Tiếng nói của ngành thêu qua dấu ấn của 10 nghệ sĩ thêu hiện đại

Tác phẩm của Sol Kesseler (Bugambilo) là một ví dụ áp dụng các kỹ thuật thêu dập từ hàng trăm năm trước.

Cô sử dụng phong cách “blackwork”, có từ thế kỷ 16. Phong cách này sử dụng sợi chỉ mỏng màu đen để định hình đường nét các hình ảnh và hoạ tiết, na ná bản vẽ các đường nét chính. Bugambilo sẽ hoàn thành tiếp bức chân dung và các mũi khâu theo blackwork, đáng chú ý nhất là những chi tiết trên khuôn mặt. Nhưng cô ấy làm cho nó mới mẻ hơn bằng cách kết hợp các hoạ tiết trừu tượng, màu sắc tươi sáng, và các mũi thêu khác vào tác phẩm của mình.

Dưới đây là 10 nghệ sĩ thêu thùa nối tiếng thời hiện đại. Và đây không phải là lần duy nhất chúng tôi giới thiệu về ngành thêu này; vào năm 2016, 10 nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực cùng các tác phẩm của họ đã được tôn vinh.

1. LAURA MCKELLAR

Những tác phẩm của Laura McKellar được bắt đầu trên máy tính và hoàn thành trên tác phẩm thực tế

Laura McKellar kết hợp nhiếp ảnh và thêu thùa, tạo nên những bức chân dung đặc biệt cho mọi người. Điều này được cô nuôi dưỡng từ thời thơ ấu; khi cô tham gia học nhiếp ảnh và may. Sau đó, Laura được đào tạo chính quy như một nhà thiết kế đồ họa và hiện cô cũng áp dụng công nghệ vào quá trình sáng tạo của mình.

Những tác phẩm này được bắt đầu trên máy tính bằng cách tạo ảnh nghệ thuật từ các hình ảnh thu thập được, sau đó in kỹ thuật số và cuối cùng là thêu thêm các họa tiết“, cô viết trên trang web như vậy. Những tác phẩm chi tiết phức tạp này xứng đáng với công sức của Laura khi cô đã tạo ra những tác phẩm thủ công tuyệt đẹp, gợi lên cảm xúc những ngày thơ ấu của một đứa trẻ được nhận quà trong ngày sinh nhật và Giáng sinh.

2. MARYAM ASHKANIAN

Dự án “Sleep Series” (Những giấc ngủ) của Maryam Ashkanian vẫn đang được tiếp tục

Những nghệ sĩ thêu đương đại có rất nhiều ý tưởng khác lạ. Nghệ sĩ người Iran, Maryam Ashkanian, đã sáng tạo những tác phẩm của cô trên gối ngủ, được gọi là “Sleep Series” (Những giấc ngủ) với các mũi thêu khắc họa những hình ảnh về một giấc ngủ sâu. Các đường thêu mang tính tự phát của cô, bạn sẽ tìm thấy trong một quyển phác thảo; những đường nét điên cuồng chồng chéo lên nhau hàm ý chiều sâu thị giác và các đường viền tối. Ngoài những nét thêu thường gặp, Ashkanian còn tưởng tượng chúng ta đang mơ như một cách khác để tương tác với những gì nằm ngoài chúng ta. “Hình ảnh của chúng ta trong những giấc mơ được tiết lộ với những bằng chứng đúng đắn nhất; đó là hình tượng ban đầu đưa chúng ta với thế giới bên ngoài”.

3. SHEENA LIAM

Sheenna Liam chưa bao giờ nghĩ rằng bà sẽ làm nghề thêu thùa

Những tấm ảnh chân dung của Sheena Liam trông giống như người mẫu đã sẵn sàng cho một buổi chụp hình. Sự chú trọng nghệ thuật vào việc tạo dáng và cái đẹp thật sự có ý nghĩa đối với lịch sử thêu thùa của Liam; Liam chia sẻ cô đã tạo nên các tác phẩm trong chuyến du lịch làm người mẫu. Có lẽ những trải nghiệm thực sự của cô với các kiểu tóc khác nhau đã tạo nguồn cảm hứng cho đặc điểm nổi bật nhất trong tác phẩm của cô – Liam đã dùng chính các sợi chỉ thêu lỏng trên mặt vải và tạo kiểu tóc giống như một búi tóc thật .

4. MIKA HIRASA

Tác phẩm này của Mika Hirasa được thiết kế dựa trên tập truyện Aesop’s Fables

Mika Hirasa thiết kế các minh họa tường thuật bằng cách kết hợp thêu và đính. Đính cũng giống như cắt dán vậy, nhưng đính sử dụng vải. Trong trường hợp của Hirasa, cô ấy cắt miếng vải ra và đính nó vào một mảnh vải lớn hơn bằng các đường khâu. Thêu, trong các tác phẩm của cô, được ví như bút hoặc bút chì; nhấn mạnh vào các chi tiết đẹp mang lại sự gắn kết với cuộc sống.

