi đến những hành tinh thuộc địa. Một dự đoán nổi tiếng thập niên 1980s là nền kinh tế Mỹ bị Nhật Bản vượt mặt cũng được đưa vào phim bằng những tình tiết như đô thị tràn ngập văn hoá Nhật Bản và quảng cáo của các tập toàn Nhật Bản ở L.A 2019. Những điều này mang lại bầu không khí đặc trưng của “Blade Runner” với chủ đề nhân bản. Để lực lượng cảnh sát truy tìm các Replicant, họ sử dụng bài kiểm tra bằng những câu hỏi tập trung vào sự đồng cảm – chỉ số thể hiện tính “người” của một ai đó. Người nhân bản Replicant được đặt cạnh với con người trong một phép so sánh. Trong lúc Replicant dường như tỏ được lòng trắc ẩn và quan tâm lẫn nhau, thì con người lại như những giống loài vô cảm, không có nhân tính. Bộ phim vượt khỏi tư tưởng thời đại đến mức nhiều người tự vấn liệu cảnh sát Deckard có phải là người nhân bản và đồng thời buộc khán giả băn khoăn suy nghĩ về bản chất thật của con người…
(còn tiếp…)

*Đón đọc phần 2 để tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của “Blade Runner” đến văn hoá đại chúng và nó đã trở thành tượng đài của dòng phim khoa học viễn tưởng như thế nào nhé!

Nguồn: Funkyjeff77
Dịch: Bobby

Cùng tác giả

#Tag

blade runner chủ nghĩa vị lai movie inspiration neo-noir phim kinh điển tua phim

iDesign Must-try

Nghệ sĩ Vị lai vĩ đại nhất: Umberto Boccioni (Phần 1)
Nghệ sĩ Vị lai vĩ đại nhất: Umberto Boccioni (Phần 1)
Ngày nay, dường như chủ nghĩa Vị lai (Futurism) là một khái niệm rất quen thuộc trong văn hoá đại chúng với nhiều sản phẩm tiêu dùng và giải trí,…
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Trong phần thứ 3 cũng là phần cuối cùng của chuỗi bài về chủ nghĩa Vị lai, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của trào lưu xếp…
Chủ nghĩa Vị Lai (phần 2)
Chủ nghĩa Vị Lai (phần 2)
Trong phần thứ hai của chuỗi ba bài về trào lưu chủ nghĩa Vị lai, chúng ta tìm hiểu về các khái niệm và phương tiện của trào lưu, những…
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 1)
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 1)
Chủ nghĩa Vị lai (Futurism), thể hiện ngay trong tên gọi của nó – hoàn toàn hướng về thời đại hiện đại, ca tụng nó, say mê nó (“một chiếc…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…