5. BUGAMBILO

Bugambilo thường chia sẻ các tác phẩm của cô theo từng tiến trình thực hiện

Sol Kesseler, hay còn gọi là Bugambilo, sáng tạo lại các bức chân dung bằng cách kết hợp các đường khâu tinh tế với các hoa văn trừu tượng cùng tông màu đậm. Đường chỉ màu đen được xử lý như một cây bút, thiết kế các đường nét “nhỏ” và mang nhiều sắc thái khác nhau. Phong cách này chỉ là một trong rất nhiều phong cách mà Bugambilo theo đuổi; trên trang web bán hàng của mình, Bugambilo bán rất nhiều phong cách tác phẩm, từ những chú mèo con nhỏ xíu đến các bức tranh lớn thêu hoa văn.

6. TRUEFORT

Bên cạnh các cây xương rồng, TrueFort có một bộ sưu tập của những chiếc xe đạp thêu hoa

True Fort là tên phòng thu của Walker Boyes. Tự nhận xét mình là một nhiếp ảnh gia “không ngừng sáng tạo”, nghệ sĩ thêu và nhà thiết kế họa tiết mẫu, cửa hàng của anh hầu như chỉ trưng bày các tác phẩm thêu của mình. Không giống như những nghệ sĩ khác, Boyes sử dụng chất liệu vải canvas. Khi hoàn thành, các tác phẩm được treo trên tường giống như một bức tranh vẽ.

7. HUMAYRAH BINT ALTAF

Humayrah Bint Altaf theo học ngành may vá tại trường Hoàng gia Anh ở Anh.

Chúng ta thường nghĩ thêu thùa chỉ là việc sử dụng những sợi chỉ, nhưng nó bao gồm nhiều hơn thế. Xâu chuỗi và thiết kế các tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại là một hình thức khác mà “sợi chỉ” có thể làm được. Humayrah Bint Altaf đã tạo ra các con côn trùng điêu khắc bằng cách sử dụng dây và lớp đệm để tạo ra hiệu ứng thân trên cơ thể côn trùng. Quá trình tỉ mỉ này cũng bao gồm việc cắt các dải kim loại riêng lẻ thành từng kích thước nhất định và sau đó sử dụng sáp ong để ghép chúng vào vị trí. Ngoài dây, cô ấy còn sử dụng chuỗi và hạt vàng đồng, lam để hoàn thành tác phẩm.

8. DANIELLE CLOUGH

Những tác phẩm lạ của Danielle Clough nhận được sự tán thưởng trên toàn thế giới

Một nghệ sĩ khác cũng có những suy nghĩ mới lạ, Danielle Clough, sử dụng vợt tennis cũ như một loại vải độc đáo. Cô đã có ý tưởng này sau khi nhìn thấy một mô hình trái tim trò chơi trên mặt lưới. “Tôi nghĩ, ‘Tôi có thể làm điều đó.’ Nhưng theo cách riêng của tôi”, cô nhớ lại. Cô đã sáng tạo các hình ảnh nghệ thuật trên mặt vợt giống dạng hình trắng-đen, rồi sau đó dùng chỉ “tô màu” bức hình đó.

9. BIRDS AND BEESTINGS

Những con rắn màu ngọc bích lấp lánh được là nhờ vào chất liệu sequins

Emily Parkinson là người phụ nữ đằng sau Birds and Beestings, một thương hiệu tự cho mình là “đồ lót vui tươi”. Sử dụng chỉ thêu và sequins, những chiếc áo lót thủ công của Parkinson có hình ảnh các nhân vật, nấm và thực vật bao phủ phần trung tâm của mỗi mu áo lót. “Hãy kết hợp nó với phong cách yêu thích của bạn”, cô nói, “mặc nó như một bikini hạng sang, hoặc mặc nó lấp ló sau một chiếc áo kiểu”.

10. MOLLY STERN

Sau khi hoàn thành tác phẩm thêu này, Molly Stern biến nó thành một miếng vá.

Molly Stern lấy cảm hứng từ các bản thảo vàng son và biến chúng thành những hình thêu nhỏ và chi tiết. Phần đặc biệt này là từ quyển sách “Book of Hours” (Quyển sách thời gian) và nổi bật với bức tranh “Hell Mouth”, xuất hiện trong quyển sách. Tuy nhiên, văn học thời Trung cổ không phải là tất cả những gì truyền cảm hứng cho Stern. Tác phẩm mới nhất của cô đang trong tiến trình là bắt nguồn từ The Story of the Vivian Girls (“Câu chuyện về những cô gái Vivian”) của Henry Darger, trong quyển “What Is Known as the Realms of the Unreal” (Những gì được biết đến là bản chất của sự giả dối).

Tác giả: Sara Barnes
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: illusion.scene360

Cùng tác giả

#Tag

giới thiệu nghệ sĩ nghệ thuật phong trào nghệ thuật và thủ công thêu thùa thủ công đồ thủ công

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…